Bị bệnh gút có ăn được thịt gà, vịt không?
Bị bệnh gout vẫn có thể ăn được thịt gà, vịt. Tuy nhiên cần ăn một lượng vừa đủ, lựa chọn những phần thịt có hàm lượng purin thấp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nên ăn ức gà có hàm lượng purin thấp (khoảng 120mg/100g thịt), phù hợp với người bệnh gút.
- Nên hạn chế ăn thịt vịt vì thịt vịt có hàm lượng purin cao (khoảng 128mg/100g thịt), có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.
Bị bệnh Gout có ăn được thịt gà không?
Thịt gà, vịt và tất cả các loại gia cầm khác cũng như thịt, cá, động vật có vỏ đều chứa một nguồn purin nhất định. Purin khi phân hủy trong cơ thể sẽ tạo thành axit uric. Do đó, nếu người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, lượng axit uric dư thừa các thể tích tụ trong các khớp dẫn đến bệnh gút hoặc khiến các triệu chứng bệnh gút trở nên nghiêm trọng hơn.
Người bị bệnh gout có thể ăn được thịt gà nhưng cần chọn lọc kỹ càng. Dưới đây là bảng thành phần Purin trong thịt gà để bạn tham khảo:
Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ định nghĩa thực phẩm có hàm lượng purine cao là có tổng hàm lượng purine từ 150-1000 mg/100g
Purin trong thịt gà1 | |||
GÀ (100g) | TỔNG HÀM LƯỢNG PURIN | MỨC | |
Mông | 68,8 mg | Thấp | |
Chân | 122,9 mg | Vừa phải | |
Cánh | 137,5 mg | Vừa phải | |
Vú, không da | 141,2 mg | Vừa phải | |
Gan | < 300 mg | Cao |
Người bị bệnh gout có thể ăn được nhưng cần chọn lọc kỹ càng:
- Nên ăn ức gà: Ức gà có hàm lượng purin thấp (khoảng 120mg/100g thịt), phù hợp với người bệnh gút.
- Hạn chế ăn đùi gà, da gà và nội tạng gà: Những bộ phận này có hàm lượng purin cao hơn (khoảng 200-300mg/100g thịt), có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.
- Lượng ăn: Nên ăn vừa phải, không quá 100g thịt gà mỗi ngày.
- Cách chế biến: Theo nghiên cứu có thấy nên luộc, hấp thịt gà để làm giảm lượng purin trong thịt.
Bị bệnh Gout có ăn được thịt vịt không?
- Nên hạn chế ăn thịt vịt: Thịt vịt có hàm lượng purin cao (khoảng 128mg/100g thịt), có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn gút.
- Nếu muốn ăn: Nên ăn vừa phải, không quá 50g thịt vịt mỗi ngày
- Nên chọn phần ức vịt: Ức vịt có hàm lượng purin thấp hơn so với bộ phận khác của vịt.
- Cách chế biến: Nên luộc, hấp hoặc nướng thịt vịt, hạn chế chiên, rán vì sẽ làm tăng lượng purin trong thịt.
Bệnh gút có thể sử dụng thịt gà, thịt vịt nhưng với một số lượng nhất định và chế biến phù hợp để tránh tình trạng khiến các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn, tư vấn cụ thể.