Loãng Xương Uống Thuốc Gì? Nên Dùng Trong Bao Lâu?
Loãng xương là tình trạng mật độ xương giả, khiến hệ xương khớp yếu và dễ gãy. Người bị loãng xương nên uống các loại thuốc điều trị chống hủy xương, bổ sung canxi, vitamin D và thuốc giảm đau. Mỗi loại thuốc đều có những công năng, phù hợp với từng đối tượng.
Loãng Xương Uống Thuốc Gì An Toàn, Hiệu Quả
Loãng xương là tình trạng chỉ số mật độ xương ở mức dưới -2,5, làm suy giảm cấu trúc xương, khiến xương yếu đi và dễ gãy. Để phòng chống nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm cho xương khớp, thoải mái vận động không lo lắng, người bệnh có thể tham khảo các loại thuốc uống điều trị như nhóm thuốc Bisphosphonates, Denosumab, giảm đau, tăng tạo xương, thực phẩm bổ sung canxi và vitamin D, …
Nhóm sản phẩm bổ sung canxi và vitamin D
- Công dụng: Bổ sung thành phần cần thiết thúc đẩy quá trình tái cấu tạo xương; Cải thiện tình trạng xương yếu, giòn, dễ gãy; Phòng ngừa nguy cơ loãng xương hiệu quả ở người cao tuổi và phụ nữ mang thai.
- Hàm lượng cần thiết: Các bác sĩ khuyến cáo hàm lượng bổ sung canxi tiêu chuẩn là 500-1.500mg/ngày và hàm lượng bổ sung tiêu chuẩn vitamin D là 800 – 1.000IU/ngày. Hai thành phần này buộc phải kết hợp với nhau vì Vitamin D đóng vai trò là chất dẫn chuyền giúp cơ thể hấp thụ canxi.
- Tác dụng phụ: Hoa mắt chóng mặt, nổi phát ban, táo bón, buồn nôn, giãn mạch ngoại vi.
Nhóm thuốc điều trị Bisphosphonates
- Công dụng: Ngăn bệnh tiến triển xấu, làm chậm quá trình thoái hóa; Ức chế quá trình hủy xương, được dùng tối đa trong 5 năm liên tục.
- Đối tượng sử dụng: Người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, nam giới thuộc nhóm nguy cơ (thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia).
- Các loại thuốc:
- Alendronate: Bao gồm Fosamax®, Fosamax Plus D® và Binosto®.
- Ibandronate: Boniva®.
- Risedronate: Bao gồm Actonel® và Atelvia®.
- Axit zoledronic: Reclast®.
- Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau xương khớp, chóng mặt, khó thở, ngứa, sốt.
Nhóm thuốc sinh học Denosumab
- Công dụng: Làm tăng mật độ và giảm nguy cơ loãng xương hiệu quả, hỗ trợ duy trì mật độ xương luôn ở mức ổn định. Thuốc cần sử dụng trong thời gian dài, thậm chí là suốt đời.
- Đối tượng sử dụng: Người bệnh không dung nạp được Bisphosphonates, người có vấn đề về thận.
- Các loại thuốc: Prolia, Xgeva
- Tác dụng phụ: Gây ngứa ngáy, đau cơ xương, da phát ban, nguy cơ gãy cột sống tăng cao nếu ngừng thuốc.
Nhóm thuốc tăng tạo xương
- Công dụng: Làm giảm nguy cơ bị gãy xương, mất xương, đồng thời tăng cường mật độ xương cần thiết cho cơ thể.
- Đối tượng sử dụng: Người có mật độ xương cực kỳ thấp, người lạm dụng steroid quá nhiều hoặc từng có tiền sử bị gãy xương.
- Các loại thuốc: Teriparatide (Forteo), Romosozumab (Evenity) và Abaloparatide (Tymlos)
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, chuột rút, chóng mặt.
Nhóm thuốc giảm đau
- Công dụng: Giảm đau từ nhẹ đến trung bình cho người bệnh trong quá trình sử dụng các loại thuốc uống trị loãng xương. Sản phẩm chỉ nên dùng trong một khoảng thời gian ngắn, lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng lờn thuốc.
- Đối tượng sử dụng: Người đang dùng thuốc, áp dụng phác đồ điều trị loãng xương.
- Các loại thuốc: Paracetamol
- Tác dụng phụ: Buồn nôn, nhức đầu, buồn ngủ
Một số thuốc khác
Bên cạnh các nhóm thuốc uống loãng xương kể trên, dưới đây là một số nhóm thuốc khác bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Fluor: Kích thích tổng hợp collagen để hình thành lại các đoạn xương bị gãy, đồng thời kích thích nguyên bào xương để tạo xương. Tuy nhiên hiện nay loại thuốc này đã còn ít hoặc không còn nhiều bệnh viện sử dụng.
- Calcitonin: Một loại peptide acid có thể ức chế các tế bào hủy xương được sản xuất bởi tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho thấy người bị loãng xương dùng 100IU Calcitonin hằng ngày có thể làm tăng mật độ xương ở tay, cột sống cổ, xương đùi hoặc ngăn chặn nguy cơ mất xương. Tuy nhiên hầu hết loại thuốc này chỉ thể hiện tác dụng ngăn ngừa nguy cơ gãy xương cột sống và được dùng khi các thuốc khác không đem đến kết quả.
- Strontiumranelat: Ức chế quá trình hủy xương, tăng khả năng tạo xương để cấu trúc cột sống, xương them vững chắc. Tuy nhiên nó có thể làm hạn chế việc hấp thụ calci nên cũng không được sử dụng nhiều.
Thuốc loãng xương dùng trong bao lâu, cần lưu ý gì?
Loãng xương uống thuốc gì, uống trong bao lâu thì có hiệu quả chính là băn khoăn lớn nhất của bệnh nhân. Thực tế điều này khá khó nói vì còn phụ thuộc vào tình trạng, cơ địa chỉ bệnh nhân, rất khó nói trước điều gì.
Nhìn chung, phần lớn các nhóm thuốc uống loãng xương đều được khuyến cáo sử dụng liên tục tối đa chỉ trong 3 – 5 năm. Trường hợp dùng thuốc quá mức có thể gây phản ứng ngược, làm xương yếu và gãy xương. Tuy nhiên với những loại thuốc đặc biệt, người bệnh cần duy trì sử dụng liên tục, thậm chí là cả đời để ổn định mật độ xương.
Thời gian uống thuốc loãng xương hoàn toàn phụ thuộc vào phác đồ điều trị của mỗi người bệnh. Bên cạnh việc kiên trì theo sát liệu trình, người bệnh cần nắm chắc những lưu ý sau để hiệu quả điều trị đạt được là tốt nhất:
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thêm/ bớt thuốc hay ngưng thuốc giữa chừng
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất cứ loại thuốc nào hay đang điều trị bệnh lý nào
- Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung nguồn khoáng chất từ thực phẩm hay các loại sữa cho người loãng xương để đảm bảo cân bằng các dưỡng chất
- Kết hợp với tắm nắng để bổ sung vitamin D3 tự nhiên, nhờ đó tổng hợp canxi dễ dàng hơn
- Tập thể dục thể thao hằng ngày để đảm bảo sự ổn định của hệ thống xương khớp nhưng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Thực hiện đo loãng xương định kỳ để hiểu rõ về mật độ xương hiện tại, từ đó có hướng phục hồi ổn định
Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn loãng xương uống thuốc gì, uống trong bao lâu là đủ. Mỗi người nên bắt đầu thay đổi thói quen sống lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất đa dạng hơn để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.