Có Nên Tiêm Viêm Gan A Cho Trẻ?
Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không là băn khoăn của nhiều ba mẹ có con nhỏ. Câu trả lời là CÓ. Vì viêm gan A rất dễ lây qua đường miệng hoặc tiếp xúc gần nên trẻ hoàn toàn có thể dễ nhiễm bệnh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Theo đó, bé cần tiêm đủ 2 mũi và thực hiện mũi đầu tiên ngay sau 12 tháng tuổi.
Có nên tiêm viêm gan A cho trẻ nhỏ hay không?
Ở những năm tháng đầu đời, trẻ buộc phải tiêm phòng nhiều loại bệnh nhằm đảm bảo cơ thể phát triển khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật. Do đó, các mẹ bỉm sữa CÓ nên tiêm viêm gan A cho trẻ nhỏ.
Viêm gan a là một dạng bệnh truyền nhiễm, dễ dàng lây nhiễm khi tiếp xúc gần với người bệnh hoặc do môi trường sống, chế độ ăn uống. Viêm gan A tuy lành hơn so với viêm gan B và viêm gan C nhưng vẫn có nguy cơ gây tổn thương gan, thậm chí là tử vong.
Đến nay, viêm gan A vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Do đó, trẻ nhỏ nên được tiêm phòng viêm gan A sớm vì:
- Bảo vệ trẻ chống lại siêu vi viêm gan A, loại siêu vi gây ra bệnh gan.
- Giúp hệ miễn dịch nhận biết trạng thái phân lập của virus viêm gan A, tăng sinh kháng thể chống lại sự tấn công của loại virus này.
- Giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh của trẻ khi tiếp xúc gần với những người bị viêm gan A hoặc có nguy cơ nhiễm mắc viêm gan A cao.
Khi nào nên tiêm viêm gan A cho trẻ?
Bố mẹ cần nắm rõ thời điểm cho bé đi tiêm để đảm bảo trẻ được tiêm kịp thời, sớm có thể phòng tránh nguy cơ nhiễm loại virus này. Tính từ khi chào đời, trẻ cần tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh viêm gan A. Mũi đầu tiên cần thực hiện khi bé được 12 đến 23 tháng tuổi. Mũi thứ 2 sẽ được tiêm sau mũi 1 từ 6-18 tháng.
Các trường hợp nên tiêm tiêm viêm gan A cho trẻ gồm:
- Trẻ trong độ tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên, khỏe mạnh bình thường.
- Trẻ trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý về gan mạn tính.
- Trẻ sống trong môi trường có nguy cơ mắc viêm gan A từ động vật, hoặc nơi có dịch bệnh.
Vắc xin viêm gan A được chỉ định tiêm bắp tay hoặc bắp chân của bé. Một số trường hợp đặc biệt, ở những trẻ bị giảm tiểu cầu hoặc dễ xuất huyết có thể tiêm dưới da để giảm nguy cơ chảy máu.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không nên tiêm vắc xin hoặc cần cân nhắc kỹ trước khi tiêm như:
- Trẻ bị dị ứng với vắc xin phòng virus viêm gan A trong mũi tiêm đầu tiên.
- Trẻ mẫn cảm với những thành phần có trong vắc xin.
- Trẻ mắc bệnh cấp tính, ho sốt nên tạm hoãn tiêm và nhờ tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Tiêm viêm gan A có gây tác dụng phụ không?
Tiêm viêm gan A cho trẻ có thể gây ra một số tác dụng phụ mà cha mẹ cần lưu ý như:
- Vị trí tiêm bị sưng, đau nhức.
- Trẻ có biểu hiện sốt, quấy khóc và mệt mỏi.
- Trẻ bị đau đầu.
Đây là những phản ứng phụ thường thấy ở trẻ và chỉ ở mức độ nhẹ, có thể tự thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu những biểu hiện này mãi không dứt và có xu hướng nghiêm trọng hơn thì bạn nên cho bé thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Bao nhiêu tiền một liều vắc xin viêm gan A?
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 15 tuổi cần tiêm 2 mũi vắc xin cơ bản dạng bào chế 0,5ml Avaxim 80U. Giá của một mũi vắc xin viêm gan A dao động trong khoảng từ 200 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng/mũi.
Mức giá này có sự dao động tùy thuộc vào thời điểm tiêm chủng, nguồn gốc và trung tâm thực hiện tiêm cho trẻ.
Gợi ý địa điểm tiêm phòng an toàn
Hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế thực hiện tiêm phòng cho trẻ nhỏ và người trưởng thành. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín mà các bố mẹ có thể đưa bé đến tiêm phòng.
- Viện Vệ sinh Dịch tễ TW (số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội): Đây cơ quan nghiên cứu hàng đầu về dịch tễ học, vi sinh y học, miễn dịch học, nghiên cứu phát triển vắc xin. Viện cung cấp các loại vắc xin phòng bệnh theo chuẩn của Bộ y tế. Do đó, các bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho trẻ đến tiêm tại đây.
- Bệnh viện Nhi TW (số 879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội): Tại bệnh viện có tổ chức tiêm chủng cho trẻ nhỏ. Bệnh viện là địa chỉ uy tín, tin cậy được nhiều bố mẹ tin tưởng lựa chọn nhờ có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất được trang bị hiện đại. Phòng tiêm mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều các ngày trong tuần tại Phòng khám sức khỏe và tiêm chủng (Tầng 1, toà nhà Quốc tế S) và Trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu (Tầng 14, nhà 15 tầng).
Những lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ nhỏ
Sau khi tiêm phòng viêm gan A trẻ có thể gặp một số triệu chứng điển hình như sốt, mệt mỏi. Lúc này bố mẹ cần chú ý quan sát và thực hiện theo các chỉ dẫn sau:
- Sau khi tiêm phòng cần ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề có thể gặp phải. Đây là bước quan trọng cơ bản mà bất kỳ ai sau khi tiêm vắc xin xong cũng cần thực hiện để đảm bảo không gặp phản ứng sốc thuốc sau tiêm.
- Cần tiếp tục theo dõi tại nhà trong vòng 24 đến 48 giờ sau tiêm, cho trẻ mặc thoáng mát nếu bé bị sốt.
- Nếu tại vết tiêm của trẻ bị sưng, đỏ bố mẹ có thể chườm lạnh để giúp bé giảm đau và giảm sưng. Tuyệt đối không chườm nóng hay chạm tay vào vết tiêm, không bôi dầu hay đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm vì có thể gây nhiễm trùng.
- Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung vitamin vào bữa ăn hàng ngày. Cho bé bú thường xuyên hơn trong trường hợp trẻ vẫn đang bú mẹ.
- Khi trẻ sốt cao hơn 38,5 độ C kèm biểu hiện khó chịu, bố mẹ có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
- Nếu có các biểu hiện bất thường khác kèm khó thở, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc có nên tiêm viêm gan A cho trẻ không. Theo đó, trẻ cần tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh cho virus viêm gan A gây ra.