Mãn Kinh Có Mang Thai Được Không? Biện Pháp Phòng Tránh
Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh không thể mang thai tự nhiên do buồng trứng ngừng hoạt động hoàn toàn, chu kỳ kinh nguyệt đã kết thúc.
Mãn kinh có mang thai được không?
Mãn kinh là thời kỳ kỳ buồng trứng ở nữ giới ngừng hoạt động hoàn toàn, thường xảy ra ở độ tuổi từ 45 đến 55. Việc buồng trứng ngừng hoạt động đồng nghĩa với việc chu kỳ kinh nguyệt sẽ kết thúc. Vì thế, người trong giai đoạn mãn kinh không thể mang thai tự nhiên.
Ở thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có thể quan hệ tình dục bình thường mà không lo sợ việc mang thai. Mặc dù không nhất thiết phải sử dụng biện pháp an toàn nhưng vợ chồng vẫn nên dùng bao cao su để phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B, giang mai hoặc lậu.
Một số trường hợp hy hữu người ngoài 50, 60 tuổi vẫn đậu thai tự nhiên. Điều này có nghĩa là thời gian mãn kinh của họ chậm hơn so với bình thường, hoàn toàn không phải là mang thai trong thời kỳ mãn kinh.
Những rủi ro gặp phải khi mang thai tuổi mãn kinh
Tuy phụ nữ mãn kinh có thể mang thai được nhưng y học đã chứng minh ở độ tuổi này cả mẹ và thai nhi sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Theo nhận định chuyên môn, những rủi ro thường gặp gồm có:
- Dễ bị sảy thai: Không nói đến độ tuổi mãn kinh mà ngay khi phụ nữ bước sang tuổi 35 mang thai đã có nguy cơ cao bị sảy thai. Con số được công bố trong nghiên cứu của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ: 35% phụ nữ ngoài 35 tuổi có thai bị sảy và con số cho phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh lên đến 50%.
- Dễ bị loãng xương: Càng lớn tuổi khả năng hấp thụ canxi của cơ thể càng giảm. Đặc biệt phụ nữ mang thai sẽ có khả năng bị giảm canxi nhiều hơn do nhu cầu đi tiểu nhiều khiến canxi bị đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Lượng canxi cung cấp thường ngày có thể sẽ không đủ để san sẻ cho cả mẹ và thai nhi gây ra tình trạng loãng xương.
- Sinh non: Nhiều nghiên cứu về độ tuổi sinh sản chứng minh việc phụ nữ mang thai ở giai đoạn mãn kinh có tỉ lệ sinh non cao hơn bình thường. Một phần do sức khỏe của mẹ không đảm bảo khiến thai nhi chào đời sớm hơn nhiều so với dự kiến.
- Tỷ lệ trẻ bị dị tật cao hơn: Ở tuổi mãn kinh, chất lượng trứng không còn đảm bảo, nội tiết tố của cơ thể phụ nữ cùng suy giảm dẫn đến phôi thai bị rối loạn nhiễm sắc thể. Vì thế mà nguy cơ mắc dị tật ở trẻ cao hơn, tiêu biểu là các hội chứng Down, Edwards, Patau…
Biện pháp tránh thai an toàn cho phụ nữ mãn kinh
Mãn kinh có mang thai được không giới chuyên môn đã đưa ra câu trả lời. Phụ nữ ở tuổi mãn kinh vẫn có khả năng thụ thai nếu như trứng chưa rụng hết. Vì vậy, nếu không muốn có thai thì bắt buộc mọi người cần thực hiện các biện pháp tránh thai an toàn. Hiện nay, có một số phương án tránh thai hiệu quả cho phụ nữ mãn kinh như:
- Sử dụng thuốc tránh thai nội tiết tố đường uống như sản phẩm phối hợp Estrogen – Progesterone hoặc thuốc ngừa thai progesterone.
- Tránh thai bằng thuốc dạng tiêm, miếng dán hoặc sử dụng phương pháp đặt vòng âm đạo.
- Triệt sản hoàn toàn bằng tiểu phẫu thắt ống dẫn trứng hoặc cắt bỏ ống dẫn trứng. Ngoài ra, có thể tránh thai bằng cách tác động đến bạn tình bằng cách thắt ống dẫn tinh ở nam giới.
- Sử dụng phương pháp Barrier bằng cách dùng màng ngăn, thuốc diệt tinh trùng hoặc dùng bao cao su khi quan hệ có hiệu quả 90 – 95 %.
Như vậy, phụ nữ không thể mang thai tự nhiên khi bước vào thời kỳ mãn kinh, chỉ có thể can thiệp bằng các biện pháp y khoa. Tuy nhiên, việc mang thai ở độ tuổi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên các chị em cần cân nhắc và có những biện pháp phòng tránh phù hợp.