Bệnh Trĩ Có Lây Không?
Trĩ là bệnh không có khả năng lây truyền ngay cả khi tiếp xúc gần vì không hình thành do các chủng khuẩn bệnh mà do sự co giãn quá mức của đám rối tĩnh mạch hậu môn. Trong một số trường hợp hy hữu, trĩ có thể di truyền nếu người bệnh mắc hội chứng hlers-Danlos (EDS).
Bệnh trĩ có lây truyền không?
Trĩ là hiện tượng tĩnh mạch các mô xung quanh hậu môn co giãn quá mức gây viêm sưng và hình thành lên những búi trĩ. Nếu không được chữa trị kịp thời, trĩ có thể chuyển biến nặng, gây đau nhức khi di chuyển, đi ngoài chảy máu hay nguy hiểm hơn và viêm nhiễm hậu môn.
Nhiều người lo lắng việc tiếp xúc gần có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Nhưng thực tế, trĩ không có khả năng lây nhiễm ngay cả khi tiếp xúc thân mật với người bệnh vì:
- Trĩ không hình thành do các chủng vi khuẩn hay nấm ký sinh trùng, không thể xâm nhập vào vật chủ khác thông qua tiếp xúc.
- Trĩ xuất hiện bởi sự phình to của đám rối tĩnh mạch do người bệnh đi đại tiện khó khăn, ngồi lâu, rặn mạnh khiến áp lực tích tụ ở trực tràng tác động đến mạch máu lưu thông.
Bệnh trĩ tuy không lây lan nhưng có thể di truyền dù chiếm tỷ lệ cực kỳ ít. Những người mắc hội chứng di truyền Ehlers-Danlos (EDS) sẽ gặp tình trạng thiếu hụt collagen, làm suy yếu mô cơ sàn chậu, nguy hiểm hơn là sa trực tràng. Điều này làm tăng nguy cơ sưng tấy mạch máu và hình thành búi trĩ.
Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ an toàn, hiệu quả
Trĩ không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống của người bệnh. Phần lớn nguyên nhân bị trĩ đều xuất phát từ chế độ ăn uống, thói quen vận động, đi vệ sinh không khoa học. Do đó, để phòng ngừa cũng như ngăn bệnh trĩ chuyển biến nặng hay tái phát hậu điều trị, bạn có thể áp dụng những giải pháp sau:
Cải thiện chế độ ăn hàng ngày
- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ giúp làm mềm phân và dễ đi ngoài hơn. Bạn nên ăn nhiều loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Trường hợp bị táo bón, bạn nên ăn nhiều loại rau giúp kích thích tiêu hóa như: Rau mồng tơi, rau đay, rau bina, …
- Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Bạn nên uống tối thiểu đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đồng thời, các loại nước ngọt, nước có ga, trà đặc cần hạn chế uống nếu đang bị trĩ.
- Hạn chế thực phẩm đạm, dầu mỡ: Các thực phẩm giàu đạm có thể gây khó khăn trong việc đi ngoài, khiến bạn phải dùng lực rặn mạnh và thời gian đi lâu hơn. Áp lực lên các tĩnh mạch hậu môn kéo dài sẽ hình thành lên các búi trĩ.
Vận động thường xuyên
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu và giảm áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Tối thiểu mỗi ngày hãy dành 30 phút để tập thể dục thể thao.
- Tránh ngồi lâu: Ngồi lâu có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Bạn nên đứng dậy và đi lại ít nhất 5 phút sau mỗi 30 phút ngồi.
Đi vệ sinh đúng cách
- Đi vệ sinh ngay khi cần: Tuyệt đối không nên nhịn nếu cảm thấy muốn đi ngoài. Phân trong cơ thể lâu sẽ ngày một khô và cứng lại, tăng nguy cơ bị táo. Mặt khác, việc dùng lực rặn mạnh khiến trực tràng và hậu môn giãn nở quá mức cũng khiến nguy cơ hình thành trĩ cao hơn.
- Tư thế đi vệ sinh đúng: Khi đi vệ sinh, bạn nên ngồi xổm hoặc ngồi trong tư thế co chân, tạo một góc nhọn với bụng. Tư thế này sẽ giúp bạn dễ dàng tạo lực đẩy phân ra ngoài, giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
- Tránh rặn khi đi vệ sinh: Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở hậu môn. Bạn nên cố gắng đi vệ sinh một cách nhẹ nhàng.
Như vậy, bệnh trĩ dù không lây lan nhưng có thể chuyển biến nặng và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh. Trong trường hợp trĩ đã hình thành các búi lớn, không thể chữa trị bằng việc ăn uống, sinh hoạt, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để có giải pháp điều trị hiệu quả, an toàn, tránh gây viêm nhiễm hậu môn.