Ung Thư Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp người bệnh ung thư dạ dày có sức khỏe tốt để chiến đấu với bệnh tật.
Nên ăn:
- Protein như thịt nạc, trứng, thịt gà, cá, các loại hạt, sữa, phô mai.
- Cá béo và chất béo lành mạnh như dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu vừng, dầu mè.
- Tinh bột bao gồm gạo, ngô, lúa mì, gạo lứt, khoai tây, khoai lang, các loại đậu.
- Rau củ, trái cây tươi như cà rốt, cam, quýt, bưởi.
- Các loại nấm, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành.
Nên kiêng các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá mặn, cay nóng, nước uống có gas.
Ung thư dạ dày nên ăn gì?
Người bệnh ung thư dạ dày nên chuyển sang chế độ lành mạnh, bổ sung nhiều protein, chất xơ, các vitamin để tăng cường đề kháng. Nguồn gốc thực phẩm được lựa chọn phải đảm bảo an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu hay các các thuốc hóa học; trước khi sử dụng cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tuyệt đối.
Bên cạnh đó người bệnh cũng nên xem xét chế độ ăn nhạt ít dùng gia vị, chia nhỏ bữa ăn để dễ hấp thụ hơn. Khi chế biến các món ăn cũng nên ưu tiên các món mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa để tránh gây áp lực lên dạ dày. Người bệnh có thể tham khảo bổ sung các nhóm chất và thực phẩm dưới đây.
Bổ sung protein lành mạnh
Protein hay đạm là những chất vô cùng quan trọng để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động hằng ngày. Bên cạnh đó protein cũng tham gia vào quá trình tăng cường hệ thống miễn dịch và sửa chữa các tế bào, các mô bị hư mỏng để làm lành nhanh những tổn thương trên dạ dày do các khối u ác tính gây ra.
Thiếu protein sẽ làm cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, dễ bị suy kiệt và không thể tiếp nhận hoàn toàn các biện pháp điều trị. Do đó trong chế độ ăn uống hằng ngày người bệnh không thể quên bổ sung các thực phẩm có hàm lượng protein cao.
Tuy nhiên chú ý nên ưu tiên sử dụng nguồn protein lành mạnh, dễ tiêu hóa để không gây áp lực cho dạ dày. Một số thực phẩm phù hợp với tiêu chí này như thịt nạc, trứng, thịt gà, một số loại cá và một số loại hạt như đậu nành. Sữa đậu nành hay sữa bò, phô mai cũng là nguồn thực phẩm giàu protein không gây áp lực cho hệ tiêu hóa mà bạn có thể tham khảo thêm.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Với ưu điểm dễ uống, dễ tiêu hóa, có hàm lượng protein và các vitamin cần thiết, những người đang trong trạng thái suy kiệt không thể ăn uống nhiều hoàn toàn có thể dùng sữa thay thế tạm thời để đảm bảo cơ thể vẫn đủ năng lượng hoạt động cũng như đủ sức tiếp nhận các phương pháp hóa trị, xạ trị lâu dài.
Tuy nhiên gia đình cần xem xét lựa chọn các loại sữa phù hợp với thể trạng của bệnh nhân ung thư dạ dày bởi không phải loại sữa nào cũng có thể sử dụng. Bạn nên chọn loại sữa có hàm lượng đạm, canxi , vitamin cùng các axit linoleic liên hợp (CLA) cao để tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Ngoài ra sữa còn giúp trung hòa acid dạ dày để giảm các cơn đau quặn bụng.
Chú ý nên tránh các loại sữa có yếu tố tăng trưởng tựa insulin 1 (IGF-1) cao do đây là yếu tố có thể kích thích tăng trưởng các tế bào ung thư. Bệnh nhân cũng nên tránh các loại sữa có hàm lượng đường lactose cao mà nên chọn sữa có các thành phần FOS hay các thành phần hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra chú ý không nên sử dụng sữa khi bụng rỗng vì men sữa sẽ không tốt cho dạ dày.
Một số loại sữa được đánh giá rất phù hợp cho bệnh nhân ung thư dạ dày hiện nay như Nutri Care Fine có thể ức chế quá trình phát triển của tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch hay sữa Recova không chứa lactose có thể dùng cho bệnh nhân suy kiệt trong quá tình điều trị bệnh lâu dài.
Đảm bảo uống đủ nước hằng ngày
Bệnh nhân ung thư được khuyến khích nên đảm bảo uống đủ 2- 2,5 lít nước bao gồm cả nước lọc và các loại nước trái cây rất giàu vitamin khác. Nước sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định cũng như tăng cường hoạt động của các cơ quan chức năng trong quá trình phục hồi sức khỏe. Người bệnh nên duy trì thói quen uống nước hằng ngày, tự động uống, không nên đợi lúc khát mới uống.
Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh
Chất béo cũng là nhóm chất rất cần thiết cho sức khỏe hằng ngày của mỗi bệnh nhân để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh và dự trữ các năng lượng cần thiết đồng thời tăng cường hấp thụ lượng các vitamin cần thiết như vitamin A, E, D, K,… Các chất béo cũng giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường hệ miễn dịch để giảm nguy cơ mắc rất nhiều bệnh tật khác.
Tuy nhiên chú ý với bệnh nhân ung thư dạ dày nên bổ sung nhóm các chất béo lành mạnh hay chính là chất béo không bão hòa hay omega 3 để đảm bảo an toàn hơn. Các nhóm chất này còn giúp chống lại các tác nhân oxy hóa để bảo vệ các tế bào khỏe mạnh không bị tấn công.
Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và phù hợp với bệnh nhân ung thư dạ dày như các loại cá béo, cá thu, cá hồi, hạt óc chó, quả bơ… Người bệnh cũng nên xem xét chuyển sang sử dụng các loại dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương, dầu vừng, dầu mè sẽ tốt hơn cho cơ thể.
Bổ sung tinh bột
Nhóm tinh bột cũng rất cần thiết cho cơ thể trong các hoạt động thường ngày, đảm bảo có thể có đủ năng lượng cho các hoạt động cơ bản như đi lại, chạy bộ hay mang vác. Do đó với băn khoăn ung thư dạ dày nên ăn gì chắc chắn không thể thiếu chất này bởi người bệnh đang rất yếu, đang cạn kiệt năng lượng nếu không có tinh bột sẽ rất dễ suy kiệt.
Một số loại thực phẩm giàu tinh bột rất phù hợp cho người ung thư dạ dày như ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, lúa mì, gạo lứt, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, hay các loại đậu… Chú ý nếu sử dụng các nguồn tinh bột từ những loại rau củ quả nên chú ý hơn trong quá trình lựa ngọn nguồn nguyên liệu, tránh các sản phẩm có sử dụng chất tăng trưởng để đảm bảo an toàn hơn.
Ngoài ra trong các loại bánh kẹo, đồ ngọt, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh chóng có chứa các tinh bột thuộc nhóm carb đơn giản. Tuy nhiên cần chú ý không nạp các thực phẩm này vì sẽ gây hại cho dạ dày nhiều hơn.
Tăng cường rau củ, trái cây tươi
Các loại rau củ và trái cây tươi là nguồn thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời còn chứa rất nhiều các vitamin và dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của mỗi người. Chẳng hạn như trong cà rốt, cam, quýt, bưởi có lượng nước cao, hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng. Chất xơ dồi dào trong các thực phẩm này cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, đặc biệt khi dạ dày đang bị tổn thương.
Chú ý dùng các loại trái cây hay rau củ đều đảm bảo được rửa sạch, bỏ vỏ và hạt bởi những nguyên liệu này thường dễ khiến hệ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho rằng bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày do khối u di căn cần cẩn trọng hơn, không nên bổ sung chất xơ quá nhiều có thể khiến bụng khó chịu hay tiêu chảy.
Các loại nấm
Trong các loại nấm hầu hết đều có chứa hợp chất polysaccharide có khả năng chống lại các tế bào ung thư ác tính rất mạnh đồng thời các chất như selen và vitamin cũng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Bổ sung một lượng nấm phù hợp có thể ngăn chặn quá trình phát triển của các khối u để việc điều trị tiến hành dễ dàng hơn.
Một số loại nấm rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư mà người bệnh nên tham khảo bổ sung như nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm đông cô, nấm mèo..
Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành
Một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày tìm ra chính là do vi khuẩn HP, chúng có thể tồn tại rất lâu trong môi trường acid dạ dày và sinh sôi cực kỳ nhanh chóng. Do đó song song với việc bồi bổ sức khỏe người bệnh cũng cần chú ý đến việc loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP còn trong dạ dày để ngăn nguy cơ tái phát sau điều trị.
Trong đậu nành có chứa hàm lượng isoflavone – một hoạt chất có thể ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn HP. Đậu nành cũng có chứa hàm lượng protein và các chất béo lành mạnh cao. Vì vậy người bệnh có thể tham khảo bổ sung thêm thực phẩm này trong bữa ăn với các món như đậu hũ non hay sữa đậu nành.
Ung thư dạ dày không nên ăn gì?
Bên cạnh băn khoăn ung thư dạ dày nên ăn gì thì việc nên kiêng gì cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt nguyên nhân gây ung thư dạ dày cũng liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống nên nếu trong giai đoạn chữa trị và hồi phục người bệnh vẫn không có biện pháp điều chỉnh dinh dưỡng phù hợp sẽ càng làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Người đang điều trị ung thư dạ dày hay người đang trong quá trình phục hồi sau điều trị cần tránh xa những loại thực phẩm sau đây.
Thịt hộp, thịt hun khói hay các thức ăn chế biến sẵn
Mặc dù đây là các thực phẩm tiện lợi nhưng thường có hàm lượng dinh dưỡng không cao mà lại chứa rất nhiều chất độc hại không tốt cho dạ dày. Thường các nhóm thực phẩm này chứa hàm lượng muối khá cao cũng như các chất bảo quản để phục vụ cho quá trình bảo quản. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày gặp ở rất nhiều bệnh nhân.
Thực phẩm chiên rán, đồ nướng ở nhiệt độ cao
Ở nhiệt độ cao, dầu ăn thường biến tính, tạo thành chất độc hại tích tụ tại dạ dày và làm biến đổi gen trong tế bào dạ dày. Các hợp chất polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) và heterocyclic amines (HCAs) được sản sinh ra từ các loại dầu ăn ở nhiệt độ cao cũng chính là tác nhân gây ung thư dạ dày.
Mặt khác những nhóm thức ăn này cũng khó tiêu hóa hơn nhưng món ăn được luộc hay hấp và có thể gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Trong trường hợp bệnh nhân thực sự muốn ăn những món ăn chiên rán nên tham khảo sử dụng những loại dầu oliu, dầu hạt cải và chỉ dùng để chiên một lần, không dùng để chiên đi chiên lại.
Thực phẩm muối chua
Dưa muối, cà muối hay kim chi không chỉ có hàm lượng muối cao mà còn có hàm lượng acid cao sẽ làm tổn thương dạ dày hơn. Mặt khác quá trình muối không đúng cách, rau củ lên men nhưng chưa đạt đến độ “chín” hay ăn xổi cũng là tác nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày tái phát.
Rượu bia hay nước ngọt có gas
Những thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ béo phì, tổn hại dạ dày nghiêm trọng mà còn mà việc sử dụng các loại thuốc hay hóa trị, xạ trị bị giảm tác dụng. Do đó cần loại bỏ những thực phẩm này ra khỏi thực đơn hằng ngày của bệnh nhân ung thư.
Một số nhóm thực phẩm khác
Bên cạnh các thực phẩm trên người bệnh cũng chú ý hạn chế những loại thực phẩm có hại sau đây ra khỏi thực đơn
- Các món ăn mặn, đồ ăn chế biến mặn hay các loại snack, bim bim ăn vặt.
- Các loại gia vị cay như ớt, tiêu, tỏi, wasabi đều có thể khiến dạ dày bị kích thích.
- Những loại trái cây có vị chua đặc trưng như xoài xanh, cóc xanh…
Trên đây là một số chia sẻ hy vọng đã giúp bạn giải đáp băn khoăn ung thư dạ dày nên ăn gì. Đây là một bệnh lý tuy hiểm có tiên lượng xấu, đặc biệt ở những giai đoạn cuối nên mỗi người cần sớm có biện pháp phòng tránh, thực hiện tầm soát ung thư dạ dày hằng năm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.