Chàm Ngứa
Chàm ngứa là một tình trạng viêm da mãn tính gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về chàm ngứa, từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị hiệu quả, bạn đã đến đúng nơi. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về chàm ngứa và cách kiểm soát tình trạng này một cách tốt nhất.
Định nghĩa
VietmecGroup cho biết, chàm ngứa là bệnh về da liễu, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ. Bệnh gây ảnh hưởng đến lớp biểu bì dưới da, làm xuất hiện các mụn, nốt ngứa li ti mọc thành từng mảng khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Trong đó, các vùng da như cánh tay, chân, cổ và mặt thường là những vị trí dễ bị chàm ngứa nhất.
Chàm ngứa là bệnh lý kéo dài dai dẳng, dễ khởi phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi. Ngoài việc gây cảm giác ngứa ngáy, mệt mỏi, bệnh còn tác động xấu đến giá trị thẩm mỹ, người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Nếu không được khắc phục sớm có thể khiến vùng da mắc bệnh bị viêm nhiễm và để lại sẹo.
Hình ảnh
Triệu chứng
Chàm ngứa là bệnh ngoài da, vì vậy người mắc có thể dễ dàng nhận biết bệnh bằng mắt thường. Cụ thể, dưới đây là một số dấu hiệu điển hình giúp phát hiện sớm và chính xác bệnh chàm ngứa:
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ li ti trên da, sau vài ngày nổi thành mụn nước rồi vỡ dần gây lở loét và hình thành vảy sừng.
- Vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, sưng đỏ hoặc thậm chí viêm.
- Da sậm màu hơn bình thường, dần trở nên cứng, khô, bong tróc từng mảng như da cá.
- Vùng da tổn thương nhạy cảm với bụi bẩn, hóa chất, mỹ phẩm…
- Trẻ bị chàm ngứa thường kèm theo các triệu chứng khá như mệt mỏi, quấy khóc, sốt…
Nguyên Nhân
Điều trị chàm ngứa càng sớm càng tốt là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý và vẻ ngoài của bạn. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh chính là chìa khóa để điều trị thành công.
Theo đó, nguyên nhân gây chàm ngứa da được tổng hợp dưới những vấn đề chính sau:
- Do di truyền, nếu trong gia đình có người từng bị chàm ngứa thì tỷ lệ các thế hệ sau mắc bệnh lý này là khá cao.
- Chức năng nội tiết tố và bài tiết trong cơ thể bị rối loạn đột ngột.
- Da bạn thuộc loại nhạy cảm, dễ dàng bị kích ứng bởi nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh như mỹ phẩm, hóa chất, khói bụi, phấn hoa, thậm chí cả một số loại thực phẩm.
- Hoạt động vệ sinh không đảm bảo, vùng da có nếp gấp luôn bị ẩm.
- Chế độ ăn uống không cân bằng, hệ miễn dịch không đảm bảo, cơ thể thiếu chất xơ, vitamin…
- Biến chứng từ các bệnh lý khác như xơ gan, viêm thận, hen phế quản…
Biến chứng
Chàm ngứa không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại là nguyên nhân khiến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh suy giảm. Ngoài ra, việc chậm trễ trong việc thực hiện các biện pháp điều trị cũng có thể khiến người bệnh đối mặt với các vấn đề như:
- Nhiễm trùng da: Các nốt mẩn đỏ chảy nước sau khi vỡ ra không được xử lý tốt làm tăng tỷ lệ bị chàm bội nhiễm. Nếu không được kiểm soát, tình trạng viêm nhiễm có thể lan rộng, gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc da và làm suy yếu hệ miễn dịch tại chỗ. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ để lại sẹo mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như hoại tử da hay thậm chí nhiễm trùng máu.
- Viêm da tróc vảy: Viêm da tróc vảy là một loại viêm da khác, khởi phát khi chàm ngứa trở nặng hoặc không được điều trị tốt. Không chỉ gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chàm ngứa còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, mất nước, thậm chí suy tim nếu không được kiểm soát kịp thời.
- Các vấn đề về mắt: Chàm ngứa nhất là trường hợp xuất hiện trên mặt có thể gây ra viêm nếp gấp mí mắt, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể…
- Hen suyễn, dị ứng: Trẻ em bị chàm có thể tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các vấn đề tiêu cực khác như hen suyễn, dị ứng…
Về vấn đề chàm ngứa có tự khỏi không, theo các chuyên gia, mặc dù đây là chỉ là bệnh ngoài da nhưng lại không có khả năng tự khỏi. Sự chủ quan và xem nhẹ bệnh chàm có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Tình trạng viêm ngứa không được kiểm soát kịp thời có thể lan rộng, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ bệnh chuyển sang mãn tính, khó điều trị hơn.
Phòng ngừa
Phương thức tốt nhất để bảo vệ sức khỏe không phải tiến hành điều trị mà là chủ động trong việc phòng ngừa bệnh ngay từ đầu. Với chàm ngứa, mỗi người có thể tự bảo vệ mình khỏi các tác động xấu của bệnh thông qua:
- Vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ đồng thời tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng ngăn cản vi khuẩn tấn công.
- Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả tươi với hàm lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất dồi dào.
- Hạn chế dung nạp với cơ thể nhóm thực phẩm chiên rán, cay nóng, thức ăn nhanh hoặc các chất kích thích có hại khác.
- Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, đảm bảo ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng kéo dài.
- Theo dõi sức khỏe và luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Biện pháp chẩn đoán
Hoạt động chẩn đoán có vai trò tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó xây dựng hướng điều trị phù hợp. Để chẩn đoán chàm ngứa, bác sĩ thường dựa vào các yếu tố sau:
- Kiểm tra lâm sàng: Người bệnh tiến hành khai báo các thông tin liên quan đến thời gian mắc bệnh, triệu chứng, tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình… dựa trên hướng dẫn của bác sĩ.
- Xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm tế bào: Kết quả xét nghiệm cho biết tế bào có chứa vi khuẩn lạ cũng như xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Biện pháp điều trị
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị chàm ngứa đem lại hiệu quả cao. Tùy thuộc nguyên nhân, tình trạng bệnh, điều kiện mà bạn đọc có thể tham khảo một số cách trị bệnh chàm ngứa dưới đây.
Sử dụng bài thuốc dân gian
Phương pháp này hướng đến trị bệnh tại nhà thông qua sử dụng chủ yếu các cây thuốc Nam quen thuộc, dễ tìm giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiệu quả và tính an toàn của bài thuốc đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ vì vậy người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm.
Một số bài thuốc dân gian trị bệnh tại nhà được nhiều người sử dụng là:
- Nghệ vàng: Chuẩn bị một củ nghệ tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi đem giã nát hoặc xay nhuyễn sau đó vắt lấy nước cốt. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương rồi dùng nước cốt nghệ bôi lên. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần để đạt hiệu quả điều trị cao.
- Lá trầu không: Chuẩn bị một nắm lá trầu không, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối pha loãng. Tiếp theo, đem lá trầu không đi giã nát, vắt lấy nước cột rồi thoa đều lên vùng da bị chàm. Lưu ý, cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương để tăng hiệu quả thực hiện.
- Nha đam: Chuẩn bị 1 - 2 lá nha đam tươi, gọt bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch mủ sau đó cạo lấy phần gel. Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, thấm khô rồi bôi gel nha đam trực tiếp lên và giữ trong khoảng 20 phút.
Lưu ý, mẹo trị chàm từ dân gian chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, ở giai đoạn mới khởi phát. Đồng thời, người bệnh cần tránh sử dụng phương pháp này với các vết thương hở, lở loét, nhiễm trùng.
Sử dụng Tây y trị bệnh nhanh chóng
Phương pháp điều trị Tây y tập trung vào việc sử dụng thuốc để giảm nhanh các triệu chứng ngứa rát, khó chịu và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Trong đó, một số loại thuốc chữa bệnh chàm thường được sử dụng là:
- Dung dịch trị bệnh chuyên dụng như Jarish, Vioform 1%, thuốc tím 0,001%.
- Thuốc mỡ, điển hình Synalar - Neomycin, Celestoderm - Neomycin… được sử dụng với các vết thương lành.
- Thuốc uống, ví dụ Cetirizine, Siro Phenergan, Chlorpheniramin…
- Kháng sinh Amoxicillin, Cephalosporin… được sử dụng trong trường hợp tổn thương trở nặng, nhiễm trùng, lở loét…
- Sử dụng dung dịch sát trùng là bước quan trọng để làm sạch vết thương hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành thương nhanh chóng.
Lưu ý, thuốc Tây trị chàm ngứa có khả năng làm phát sinh một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, do đó người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có đơn thuốc của bác sĩ. Đồng thời, với thuốc bôi nên sử dụng một lượng vừa phải, bôi mỏng, đều lên vùng da bị tổn thương nhằm tránh làm tổn thương cấu trúc da.
Đông y chữa chàm ngứa toàn diện
Đông y xem chàm ngứa là biểu hiện của sự mất cân bằng trong cơ thể, thường liên quan đến các yếu tố như phong, nhiệt, thấp, huyết hư, tỳ hư.
Nguyên tắc điều trị là "biện chứng luận trị", tức là xác định thể bệnh cụ thể để đưa ra pháp đồ phù hợp, nhằm mục đích thanh nhiệt giải độc, trừ phong, dưỡng huyết nhuận táo, kiện tỳ trừ thấp.
Bài thuốc thanh nhiệt giải độc
- Thành phần: Kim ngân hoa 12g, Liên kiều 12g, Ké đầu ngựa 12g, Kinh giới 12g, Thuyền thoái 6g, Tri mẫu 8g, Thạch cao 20g.
- Cách dùng: Sắc uống hoặc dùng ngoài da (đắp, rửa).
Bài thuốc dưỡng huyết nhuận táo
- Thành phần: Sinh địa 16g, Huyền sâm 12g, Bạch thược 12g, Đương quy 12g, Xích thược 12g, Đan bì 10g, Kinh giới 10g, Phòng phong 10g
- Cách dùng: Sắc uống.
Bài thuốc kiện tỳ trừ thấp
- Thành phần: Bạch truật 12g, Ý dĩ 16g, Phục linh 12g, Xa tiền tử 10g, Bạch linh 10g, Trạch tả 10g, Đảng sâm 12g, Hoàng kỳ 12g.
- Cách dùng: Sắc uống.
Bài thuốc ngoài da
- Thành phần: Nghệ tươi 20g, Lá trầu không 10 lá, Kinh giới 10g.
- Cách dùng: Giã nát, đắp hoặc nấu nước rửa.
Trên đây là đầy đủ các thông tin chi tiết về bệnh chàm ngứa và các cách thức chữa trị. Để đảm bảo hiệu quả, tốt nhất người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các đơn vị y tế uy tín đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định từ phía bác sĩ, chuyên gia.
Câu hỏi thường gặp
Người bị hồng ban nút nên ăn và nên kiêng những thực phẩm sau:
Nên ăn:
- Thực phẩm giàu omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích.
- Thực phẩm chứa quercetin: Táo, anh đào, việt quất, cải xoăn, rau chân vịt, bông cải xanh.
- Thực phẩm chứa men vi sinh: Sữa chua, súp miso, kim chi, cải chua, dưa chuột lên men.
- Trái cây tươi: Bơ, nho, quả sơ ri.
- Trà xanh, nấm, gia vị chống viêm (ớt chuông, ớt sừng, nghệ).
Nên kiêng:
- Đồ ăn chiên rán, chế biến sẵn: Thức ăn nhanh, gà rán, khoai tây chiên, phô mai que, xiên que, thịt xông khói, dăm bông, pate, xúc xích.
- Đồ uống nhiều đường, có gas: Nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, soda.
- Chất béo bão hòa: Mỡ động vật, bơ thực vật.
- Carbs tinh chế: Bánh quy, bánh mì trắng, gạo trắng.
- Bệnh nhân bị chàm nên kiêng các loại thực phẩm tanh sống, thịt gà, các chế phẩm từ sữa, nội tạng động vật, thực phẩm chứa nhiều đường, muối.
- Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, nhóm thực phẩm giàu omega-3 và kẽm
Bệnh chàm da (Eczema) không có tính lây nhiễm chéo giữa người với người khi tiếp xúc nhưng lại là bệnh di truyền trong trường hợp căn nguyên gây bệnh xuất phát từ hệ miễn dịch hoặc tiết tố của người bệnh.
Xem chi tiết- Chuyên gia
- Cơ sở