Huyết Áp Cao Có Uống Được Sâm Không?
- Người bị huyết áp cao có thể uống được sâm nhưng cần sử dụng một liều lượng hợp lý
- Không nên uống đồng thời sâm gần với thời gian uống thuốc hạ áp để tránh giảm tác dụng của thuốc
- Nên thường xuyên đến bệnh viện để theo dõi các chỉ số huyết áp của cơ thể.
Huyết áp cao có uống được sâm không?
Có rất nhiều quan điểm được đưa ra cho vấn đề này, nhiều người cho rằng dùng nhân sâm có thể làm huyết áp tăng cao, một số khác lại khẳng định nhân sâm có khả năng điều hòa và ổn định huyết áp. Thực tế, người bị cao huyết áp có thể dùng được nhân sâm nhưng cần dùng đúng cách.
Thông qua kết quả của cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi bác sĩ Yomamoto – Nhật Bản trên 316 đối tượng. Trong số đó có 74 người bị bệnh tăng huyết áp, 35 người bị huyết áp thấp và 207 người có huyết áp ổn định. Bác sĩ tiến hành cho các đối tượng này dùng hồng sâm 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 3 – 6g và liên tục trong 2 tháng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy người có huyết áp ổn định không bị ảnh hưởng, riêng với người có huyết áp cao sẽ bị giảm huyết áp và tăng huyết áp ở người có huyết áp thấp. Điều này càng khẳng định rằng hồng sâm có thể điều hòa huyết áp, do đó người bị huyết áp cao có thể dùng sâm để cải thiện tình trạng bệnh. Ngoài ra, một số nghiên cứu ở Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cho ra kết quả tương tự, tuy nhiên người bệnh cần dùng đúng cách và tuân thủ đúng liều lượng được chỉ định để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách dùng sâm khi bị huyết áp cao
Nhân sâm nói chung và hồng sâm nói riêng có thể ổn định và điều hòa huyết áp, tuy nhiên bạn không nên dùng tùy tiện vì có thể gây nên một số tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Bạn có thể dùng hồng sâm hàng ngày để cải thiện sức khỏe với liều lượng 2 – 6g/lần và dùng trong vòng 2 tháng. Ngoài những cách dùng thông thường như ngâm mật ong, hãm trà hoặc ngâm rượu, bạn có thể dùng các chế phẩm từ hồng sâm như cao hồng sâm, kẹo hồng sâm hoặc hồng sâm củ khô.
Cách dùng cao hồng sâm
Mỗi ngày người bệnh dùng 1 – 2 thìa cao, pha cùng 80 – 100ml nước ấm, có thể cho thêm một chút mật ong để dễ uống hơn. Khi dùng cao hồng sâm, tùy từng trường hợp khác nhau, bạn cần chú ý:
Đối với người bị cao huyết áp:
- Không nên dùng cao hồng sâm gần với thời gian dùng thuốc hạ huyết áp.
- Bạn nên dùng hồng sâm vào buổi sáng hoặc chiều, tuyệt đối không được dùng vào buổi tối vì có thể gây mất ngủ hoặc xảy ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp.
- Trong suốt thời gian sử dụng hồng sâm, bạn nên duy trì chế độ ăn nhạt và bổ sung thêm sữa đậu nành để hỗ trợ cải thiện bệnh tốt nhất.
Cách dùng hồng sâm củ khô
Hồng sâm củ khô là dạng sâm rất phổ biến ở Việt Nam. Loại sâm này có lượng Saponin gấp đôi so với sâm tươi, thường có tính ôn và phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt có tác dụng tốt đối với người cao huyết áp. Để có thể điều hòa và ổn định huyết áp, bạn có thể sử dụng một trong 2 cách sau:
Hồng sâm củ dùng trực tiếp:
- Bạn thái sâm thành lát thật mỏng, sau đó hấp lên và cho vào ngậm.
- Ngậm miếng sâm đến khi mềm thì nuốt dần.
- Mỗi ngày người bệnh nên dùng khoảng 3 – 4 lát, chia thành 3 – 4 lần dùng.
Dùng hồng sâm củ khô để hãm trà:
- Bạn đem hồng sâm thái thật mỏng thành từng lát.
- Cho khoảng 2 – 4g hồng sâm củ khô vào ấm.
- Bạn đổ nước sôi để hãm trong khoảng 5 – 10 phút rồi sử dụng như nước trà hàng ngày.