Bị Cao Huyết Áp Có Uống Nước Chanh Được Không?
Người bị cao huyết áp có thể uống nước chanh, nhưng cần lưu ý nên uống nước chanh pha loãng để hạn chế axit và hạn chế lượng đường thêm vào nước chanh
Bệnh nhân bị cao huyết áp có uống nước chanh được không?
Người bị cao huyết áp có thể uống nước chanh. Nước chanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mọi người, bao gồm:
- Giúp hạ huyết áp: Nước chanh chứa kali, một khoáng chất giúp điều hòa huyết áp.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: chanh chứa vitamin C và flavonoid, những chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim mạch.
- Giúp tiêu hóa tốt hơn: nước cốt chanh hỗ trợ kích thích sản xuất axit dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Tăng cường hệ miễn dịch do chứa vitamin C
Top 3 công thức hạ huyết áp từ nước chanh
Công thức từ nước cốt chanh, cà chua và dứa
Chanh, dứa, và cà chua chứa hàm lượng lớn kali, vitamin C cùng nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp. Do vậy, việc sử dụng hỗn hợp nước ép từ những loại quả này sẽ giúp người bệnh ổn định huyết áp, nhanh chóng cải thiện sức khỏe.
Chuẩn bị: 15ml nước cốt chanh, 150g cà chua, 150g dứa.
Cách thực hiện:
- Cà chua rửa sạch, đem cắt thành từng miếng nhỏ. Dứa gọt vỏ, cắt mắt và lấy đủ 150g ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
- Cho 2 nguyên liệu trên vào máy ép hoặc máy xay sinh tố, sau đó lọc lấy phần nước và hoà cùng nước cốt chanh.
- Hỗn hợp nước thu được sử dụng hết trong ngày, tránh tích trữ lâu trong tủ lạnh hoặc để qua đêm.
Kết hợp nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây và đường phèn
Tương tự như công thức nước uống từ chanh, cà chua và dứa, sự kết hợp thêm của cà rốt và dâu tây sẽ kích thích vị giác, đồng thời bổ sung lượng lớn kali, vitamin C nhằm kiểm soát tốt huyết áp ở bệnh nhân.
Chuẩn bị: 5ml nước cốt chanh, 250g cà rốt, 250g dâu tây, 2 – 3g đường phèn.
Cách thực hiện:
- Cà rốt đem rửa sạch, cạo bỏ vỏ rồi thái thành từng miếng. Dâu tây cũng rửa sạch, ngắt bỏ cuống.
- Cho hai nguyên liệu trên đi ép lấy nước, sau đó thêm đường phèn và nước cốt chanh vào hoà tan.
- Hỗn hợp nước cốt chanh, cà rốt, dâu tây thu được chia thành nhiều phần và uống trong ngày.
Hỗn hợp nước ép cà chua, rau cần và chanh hạ huyết áp
Ngoài việc kết hợp chanh với cà rốt, dứa hay dâu tây, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nước ép từ cà chua, cần tây và chanh để kiểm soát huyết áp.
Chuẩn bị: 80ml nước cốt chanh, 500g cà chua, 250g rau cần tây.
Cách thực hiện:
- Đem cà chua và rau cần đi rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Cho 2 nguyên liệu vào ép lấy nước, cuối cùng thêm nước cốt chanh vào và trộn đều.
- Hỗn hợp nước cốt chanh, cà chua, cần tây thu được sử dụng hết trong ngày.
Công thức nước chanh hạt chia
Nước chanh hạt chia không chỉ là thức uống giải nhiệt hiệu quả ngày hè mà còn giúp tăng cường miễn dịch, củng cố hệ tiêu hoá, ổn định huyết áp hiệu quả. Nếu còn băn khoăn chưa biết bị tăng huyết áp uống nước chanh hạt chia như thế nào, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
Chuẩn bị: ½ quả chanh, 10g hạt chia, mật ong.
Cách thực hiện:
- Cho hạt chia vào 1 ly nước ấm rồi khuấy đều để các hạt không bị dính vào nhau.
- Sau khoảng 10 phút khi hạt chia đã nở đều thì vắt nước cốt chanh, thêm 1 – 2 thìa mật ong khuấy đều là có thể thưởng thức.
Người huyết áp cao uống nước chanh cần lưu ý gì?
- Nên pha loãng nước chanh với nước lọc: Không nên uống nước chanh quá đậm đặc vì có thể gây hại cho men răng.
- Hạn chế lượng đường: Không nên thêm quá nhiều đường vào nước chanh vì có thể làm tăng huyết áp.
- Uống nước chanh vào buổi sáng: Uống nước chanh vào buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể và giúp bạn cảm thấy sảng khoái hơn.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước chanh.