Mụn
Mụn trứng cá là tình trạng da liễu xảy ra khi nang lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Có nhiều phương pháp điều trị mụn hiệu quả nhưng các nốt mụn trên da vẫn có thể tái phát trong thời gian dài.
Định nghĩa
Mụn trứng cá là tình trạng da liễu xảy ra khi nang lông của bạn bị tắc nghẽn bởi dầu nhờn và tế bào da chết. Nó gây ra mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn viêm hoặc mụn nhọt. Mụn trứng cá phổ biến nhất ở thanh thiếu niên, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Có nhiều phương pháp điều trị mụn hiệu quả nhưng các nốt mụn trên da vẫn có thể tái phát trong thời gian dài. Khi các mụn nhọt và vết sưng tấy lành dần và khi một nốt mụn bắt đầu biến mất, những mụn khác vẫn có thể mọc lên.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó, mụn trứng cá có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và để lại sẹo trên da. Bạn bắt đầu điều trị càng sớm thì nguy cơ để lại sẹo thâm càng thấp.
Hình ảnh
Triệu chứng
Những người bị mụn có thể xuất hiện các vấn đề như:
- Mụn đầu trắng.
- Mụn đầu đen.
- Những vết sưng nhỏ màu đỏ, mềm, sẩn.
- Mụn nhọt là những mụn sẩn có mủ ở đầu.
- Các khối u lớn, rắn chắc, đau đớn dưới da.
- Các khối u đầy mủ đau đớn dưới da.
- Mụn thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng trên và vai.
Nguyên Nhân
Bốn yếu tố chính gây ra mụn trứng cá bao gồm:
- Sản xuất dầu thừa (bã nhờn).
- Nang lông bị tắc do bụi bẩn và tế bào da chết.
- Vi khuẩn.
- Viêm da.
Mụn thường xuất hiện ở mặt, trán, ngực, lưng trên và vai vì những vùng da này có nhiều tuyến bã nhờn nhất. Thành nang có thể phồng lên và tạo ra mụn đầu trắng hoặc lỗ chân lông có thể hở ra và gây ra mụn đầu đen. Mụn đầu đen có thể trông giống như bụi bẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông. Nhưng thực chất lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn và dầu thừa, chuyển sang màu nâu khi tiếp xúc với không khí.
Mụn nhọt là những đốm đỏ nổi lên với tâm màu trắng phát triển khi các nang lông bị tắc, gây viêm hoặc do nhiễm vi khuẩn. Sự tắc nghẽn và viêm sâu bên trong nang lông tạo ra các u nang bên dưới bề mặt da. Các lỗ chân lông khác trên da là lỗ hở của tuyến mồ hôi, thường không liên quan đến mụn trứng cá.
Một số điều có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn:
- Thay đổi nội tiết tố: Androgens là những hormone tăng lên ở những thanh niên trong tuổi dậy thì, khiến tuyến bã nhờn to ra và tiết ra nhiều dầu nhờn hơn. Sự thay đổi nội tiết tố ở tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh, cũng có thể dẫn đến nổi mụn.
- Một số loại thuốc: Bao gồm các loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid, testosterone hoặc lithium.
- Do thực phẩm: Các nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm giàu carbohydrate, chẳng hạn như bánh mì, bánh mì tròn và khoai tây chiên có thể làm tình trạng mụn trứng cá trở nên trầm trọng hơn.
- Căng thẳng: Căng thẳng stress không gây ra mụn trứng cá, nhưng nếu bạn đã bị mụn trứng cá thì căng thẳng có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.
Biện pháp chẩn đoán
Mụn được chẩn đoán bằng cách xác định những tổn thương trên da. Việc chẩn đoán mụn dựa trên các loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng của chúng, giúp quyết định phương pháp điều trị sẽ tiến hành.
- Đánh giá cho các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh bao gồm hormone, hóa chất, hoặc liên quan đến thuốc.
- Xác định mức độ bệnh.
- Đánh giá những tác động tâm lý xã hội.
- Chẩn đoán mụn trứng cá thông qua thăm khám.
Biện pháp điều trị
Nếu bạn đã thử các sản phẩm trị mụn không kê đơn trong vài tuần và không mang lại hiệu quả, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc có tác dụng mạnh theo toa. Bác sĩ da liễu sẽ giúp bạn:
- Kiểm soát các nốt mụn trứng cá của bạn.
- Tránh để lại sẹo hoặc tổn thương khác trên da.
- Làm mờ thâm sẹo.
Thuốc trị mụn hoạt động bằng cách giảm sản xuất dầu, ngăn ngừa sưng tấy hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Với hầu hết các loại thuốc trị mụn theo toa, bạn có thể không nhận thấy kết quả trong vòng 4 - 8 tuần. Có thể mất nhiều tháng hoặc nhiều năm để các nốt mụn của bạn khỏi hoàn toàn.
Phác đồ điều trị mà bác sĩ khuyến nghị tùy thuộc vào độ tuổi, loại mụn và mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Thuốc bôi và thuốc uống thường được sử dụng cùng lúc. Các lựa chọn điều trị cho phụ nữ mang thai bị hạn chế do nguy cơ gặp phải nhiều tác dụng phụ.
Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của thuốc cùng với các phương pháp điều trị khác mà bạn đang cân nhắc. Hẹn tái khám với bác sĩ từ 3 đến 6 tháng một lần cho đến khi làn da của bạn được cải thiện.
Thuốc bôi
Các loại thuốc bôi theo toa phổ biến bạn có thể dùng đó là:
- Retinoid và các loại thuốc giống retinoid: Thuốc có chứa axit retinoic hoặc tretinoin thường hữu ích cho mụn trứng cá ở mức độ vừa phải. Chúng có dạng kem, gel và lotion. Bạn bôi thuốc này vào buổi tối, bắt đầu 3 lần/ tuần, sau đó có thể bôi hàng ngày khi da bạn đã quen với thuốc. Thuốc giúp ngăn ngừa sự tắc nghẽn của nang lông. Retinoid bôi tại chỗ làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da. Chúng cũng có thể gây khô da và mẩn đỏ, đặc biệt ở những người có làn da nâu hoặc đen.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn dư thừa trên da, giúp làm giảm mẩn đỏ và viêm. Trong vài tháng điều trị đầu tiên, bạn có thể sử dụng cả retinoid và kháng sinh, kháng sinh bôi vào buổi sáng và retinoid vào buổi tối. Thuốc kháng sinh thường được kết hợp với benzoyl peroxide để giảm tình trạng kháng kháng sinh. Không nên bôi thuốc kháng sinh tại chỗ.
- Axit Azelaic và axit salicylic: Axit Azelaic là một loại axit tự nhiên được sản xuất từ nấm men. Nó có đặc tính kháng khuẩn. Kem hoặc gel axit azelaic 20% dường như có hiệu quả như nhiều phương pháp điều trị mụn trứng cá thông thường khi sử dụng hai lần một ngày. Axit azelaic kê đơn là một lựa chọn phù hợp cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Axit salicylic có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn nang lông. Các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của thuốc vẫn còn hạn chế.
- Dapson: Dapsone (Aczone) 5% gel bôi hai lần mỗi ngày được khuyên dùng cho mụn trứng cá viêm. Tác dụng phụ bao gồm đỏ và khô.
Đặc biệt, người bệnh không nên sử dụng kẽm, lưu huỳnh, nicotinamide, resorcinol, sulfacetamide natri hoặc nhôm clorua trong các phương pháp điều trị tại chỗ cho mụn trứng cá.
Thuốc uống
- Thuốc kháng sinh: Đối với mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, bạn có thể cần dùng kháng sinh đường uống để giảm vi khuẩn. Thông thường lựa chọn đầu tiên để điều trị mụn trứng cá là tetracycline hoặc macrolide. Macrolide có thể là một lựa chọn cho những người không thể dùng tetracycline, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi. Nên sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn. Chúng cũng nên được kết hợp với các loại thuốc khác, chẳng hạn như benzoyl peroxide để giảm nguy cơ bị kháng kháng sinh. Tác dụng phụ nghiêm trọng do sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá là không phổ biến. Tuy nhiên những loại thuốc này làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời của da bạn.
- Thuốc tránh thai kết hợp: Một số loại thuốc tránh thai kết hợp đã được FDA chấp thuận để điều trị mụn trứng cá đó là những sản phẩm như Ortho Tri-Cyclen 21, Yaz. Bạn cần sử dụng thuốc trong thời gian dài mới cảm nhận được hiệu quả. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc tránh thai kết hợp là tăng cân, đau ngực và buồn nôn. Những loại thuốc này cũng có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, ung thư vú và ung thư cổ tử cung.
- Thuốc kháng androgen: Thuốc spironolactone (Aldactone) có thể được xem xét cho phụ nữ và trẻ vị thành niên nếu kháng sinh đường uống không giúp ích. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác dụng của hormone androgen lên các tuyến sản xuất dầu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm đau vú và đau bụng kinh.
- Isotretinoin: Isotretinoin (Amnvalu, Claravis, những loại khác) là một dẫn xuất của vitamin A. Nó có thể được kê đơn cho những người bị mụn trứng cá ở mức độ vừa hoặc nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Tác dụng phụ tiềm ẩn của isotretinoin đường uống bao gồm bệnh viêm ruột, trầm cảm và dị tật bẩm sinh nghiêm trọng.
- Chuyên gia
- Cơ sở