Ăn Rau Muống Có Bị Sỏi Thận Không? Cách Giảm Nguy Cơ Bị Sỏi Khi Ăn Rau Muống

Ăn rau muống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận do chứa hàm lượng lớn acid oxalat - tác nhân chính gây bệnh. Theo các chuyên gia, ăn rau muống nhiều sẽ gia tăng acid oxalat đi vào cơ thể, kết hợp với canxi tạo thành canxi-oxalat, tức sỏi thận, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.

Ăn rau muống có bị sỏi thận không?

Mặc dù chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng trong rau muống lại có hàm lượng lớn oxalat – Một trong những nhân tố gây nên sỏi thận. Mặc dù không phải 100% người ăn rau muống đều bị sỏi thận nhưng ăn thường xuyên sẽ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Lý giải kỹ hơn về nguy cơ này, các chuyên gia cho biết oxalat khi đi vào cơ thể, chúng sẽ lắng đọng trong nước tiểu. Oxalat gặp canxi liền kết hợp tạo thành chất rắn canxi-oxalat, tức sỏi thận. Ăn càng nhiều rau muống, oxalat đi vào cơ thể càng lớn, nguy cơ hình thành và tăng sinh sỏi thận càng cao.

Ăn rau muống làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
Ăn rau muống làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận

Mặt khác, rau muống chủ yếu được trồng tại những vùng nước bẩn nhiều ký sinh trùng. Điều này không chỉ khiến người ăn có nguy cơ bị sỏi mà còn gặp nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa nếu rau không được xử lý sạch, chế biến kỹ.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là:

  • Ăn rau muống không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sỏi thận mà chỉ là một trong những tác nhân tăng nguy cơ mắc bệnh cho người ăn.
  • Nguy cơ mắc sỏi thận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chế độ ăn uống, lối sống và di truyền.

Người bị sỏi thận có nên ăn rau muống không?

Nếu ăn rau muống làm tăng nguy cơ bị sỏi thận ở người bình thường thì liệu người đã bị sỏi thận trước đó có nên ăn hay không? Câu trả lời là không vì điều này sẽ tạo điều kiện cho sỏi thận phát triển nặng hơn.

Bên cạnh việc kiêng khem rau muống, người bị sỏi thận cũng nên tránh ăn những loại rau có hàm lượng oxalat cao như rau dền, rau cải, cần tây, tỏi tây, củ cải, khoai lang, đậu xanh, đậu bắp, đậu tương, rau cải xoăn, rau bina (cải bó xôi), bắp cải, rau cải thìa, cải xoong, củ cải đường, ớt, bí, rau diếp, rau mồng tơi, cây mù tạt, cà chua, cà rốt, cà tím, đậu đũa,…

Không chỉ người sỏi thận, những người bị viêm nhiễm đường tiết niệu, người huyết áp cao, người bị vết thương mềm, người thân thể hư hàn suy nhược cũng nên tránh sử dụng rau muống giàu axit oxalic nếu không muốn bệnh tình trở nên nặng hơn.

Người bị sỏi thận không nên ăn rau muống
Người bị sỏi thận không nên ăn rau muống

Cách giảm nguy cơ bị sỏi thận khi ăn rau muống

Rau muống là món ăn quen thuộc, được sử dụng phổ biến nên rất khó để mọi người có thể kiêng hoàn toàn. Mặt khác, bản thân rau muống cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ máu, cung cấp năng lượng, vi lượng và vi khoáng, insulin cần thiết cho cơ thể.

Vì thế, để hấp thụ đủ chất mà vẫn đảm bảo giảm nguy cơ bị sỏi thận khi ăn rau muống, bạn có thể áp dụng những cách sau:

  • Ăn rau muống với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất 2 lít nước.
  • Ăn rau muống với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ mắc sỏi thận.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa chua, pho mát và các loại rau lá xanh.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Như vậy, ăn rau muống có thể bị sỏi thận nếu không kiểm soát chế độ ăn hợp lý. qua bài viết này, mọi người nên đặc biệt lưu ý những điều này và hãy tham khảo thêm về các chế độ dinh dưỡng dành cho người sỏi thận để có thể xây dựng thực đơn phù hợp nhất với sức khỏe của mình, giúp bệnh mau khỏi.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android