Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không?
Có, trẻ em có thể bị đột quỵ từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành. Đột quỵ ở trẻ nhỏ có thể gây nhiều hậu quả nặng nề như liệt nửa người, thị lực yếu, mất kiểm soát cảm xúc, khó nuốt, thay đổi nhận thức và khả năng ghi nhớ kém. Đột quỵ ở trẻ em có thể xảy ra trong ba giai đoạn khác nhau: khi còn trong bụng mẹ, giai đoạn sơ sinh (trong vòng 28 ngày đầu đời) và giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tuổi.
Đột quỵ là chứng bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên ngày nay, chứng bệnh này có xu hướng trẻ hóa do nhiều yếu tố tác động. Vậy thực chất trẻ em có bị đột quỵ không, biểu hiện là gì và cách xử lý ra sao, bạn đọc hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
Trẻ em có bị đột quỵ không?
Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, do mạch máu bị tắc hoặc vỡ. Khi một phần của não không nhận được lượng oxy và các chất dinh dưỡng từ máu, các tế bào não sẽ chết, từ đó chức năng của não bộ bị mất đi.
Nhiều người có suy nghĩ rằng, chứng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già. Tuy nhiên thực tế lại không như vậy vì đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời, không phải chỉ riêng giai đoạn về già.
Vậy trẻ em có bị đột quỵ không? Theo các chuyên gia cho rằng, đột quỵ có thể xảy ra từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, do đó đột quỵ ở trẻ nhỏ là trường hợp có thể xảy ra.
Đột quỵ có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho trẻ như: Liệt nửa người, thị lực yếu hoặc mù hẳn, mất kiểm soát cảm xúc, không biết nói, khó nuốt, thay đổi nhận thức, khả năng ghi nhớ kém.
Theo nghiên cứu, đột quỵ ở trẻ em có thể được chia thành 3 nhóm tuổi khác nhau:
- Giai đoạn khi còn nằm trong bụng mẹ.
- Giai đoạn sơ sinh, trong vòng 28 ngày đầu đời.
- Giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tuổi.
Cũng giống như người lớn, đột quỵ ở trẻ em có 2 loại: Đột quỵ thiếu máu não cục bộ, thường do cục máu đông chèn ép làm tắc mạch máu và đột quỵ xuất huyết não, do vỡ mạch máu. Tuy nhiên nếu đột quỵ xảy ra ở người lớn sẽ dễ dàng điều trị và nhanh phục hồi hơn vì não bộ đã phát triển hoàn toàn. Nếu trẻ em bị đột quỵ, các di chứng sau đột quỵ có thể không rõ ràng.
Vậy với thắc mắc trẻ em có bị đột quỵ không, câu trả lời là có. Do đó, các bậc phụ huynh không nên chủ quan, cần tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho con em của mình.
Nguyên nhân đột quỵ ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây đột quỵ ở trẻ nhỏ khá đa dạng, thường phát sinh do dị tật mạch máu hoặc các bệnh hiếm gặp. Tùy từng loại đột quỵ, nguyên nhân gây bệnh cũng khác nhau.
Một số nguyên nhân gây đột xuất huyết não ở trẻ em bao gồm:
- Dị tật hoặc bị rối loạn động mạch.
- Xuất hiện khối u trong não
- Do trong thời gian mang thai và sau sinh, người mẹ lạm dùng rượu hoặc ma túy.
Đối với trường hợp đột quỵ thiếu máu cục bộ, các yếu tố gây bệnh bao gồm:
- Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với trẻ bình thường.
- Rối loạn đông máu: Đây là bệnh lý có thể là bẩm sinh, cũng có thể sau này mới gặp. Khi trẻ bị rối loạn đông máu, máu trong cơ thể trở nên đặc hơn và quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn. Từ đó làm xuất hiện chứng đột quỵ.
- Động mạch không đều: Trẻ nhỏ có thể bị đột quỵ do động mạch trong não không đều hoặc bị hẹp. Tuy nhiên hiện tượng động mạch không đều thường không được phát hiện cho đến khi bệnh đột quỵ xảy ra, do đó cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của con để phòng tránh nguy cơ đột quỵ.
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở trẻ em, còn một số yếu tố làm xuất hiện đột quỵ ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh cần chú ý hơn:
- Trong thời kỳ mang thai, lượng protein đi qua nhau thai, truyền từ mẹ sang bào thai để làm giảm nguy cơ chảy máu ở người mẹ. Tuy nhiên điều này có thể khiến thai nhi có nguy cơ cao bị đông máu và đột quỵ. Bên cạnh đó, những cục máu đông có thể hình thành trong nhau thai và lưu thông trong máu của thai nhi. Khi những cục máu đông này đi vào não của bé cũng gây ra đột quỵ.
- Quá trình sinh đẻ có thể tạo ra một áp lực lớn lên đầu của bé, hình thành nên các cục máu đông và gây đột quỵ.
- Trẻ sơ sinh sau khi chào đời với mật độ tế bào dày hơn so với người trưởng thành, dẫn đến nguy cơ trẻ bị đông máu.
- Những ngày đầu sau khi sinh, tình trạng mất nước cũng khiến trẻ có nguy cơ bị đột quỵ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị đột quỵ
Thực tế, có không ít người vẫn nghĩ rằng đột quỵ chỉ xuất hiện ở người lớn nên thường chủ quan trước những biểu hiện lạ ở em. Để kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý, phụ huynh nên chú ý hơn đến những dấu hiệu nhận biết trẻ em bị đột quỵ sau:
- Đối với trẻ lớn, dấu hiệu đột quỵ tương tự như người lớn: Méo miệng, liệt nửa người đột ngột, khó nói, nói không thành tiếng, mất khả năng giữ thăng bằng.
- Đối với trẻ nhỏ, có thể có những biểu hiện không dễ nhận ra. Nhiều trường hợp đột quỵ nhưng không có biểu hiện rõ ràng mà chỉ đau đầu, buồn nôn, nôn, không tỉnh táo. Những triệu chứng này thường chung chung và bị nhầm lẫn với một số bệnh khác.
- Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu đột quỵ dễ nhận biết nhất là bị động kinh, theo đó, trẻ thường lặp đi lặp lại các chuyển động trên khuôn mặt, kể cả việc bú, nhai hay chuyển động mắt. Ngoài ra, trẻ còn có các chuyển động đạp chân bất thường, nhìn chằm chằm, co giật liên tục ở cơ mặt, tay, chân, lưỡi, co giật nhanh và đơn lẻ ở một bên cánh tay hoặc chân hoặc toàn bộ cơ thể. Nguy hiểm hơn, trẻ còn có thể ngưng thở do nhịp tim đập chậm.
Cách chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em
Nếu còn thắc mắc trẻ em có bị đột quỵ không và chưa thực sự chắc chắn con của mình đang gặp vấn đề gì, phụ huynh có thể cho con thực hiện một số biện pháp chẩn đoán. Đây là cách nhanh nhất để phát hiện ra chứng đột quỵ ở trẻ em và giảm được những tổn thương ở não của trẻ. Một số cách chẩn đoán đột quỵ ở trẻ em bao gồm:
- Chụp cắt lớp vi tính: Sử dụng tia X để chụp hình ảnh chi tiết về khu vực bị ảnh hưởng của não. Phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết chính xác trẻ có bị đột quỵ hay không và nếu có thì đó là loại đột quỵ nào.
- Chụp cộng hưởng từ: Phương pháp sử dụng sóng vô tuyến từ tính để tạo ra hình ảnh của não, từ đó cung cấp hình ảnh chi tiết hơn so với chụp cắt lớp.
- Chụp động mạch não: Sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để tiêm vào tĩnh mạch não, sau đó dùng tia X chụp lại phần não được nhuộm để chẩn đoán bệnh.
- Siêu âm tim: Biện pháp này sử dụng sóng âm thanh để chụp ảnh tim và xem van tim của trẻ có vấn đề gì không, tim có đang hoạt động bình thường hay không.
- Điện tâm đồ: Đây là phương pháp đo hoạt động của tim và nhịp tim.
Những lưu khi khi trẻ em bị đột quỵ
Đột quỵ ở trẻ em thường nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng hơn so với người lớn, do đó bạn nên cha mẹ nên thận trọng để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe con mình, theo đó bạn cần chú ý một số điều sau:
- Thời gian vàng để cấp cứu bệnh đột quỵ là 6 giờ, vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất ngay khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của đột quỵ.
- Đột quỵ ở trẻ em được đánh giá là khó phòng ngừa và cải thiện vì trẻ em thường không có các yếu tố nguy cơ như ở người lớn. Cách tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ đi chẩn đoán càng sớm càng tốt.
- Thường xuyên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nếu bị đột quỵ.
- Trong trường hợp trẻ bị đột quỵ, phụ huynh cần cho trẻ điều trị và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Theo dõi, thường xuyên quan sát con trẻ nhiều hơn, đặc biệt là trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý trong những tình huống nguy cấp.
- Không cho trẻ sử dụng thuốc hay các loại thực phẩm chức năng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Bài viết trên đây đã trả lời cho bạn đọc về câu hỏi trẻ em có bị đột quỵ không. Hiện nay những ca đột quỵ xuất hiện ở trẻ nhỏ không phải là ít, do đó cha mẹ cần quan tâm con nhiều hơn, đưa trẻ đi khám và chẩn đoán ngay khi có biểu hiện bất thường để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.