Bệnh Á Sừng Có Chữa Được Không?
Bệnh á sừng có thể được kiểm soát và giảm triệu chứng thông qua các biện pháp chăm sóc da và điều trị, nhưng không có phương pháp chữa trị dứt điểm. Việc giảm triệu chứng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh.
Á sừng là bệnh lý da liễu khá phổ biến, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe thẩm mỹ. Vậy bệnh á sừng có chữa được không, phương pháp chữa trị nào hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây của Vietmec Group.
Bệnh á sừng có chữa được không, cách chữa thế nào?
Bệnh á sừng có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó dị ứng, di truyền, vệ sinh da kém,… là những lý do hàng đầu. Nếu như không phát hiện sớm và điều trị cũng như chăm sóc da đúng cách thì bệnh sẽ ngày một nặng hơn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, chưa có phương pháp nào giúp trị dứt điểm bệnh. Những cách thức chữa trị chỉ giúp đẩy lùi triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Tuy nhiên, nếu phát hiện bệnh từ sớm thì những triệu chứng sẽ được xử lý nhanh chóng và dứt điểm.
Nếu đang bị á sừng với nhiều triệu chứng khó chịu, bạn có thể tham khảo một số cách chữa trị sau đây:
Chữa á sừng đơn giản ngay tại nhà
Nếu trong trường hợp bệnh á sừng ở thể nhẹ, chưa có nhiều triệu chứng nguy hiểm, bạn có thể dùng các mẹo dân gian tại nhà. Nhìn chung, cách chữa này khá tiết kiệm, an toàn và dễ thực hiện tại nhà, cho kết quả khá tốt. Tuy nhiên để nhận thấy rõ sự thay đổi trên da thì bạn cần một khoảng thời gian dài.
Một số mẹo đẩy lùi á sừng bằng thảo dược tự nhiên tại nhà gồm:
Sử dụng lá lốt
Lá lốt là dược liệu có tính sát khuẩn tốt và được dùng nhiều để chữa các bệnh về da liễu. Sử dụng lá lốt sẽ giúp da mềm hơn, khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn bệnh tiến triển nặng hơn. Để trị á sừng cùng lá lốt, bạn có thể dùng để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
Cách thực hiện
- Rửa sạch khoảng 20 – 30 lá lốt rồi ngâm cùng nước muối để loại hết bụi bẩn.
- Vò nát lá lốt rồi cho vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước.
- Đun trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ sau khi nước đã sôi.
- Sử dụng nước thu được để uống hoặc để tắm mỗi ngày.
Sử dụng tỏi chữa bệnh
Tỏi có chứa nhiều Ajoene, Diallyl Sulfide giúp chống viêm và kháng khuẩn khá tốt. Ngoài ra, lượng vitamin C và Selen trong tỏi có thể giúp những tổn thương hồi phục nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng.
Cách thực hiện
- Tỏi lột vỏ rồi rửa sạch sau đó giã nát.
- Đắp tỏi lên vùng da bị á sừng rồi lấy băng gạc cố định lại.
- Sau 10 phút thì gỡ ra và rửa sạch lại vùng da cùng nước.
Lá chè xanh
Là chè xanh giúp đẩy lùi tình trạng nóng trong, xử lý những tổn thương trên da do bệnh á sừng gây ra. Các chất chống oxy hóa, vitamin trong lá chè cũng giúp thanh nhiệt và làm dịu da khá tốt. Khi sử dụng bạn sẽ thấy vùng da bị tổn thương liền sẹo nhanh chóng.
Cách thực hiện
- Lấy 1 nắm lá chè xanh ngâm trong nước muối cho sạch bụi bẩn.
- Vò nát lá trà rồi đun cùng 2 lít nước.
- Sau 10 – 15 phút đổ ra chậu và hòa thêm chút nước lạnh để rửa vùng da bị bệnh.
Các cách chữa á sừng tại nhà trên đây chỉ nên áp dụng 2 – 3 lần mỗi tuần, không áp dụng quá nhiều lần.
Đẩy lùi bệnh á sừng bằng thuốc Tây y
Bệnh á sừng có chữa được không nếu dùng thuốc Tây y? Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc, kem bôi ngoài da có thể giúp đẩy lùi những tổn thương trên da, giúp bệnh á sừng thuyên giảm, ngăn ngừa những triệu chứng nguy hiểm.
- Thuốc đường uống: Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng, thuốc kháng nấm,… là những nhóm được sử dụng để chữa á sừng. Tùy theo độ tuổi, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Đây là những thuốc giúp cải thiện tình trạng da sừng hóa, đóng vảy hoặc nứt nẻ. Thường những loại này chỉ được dùng nếu có hướng dẫn từ bác sĩ.
- Thuốc bôi ngoài da: Kem bôi corticoid, thuốc mỡ Nizoral, thuốc Acid Salicylic,… là những sản phẩm giúp cải thiện tình trạng bong tróc da, ngăn bệnh lan rộng và hạn chế tình trạng da bị bội nhiễm. Một số kem bôi nếu dùng thời gian dài sẽ gây mòn da, dị ứng da nên bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn.
- Kem dưỡng ẩm: Người bệnh có thể bổ sung các loại kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mại hơn, bổ sung đủ nước cho da và hạn chế tình trạng da bong tróc, nứt nẻ. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm cũng giúp tăng cường sức khỏe, tạo hàng rào bảo vệ da, giúp các tác nhân xấu không thể xâm nhập và làm tổn thương da.
Sử dụng thuốc Tây y chữa á sừng có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Vậy nên trước khi dùng bất kỳ thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Thuốc Đông y chữa á sừng
Theo quan điểm của Đông y, bệnh á sừng xuất phát từ bên trong cơ thể. Nói cách khác, chức năng gan và thận bị rối loạn nên gây nóng trong và làm độc tố tích tụ lại dưới da. Từ đó bệnh á sừng hình thành (nếu bị phong hàn, ngoài tà thì càng có nguy cơ cao mắc bệnh).
Đông y điều trị bệnh dựa theo cơ chế: Xử lý dứt điểm những triệu chứng và nâng cao sức đề kháng để bệnh không tái phát. Thông thường, các bài thuốc Đông y sẽ dùng những dược liệu tự nhiên nên kết quả điều trị sẽ không nhanh như dùng thuốc Tây y. Bù lại, bệnh khỏi vĩnh viễn, không gặp tác dụng phụ trong quá trình dùng và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.
Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh á sừng phổ biến có thể kể đến như:
Bài thuốc số 1
- Nguyên liệu: 500gr mang tiêu, khô phàn, xuyên tiêu, cúc hoa dạ.
- Cách thực hiện: Nguyên liệu đã chuẩn bị đem rửa sạch rồi cho vào ấm sắc trong khoảng 30 phút. Sử dụng nước thu được để ngâm rửa vùng da bị á sừng mỗi ngày.
Bài thuốc số 2
- Nguyên liệu: Dã cúc khoa, hỏa tiêu, phác tiêu, khô phàn.
- Cách thực hiện: Tất cả vị thuốc rửa sạch rồi cho vào ấm đun đến khi còn 1/2 nước ban đầu thì tắt bếp. Phần nước thu được dùng để ngâm rửa mỗi ngày sẽ giúp da mềm hơn, triệu chứng bệnh hết dần.
Những lưu ý trong chữa trị cũng như phòng bệnh á sừng
Nhìn chung với thắc mắc bệnh á sừng có chữa được không thì chúng ta cần xem xét đến nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của người bệnh. Để giúp đẩy nhanh quá trình chữa trị, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn cần lưu ý những điều như sau:
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn và nên tắm rửa, thay quần áo mỗi ngày.
- Không nên tiếp xúc quá lâu với những tác nhân gây dị ứng, đặc biệt là các loại hóa chất, xăng dầu hay xà phòng.
- Tùy theo tình hình sức khỏe mà chọn phương pháp điều trị phù hợp, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Nếu dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc đường uống thì phải tuân theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, không dùng quá liều cho phép.
- Hãy dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày để giúp da luôn ẩm mượt, mịn màng, hạn chế tối đa tình trạng da khô, da bị sừng hóa hoặc bong tróc.
- Uống nhiều nước và ăn nhiều các loại rau củ quả để giúp da khỏe mạnh hơn, tránh xa những đồ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, đậu phộng,…
- Nếu dùng các mẹo dân gian chữa bệnh thì nên lựa những dược liệu sạch, đảm bảo an toàn và cơ thể người bệnh không bị ứng với dược liệu đó.
- Nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và hạn chế những suy nghĩ tiêu cực.
- Nếu trong quá trình điều trị có bất kỳ bất thường nào thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
Hy vọng qua những thông tin trong bài viết bạn đọc đã trả lời được câu hỏi bệnh á sừng có chữa được không và có thêm kiến thức về những cách đẩy lùi triệu chứng của bệnh. Á sừng là bệnh ngoài da khá phổ biến, để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống, vậy nên bạn cần sớm phát hiện để việc điều trị đơn giản, dễ dàng và có hiệu quả cao.