Chàm Sữa Có Để Lại Sẹo Không? Cách Tránh Hình Thành Sẹo Hiệu Quả
Chàm sữa có thể để lại sẹo nếu mức độ tổn thương da nghiêm trọng, điều trị bệnh không đúng cách. Ngược lại, nếu tình trạng bệnh lý nhẹ, có phương pháp chữa trị đúng chuẩn sẽ không để lại sẹo trên da bé.
Chàm sữa có để lại sẹo không?
Chàm sữa là một dạng bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Bệnh không lây nhiễm nhưng gây ngứa, dễ tái phát và làm tổn thương da bé. Chàm sữa không gây sẹo 100% ở trẻ nhỏ nhưng dễ hình thành trong trường hợp da bị tổn thương nặng hoặc cách điều trị không hiệu quả.
Theo đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ để lại sẹo cho bé bị chàm sữa là:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Chàm sữa nhẹ thường không để lại sẹo. Tuy nhiên, chàm sữa nặng có thể gây tổn thương da sâu hơn và dẫn đến sẹo.
- Việc gãi hoặc chà xát: Gãi hoặc chà xát da bị chàm sữa có thể làm tổn thương da và dẫn đến sẹo.
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng da do chàm sữa có thể làm tăng nguy cơ để lại sẹo do khuẩn bệnh xâm nhập và làm tổn thương da sâu.
- Cách điều trị: Cha mẹ chủ quan không điều trị kịp thời hoặc chữa trị không đúng theo phác đồ có thể khiến tình trạng bệnh của bé thêm nặng, tăng nguy cơ hình thành sẹo trên da.
Các dạng sẹo phổ biến mà chàm sữa có thể gây ra
Hậu quả của việc điều trị không kịp thời hoặc sai cách sẽ khiến vết chàm để lại sẹo trên da bé. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ và sự tự tin sau này của trẻ. Dưới đây là một số loại sẹo phổ biến mà chàm sữa có thể gây ra, bao gồm:
- Sẹo rỗ: Loại sẹo này có nguồn gốc từ những nốt mụn nước li ti. Chúng thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh chàm. Mụn nước mọc thành từng đám dày đặc kéo theo cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu và phải dùng tay để gãi. Từ đó làm vùng da tổn thương bị trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng gây sẹo rỗ.
- Sẹo thâm: Xảy ra chủ yếu ở những trẻ bị chàm sữa mãn tính. Bệnh sẽ tái phát nhiều lần ở cùng một vị trí. Dần dần khu vực da này sẽ chuyển màu sẫm hơn gây ra sẹo thâm. Loại sẹo này có thể mờ đi nhưng cần được điều trị trong thời gian dài và tốn công sức.
- Sẹo lồi: Chúng là loại sẹo khó điều trị triệt để nhất trong cả 3 dạng. Sẹo lồi thường xuất hiện do chế độ ăn uống thiếu khoa học, không kiêng cữ đúng cách.
Các biện pháp phòng tránh nguy cơ chàm sữa để lại sẹo
Để không phải lo lắng về việc chàm sữa có để lại sẹo không, các mẹ nên áp dụng những biện pháp phòng tránh sau đây:
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên hoặc đẹp bao tay để bé không gãi lên các vết chàm. Từ đó tránh được việc những vùng da tổn thương bị trầy xước gây nhiễm trùng và sẹo.
- Các mẹ chỉ nên tắm cho bé bằng nước ấm hoặc với những loại lá từ tự nhiên lành tính.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ như khu vực phòng ngủ, vui chơi thật sạch sẽ. Điều này sẽ cho trẻ tránh khỏi dị ứng bởi các tác nhân gây bệnh như phấn bảng, khói bụi…
- Không cho bé ăn những thực phẩm dễ gây kích thích da bao gồm đậu nành, hải sản…
- Cha mẹ nên cho bé mặc những loại quần áo rộng rãi, thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Chúng sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tối đa nguy cơ bị kích ứng da.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Bao gồm các loại vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng của bé. Cũng như thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp làn da mau chóng khỏe mạnh.
Như vậy nguy cơ chàm sữa để lại sẹo trên da bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. qua những chia sẻ trên mong phần nào giúp bạn biết được cách chữa trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa sẹo tốt nhất. Trường hợp, trẻ bị chàm sữa lâu ngày không hỏi, cha mẹ nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và áp dụng cách điều trị phù hợp nhất.