Bị Gút Có Được Ăn Trứng Không?
- Trứng có hàm lượng purin thấp nên người bị gout hoàn toàn có thể sử dụng.
- Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoảng tối đa là 12 quả mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe.
- Nên luộc hoặc hấp trứng, hạn chế chiên, rán vì có thể làm tăng lượng chất béo trong trứng, không tốt cho sức khỏe.
Bị Gút có ăn trứng được không?
Người bị gút hoàn toàn có thể ăn trứng. Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng ít purin, do đó không ảnh hưởng nhiều đến nồng độ axit uric trong máu và không khiến bệnh gút bùng phát.
Những thực phẩm có hàm lượng purine thấp kết hợp tốt với trứng bao gồm:
- Các sản phẩm từ sữa ít béo (sữa, phô mai, sữa chua)
- Anh đào
- Trái cây và nước ép trái cây
- Khoai tây
- Rau
- Bánh mì
- Chất béo và dầu thực vật (dầu ô liu, bơ)
- Quả hạch
Người bệnh gout nên ăn bao nhiêu trứng?
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 12 quả trứng mỗi tuần để đảm bảo sức khỏe và tránh ảnh hưởng đến việc bùng phát gout. Nếu bị dị ứng với trứng gà, bạn có thể chuyển qua sử dụng trứng từ các động vật khác như trứng ngỗng, gà tây, chim cút hoặc trứng vịt.
Cách ăn trứng cho người bệnh gout
Trứng là một nguồn protein có hàm lượng purin thấp và có thể được ăn theo nhiều cách khác nhau. Cụ thể người bệnh có thể tham khảo một số cách chế biến như:
- Luộc và ăn toàn bộ trứng như một bữa ăn nhẹ. Hoặc người bệnh có thể nghiền nhỏ trứng và ăn kèm bánh mì sandwich, cà chua, salad.
- Chiên trứng với dầu ô liu hoặc bơ không béo. Người bệnh có thể ăn trứng chiên kèm cơm hoặc bánh mì sandwich.
- Trộn trứng với cà chua và các loại rau sống để làm thành salad trứng, ăn như món ăn kèm hoặc tráng miệng.