Huyết Áp Cao Uống Nước Dừa Được Không?
- Người bị cao huyết áp có thể uống nước dừa để hỗ trợ cải thiện ổn định huyết áp
- Tuy nhiên, không nên uống quá 2 quả dừa mỗi ngày
Cao huyết áp có uống nước dừa được không?
Người cao huyết áp hoàn toàn có thể uống nước dừa để hỗ trợ ổn định huyết áp.
Theo các bác cáo nghiên cứu và nhận định của nhiều chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thế giới, nước dừa tươi giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời giảm lượng Cholesterol xấu, tăng nồng độ loại Cholesterol tốt – HDL trong máu để giúp huyết áp ổn định.
Ngoài ra, nước dừa cũng chứa nhiều ion Kali – hàm lượng gấp đôi chuối. Trong khi đó, bệnh nhân cao huyết áp có nồng độ Kali trong máu khá thấp. Nhiều bệnh nhân huyết áp cao được kê thuốc điều trị chứa nhóm thuốc lợi tiểu Thiazid, nhóm lợi tiểu quai có tác dụng phụ là làm mất Kali trong cơ thể xuống mức trầm trọng. Thông qua uống nước dừa tươi, người bị huyết áp thấp có thể bổ sung nhanh Kali.
Nước dừa còn giúp tăng cường hoạt động hệ tiết niệu để đào thải muối ion Natri. Lúc này, thể tích tuần hoàn giảm, nhờ đó huyết áp được hạ thấp từ từ.
Do đó, nhiều bác sĩ sẽ căn dặn bệnh nhân cao huyết áp nên thường xuyên uống nước dừa tươi để vừa bù đắp lượng Kali, vừa hỗ trợ lợi tiểu để kiểm soát huyết áp.
Lưu ý khi người cao huyết áp uống nước dừa
Tuy nhiên, để đảm bảo những ích lợi của nước dừa cho sức khỏe, bạn cần sử dụng đúng cách loại thức uống này với những lưu ý sau:
- Liều lượng: Mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 1-2 quả dừa vì bản thân nước dừa có tính hàn, uống nhiều dễ gây mệt mỏi
- Cách chế biến: Không nên pha thêm đường hay đá vào nước dừa, nên uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Tránh uống vào buổi tối vì sẽ gây tiểu đêm.
- Những người bị cao huyết áp đi nắng về không nên uống nước dừa luôn vì có thể gây nên tình trạng ớn lạnh, đầy bụng
- Phụ nữ mang thai trong khoảng 3 tháng đầu tránh sử dụng nước dừa vì có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.