Bệnh Chàm Có Lây Không? Cách Hạn Chế Tái Phát Hiệu Quả
Bệnh chàm da (Eczema) không có tính lây nhiễm chéo giữa người với người khi tiếp xúc nhưng lại là bệnh di truyền trong trường hợp căn nguyên gây bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch hoặc tiết tố của người bệnh.
Bệnh chàm có lây không?
Bệnh chàm da (hay Eczema) là một bệnh da liễu gây ngứa rát, nổi mụn nước và sần bề mặt da thường gặp. Chàm không có tính lây nhiễm khi tiếp xúc nhưng lại là bệnh di truyền trong trường hợp căn nguyên gây bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch hoặc tiết tố của người bệnh.
Mặc dù không có khả năng lây nhiễm chéo sang người khác nhưng chàm lại có thể tự lây lan trên cơ thể người bệnh theo cơ chế sau:
- Chàm gây ngứa, sần, nổi mụn nước trên da khiến người bệnh hình thành phản xạ gãi ngứa tự nhiên.
- Lực gãi mạnh làm da trầy xước, vỡ mụn nước chảy dịch chứa khuẩn bệnh. Dịch khuẩn này lan đến những vùng da lành khác, tạo thành những ổ viêm nhiễm mới.
Nguy cơ lây lan chàm trên cơ thể trẻ nhỏ lớn hơn so với người lớn do chúng chưa ý thức và kiểm soát hành động của mình. Mặt khác, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng khiến vùng da lành của bé dễ bị tấn công hơn.
Chàm da chữa được không?
Bên cạnh vấn đề bệnh chàm có lây không thì khả năng chữa khỏi cũng làm nhiều người lo lắng. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho hay vì là bệnh mãn tính nên chàm da có khả năng tái đi tái lại nhiều lần. Khả năng chữa khỏi bệnh là không hoàn toàn, mọi cách chữa hiện nay chỉ đang nhằm vào triệu chứng.
Sở dĩ có các tình trạng như vậy là bởi:
- Thứ nhất, như đã nói ở trên, chàm da chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố di truyền. Căn nguyên của bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với nguồn gen.
- Thứ hai, các biểu hiện bệnh phát triển theo giai đoạn, chu kỳ. Đôi khi bệnh nhân lầm tưởng là bệnh đã khỏi nên chủ quan, không chăm sóc da kỹ.
- Thứ ba, vì đây là bệnh ngoài da ít ảnh hưởng đến tính mạng nên nhiều người có tâm lý coi thường. Chỉ khi da bị tổn thương nặng và cảm giác ngứa ngáy chi phối mạnh, họ mới tìm cách chữa.
Lúc này, các triệu chứng bệnh đã ăn sâu vào da, khả năng bội nhiễm và tái phát là rất cao. Bệnh nhân bị chàm ở chân, tay không chỉ bị sẹo ở vùng da bệnh, bị tái phát nhiều lần mà còn có khả năng truyền nhiễm cho con cái.
Bệnh chàm có lây không, câu trả lời là không; nhưng bệnh chàm có chữa được không, theo các chuyên gia, có thể khắc phục được triệu chứng.
Tuy dễ bị mãn tính và không thể khỏi hẳn nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, loại trừ được nguyên nhân gây bệnh, đồng thời chăm sóc da và ăn uống, sinh hoạt điều độ thì chúng ta có khả năng kiểm soát được bệnh.
Hạn chế tái phát, bội nhiễm bệnh chàm nên làm gì?
Để hạn chế tái phát và ngừa bội nhiễm, tốt nhất, người bệnh cần thực hiện các biện pháp để phòng ngừa biểu hiện, loại trừ nguyên nhân. Theo đó nên:
Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý
- Dùng nhiều các loại rau và củ quả giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp cho cơ thể các chất để tăng sức đề kháng, đồng thời giúp da mềm mịn hơn, cải thiện được sức khỏe.
- Dùng thêm cá biển, các loại ngũ cốc cung cấp chất béo lành mạnh, bổ sung nguồn thức ăn giàu đạm để tái tạo năng lượng cho cơ thể mỗi ngày.
- Sử dụng đủ nhu cầu nước cho mỗi ngày và uống phân đều theo giờ để hỗ trợ cơ thể hoạt động và đào thải độc tố, đồng thời cung cấp độ ẩm cho da.
- Không uống các loại rượu bia và chất kích thích khác làm gia tăng kích ứng trong cơ thể.
- Hạn chế dùng các thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay và chiên rán để tránh tăng hiện tượng viêm hay kích ứng da.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
- Vệ sinh làn da mỗi ngày đúng cách, có thể dùng thêm các thảo dược trong quá trình tắm gội. Hạn chế tối đa việc dùng các sản phẩm chứa hóa chất tẩy rửa không an toàn cho da.
- Nên dùng các loại nước lá như lá chè, nha đam, ổi tươi, búp bàng non để làm sạch các vùng da bệnh.
- Mặc quần áo sạch sẽ, thoáng và có khả năng thấm hút mồ hôi. Không dùng đồ ẩm ướt dính nước quá lâu.
- Luôn vệ sinh nhà cửa và giữ không gian làm việc, sinh hoạt thoáng mát và sạch sẽ.
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây hại cho da
- Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xà phòng, nước rửa bát, thuốc hóa học độc hại.
- Không dùng thuốc Tây quá liều hoặc liên tục nhiều ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe làn da.
- Nếu dị ứng với mạt bụi, phấn hoa, lông chó mèo, cần hạn chế tiếp xúc với chúng. Hãy trang bị quần áo đầy đủ khi đi ra ngoài và trong lúc làm việc.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ban trưa làm da bị ảnh hưởng xấu.
Chàm da mặc dù không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh. Chưa kể, nguy cơ di truyền bệnh từ mẹ sang con là rất lớn. Vì thế, dựa vào những chia sẻ trên, bạn có thể chủ động áp dụng để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tốt nhất.