Mụn Mủ Có Nên Nặn Không?

Người bị mụn mủ tuyệt đối không nên tự nặn, tránh gây nhiễm trùng, hình thành sẹo trên da, chỉ nên nặn trong một số trường hợp nhất định như:

  • Mụn mủ đã chín, có đầu trắng hoặc vàng rõ ràng.
  • Mụn mủ nằm ở vị trí dễ tiếp cận, không có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác.
  • Mụn mủ đã khô cồi nhưng chưa rụng, cần ngoại lực can thiệp.

Mụn mủ có nên nặn không? Có nguy hiểm không?

Mụn mủ là các nốt mụn bị phồng lên trên bề mặt da và chứa đầy mủ bên trong, gây cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bị. Người bị mụn mủ tuyệt đối không nên tự nặn, tránh gây nhiễm trùng, hình thành sẹo trên da, chỉ nên nặn trong một số trường hợp nhất định như:

  • Mụn mủ đã chín, có đầu trắng hoặc vàng rõ ràng.
  • Mụn mủ nằm ở vị trí dễ tiếp cận, không có nguy cơ lây lan sang các vùng da khác.
  • Mụn mủ đã khô cồi nhưng chưa rụng, cần ngoại lực can thiệp.

Lưu ý: Bạn cần có đủ kỹ năng và dụng cụ nặn mụn khử trùng trước khi thực hiện để tránh gây viêm nhiễm và tổn thương vùng da lành, khỏe. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện trên, bạn nên đến bệnh viện da liễu, spa thẩm mỹ để được hỗ trợ lấy nhân mụn chuẩn y khoa.

Trường hợp bạn tự ý nặn mụn mủ khi chưa chín hoặc nặn không đúng kỹ thuật có thể mang lại những rủi ro như:

  • Nhiễm trùng: Nặn mụn có thể tạo ra vết thương hở, là nơi vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Viêm nhiễm có thể lan rộng, dẫn đến tình trạng sưng tấy, đau nhức và thậm chí là hình thành ổ áp xe.
  • Sẹo: Nặn mụn mủ không đúng cách có thể làm tổn thương da, dẫn đến hình thành sẹo lõm, sẹo thâm, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
  • Lây lan mụn: Việc nặn mụn có thể vô tình làm vỡ nhân mụn và khiến mủ mụn dính vào các vùng da khác, dẫn đến tình trạng mụn lây lan.
Mụn mủ chỉ nên nặng trong một số trường hợp nhất định
Mụn mủ chỉ nên nặng trong một số trường hợp nhất định

Hướng dẫn nặn mụn mủ đúng cách

Như được nhắc ở trên, việc nặn mụn mủ không đúng cách sẽ để lại nhiều hậu quả trên làn da nói riêng và sức khỏe toàn thân nói chung. Vì thế, việc nặn mụn mủ cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây:

Đảm bảo vệ sinh khi nặn mụn

Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi nặn mụn. Đồng thời, dụng cụ nặn mụn cũng cần được khử trùng trước khi sử dụng.

Mụn mủ đủ điều kiện nặn

  • Tiến hành nặn mụn khi nhân mụn đã chín tới, đầu nhân mụn nổi rõ trên bề mặt da và se lại. Tuyệt đối không được nặn mụn mủ khi chúng chưa chín, còn gây viêm sưng trên làn da.
  • Chỉ nên nặn những mụn mủ nằm đơn lẻ trên da và nằm ở những vị trí dễ nặn. Nếu mụn mọc dày thành cụm, nhân ẩn sâu bên dưới da hoặc mụn mọc ở vị trí tử địa thì tuyệt đối không tự ý nặn tại nhà.

Kỹ thuật nặn đúng, an toàn cho da

  • Bước 1: Đắp khăn ấm hoặc xông hơi trong khoảng 5 phút giúp làm mềm da, giãn nở lỗ chân lông để lấy mụn dễ dàng hơn.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng dùng dụng cụ chuyên dụng lấy nhân mụn, dùng bông gòn thấm mủ ngay sau khi nặn để khuẩn bệnh không lan ra những vùng da xung quanh. Lưu ý không dùng móng tay để nặn mụn.
  • Bước 3: Sau khi đã lấy hết nhân mụn, tiến hành sát trùng da lại một lần nữa bằng nước muối sinh lý. Nếu mụn sau khi nặn chảy máu nhiều, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý.
  • Bước 4: Khi vết thương do nặn mụn gây ra đã se lại, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu tự nhiên thoa lên để làm dịu vết thương.
  • Bước 5: Hai ngày sau khi nặn mụn, nên dùng nước ấm để rửa mặt giúp loại bỏ hoàn toàn bã nhờn và dầu thừa tồn đọng trên da. Tránh dùng khăn để rửa mặt, thay vào đó hãy dùng tay massage nhẹ nhàng.
Nặn mụn mủ cần đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh
Nặn mụn mủ cần đúng kỹ thuật, đảm bảo vệ sinh

Khi điều trị mụn mủ cần lưu ý những điều gì?

Để quá trình điều trị mụn mủ nhanh chóng mang lại kết quả khả quan thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Dùng thảo dược tự nhiên để xông hơi, làm mặt nạ nếu tình trạng mụn mủ nhẹ, số lượng mụn ít.
  • Vệ sinh da ít nhất 2 lần/ngày giúp lỗ chân lông luôn thông thoáng và sạch sẽ. Nên sử dụng các loại sữa rửa mặt có thành phần dịu nhẹ và lành tính.
  • Tiến hành tẩy tế bào chết từ 1 – 2 lần/tuần giúp làm sạch bã nhờn và cặn bã tích tụ bên dưới lỗ chân lông.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm trong suốt khoảng thời gian điều trị mụn.
  • Không nên đưa tay chạm vào mặt hoặc tiến hành nặn mụn tại nhà nếu không đảm bảo vệ dụng cụ, kỹ thuật nặn.
  • Tránh các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, chất kích thích,… Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây tươi vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Uống đủ 2 lít nước/ngày..
  • Điều chỉnh lối sống sinh hoạt khoa học: Ngủ trước 23 giờ, không nên thức khuya, bảo vệ da khi đi ra ngoài, tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan,…

Như vậy phần lớn mụn mủ không nên nặn để tránh gây viêm nhiễm, tổn thương và hình thành sẹo trên da. Tùy vào mức độ và trạng thái mụn mà sẽ có từng phương pháp xử lý phù hợp, an toàn cho người bị.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android