Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Lá Gì Tốt Cho Bệnh?
Người bị nổi mề đay có thể tắm bình thường nhưng cần tuân thủ các điều sau để bệnh không chuyển biến nặng hơn:
- Tắm bằng nước ấm
- Không chà xát mạnh trên vùng da bệnh
- Không nên tắm lâu, thời gian tắm chỉ khoảng 5 đến 10 phút
- Dùng sản phẩm dưỡng da lành tính phù hợp sau tắm.
Nổi mề đay có được tắm không? Cách tắm đúng, an toàn
Mề đay là một chứng bệnh da liễu thường gặp, gây mẩn đỏ, ngứa ngáy xuất hiện ở mọi đối tượng. Theo quan niệm dân gian, mề đay nên kiêng gió, kiêng nước để bánh tình trạng bệnh thêm nặng. Tuy nhiên, người bị bệnh mề đay không nên kiêng tắm vì:
- Mồ hôi, tế bào chết tích tụ trên da có thể tăng sự tấn công của vi khuẩn nên các vùng da bệnh khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Bụi bẩn từ môi trường bám trên da dễ khiến vùng da bệnh bị viêm nhiễm, lan rộng.
Mặc dù người bị bệnh mề đay có thể tắm rửa như bình thường nhưng cần lưu ý những điều sau để có cách tắm đúng, an toàn nhất, tránh bệnh phát tán và trở nên nghiêm trọng hơn:
- Nên tắm bằng nước ấm: Tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể khiến da kích ứng và khiến vùng da bệnh phát tán mạnh hơn, tăng cảm giác ngứa ngáy và tổn thương sâu cho da.
- Không chà xát mạnh trên vùng da bệnh: Tác động lực mạnh dễ khiến da bị trầy xước, chảy máu, nguy hiểm hơn là để lại sẹo hoặc dễ bị nhiễm trùng gây viêm nhiễm cho da.
- Không tắm quá lâu: Thời gian tắm trung bình nên dao động từ 5 đến 10 phút, tắm quá lâu dễ khiến da hao nước, mất độ ẩm tự nhiên, bề mặt da khô và dễ bị ngứa, bong tróc.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp: Nên chọn những loại kem dưỡng da lành tính, tự nhiên để cân bằng độ ẩm trên da sau khi tắm. Nên dùng lượng kem vừa đủ, tránh gây bí bách, tắc nghẽn lỗ chân lông.
Bệnh nhân bị nổi mề tắm nước lá gì tốt?
Thay vì tắm bằng nước lã, người bị nổi mề đay nên nấu các loại nước lá tắm nhằm tăng hiệu khả năng kháng khuẩn, kiểm soát tình trạng lây lan, giảm cảm giác ngứa và làm lành da nhanh chóng hơn. Theo đó, một số loại nước lá được khuyên dùng là:
Dùng lá khế chua
Lá khế chua là dược liệu có vị chua nhẹ, tính bình và có công dụng tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu. Nguyên liệu này có chứa hoạt chất có tính kháng viêm, sát trùng, làm giảm những tổn thương trên da. Bởi vậy, sử dụng lá khế chua có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nắm lá khế chua, rửa thật sạch rồi để ráo nước.
- Đem lá đun cùng một ít muối, đun sôi rồi đem sử dụng.
- Người bệnh hòa cùng nước lạnh để tắm hàng ngày.
Tắm nước lá kinh giới
Lá kinh giới có vị cay, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm nhanh chóng. Bên trong lá kinh giới có rất nhiều thành phần có lợi như: Menthol racemic, d-limonene… Sử dụng lá kinh giới để điều trị mề đay là bài thuốc được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả tốt.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá kinh giới và rửa sạch.
- Sau đó đun nguyên liệu cùng khoảng 2 đến 3 lít nước, đun sôi thì sử dụng để tắm rửa và vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
Nước nấu từ lá tía tô
Lá tía tô là dược liệu có tính ấm, vị ngọt. Các thành phần có trong tía tô được đánh giá có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm đặc biệt. Bởi vậy tía tô là bài thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị chứng mề đay mẩn ngứa.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị một nắm lá tía tô, rửa sạch rồi đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi rồi tắt bếp và sử dụng nước lá tía tô để vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Người bệnh có thể lấy bã tía tô và chà nhẹ nhàng lên vùng da bị mề đay để gia tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Như vậy, người bị nổi mề đay hoàn toàn có thể tắm nhưng cần tắm đúng cách để bệnh không chuyển biến nặng hơn. Nếu bệnh mãi không thuyên giảm, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, vùng da bệnh lan rộng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám ngay lập tức để kịp thời xử lý, chữa trị.