Tiêm Phòng Viêm Gan B Sau Bao Lâu Thì Được Có Thai?
- Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, phụ nữ nên chờ ít nhất khoảng 3 tháng sau khi tiêm phòng viêm gan B mũi cuối cùng.
- Nếu vừa tiêm phòng viêm gan B đã có thai nên dừng không tiêm nữa và thông báo cho bác sĩ
- Mẹ nên tiêm phòng viêm gan B trước khi có thai để tránh tình trạng khi mang thai mắc phải lây truyền sang con.
Tiêm phòng viêm gan B sau bao lâu thì được có thai?
Theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu thì việc tiêm phòng vacxin viêm gan B cần được tiến hành trước ít nhất 3 tháng khi mang thai, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Ngoài ra cũng có nhiều ý kiến cho rằng khoảng cách từ 1 – 3 tháng là đủ an toàn và vacxin không làm ảnh hưởng đến quá trình mang thai.
Trong đó, lịch tiêm vacxin cho người lớn có thể có 2 phương án sau đây:
- Tiêm 3 mũi: Mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên tối thiểu là 1 tháng, mũi thứ 2 cách mũi thứ 2 khoảng 5 tháng.
- Tiêm 4 mũi: Tiêm 3 mũi liên tiếp cách nhau mỗi mũi khoảng 1 tháng, mũi cuối cùng tiêm cách mũi thứ 3 khoảng 12 tháng.
Trong trường hợp phụ nữ chưa hoàn thành phác đồ tiêm, chỉ mới tiêm 1 mũi đầu hoặc 2 mũi đầu đã cấn bầu thì không nên tiêm tiếp nữa. Cần báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa, để được tư vấn, cân nhắc và tìm giải pháp phù hợp.
Vì sao nên tiêm phòng viêm gan B trước khi có thai?
Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cao, do virus viêm gan B gây ra, Người mắc bệnh có thể bị suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa, bệnh não do gan… Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp tế bào gan bị virus tấn công, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Trong đó, phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B hoàn toàn có thể lây bệnh sang cho thai nhi, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ mà tỷ lệ truyền nhiễm sẽ khác nhau. Cụ thể, trong 3 tháng đầu khả năng con bị lây là 1%, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là 10%. Khi chào đời, kháng thể chưa hoàn thiện, sức khỏe còn yếu nên tình trạng có thể diễn biến nặng hơn bình thường nếu nhiễm từ mẹ.
Ngoài ra, thể trạng của phụ nữ khi mang thai sẽ yếu hơn người bình thường rất nhiều, do vậy rất dễ bị virus tấn công. Việc ngăn ngừa bệnh trước sẽ là biện pháp an toàn giúp mẹ bầu yên tâm hơn khi mang thai.
Cách tốt nhất để phòng ngừa viêm gan B ở trẻ sơ sinh chính là khi có ý định mang thai, mẹ nên tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin, đặc biệt là vacxin viêm gan B. Với phương pháp này, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh đủ lượng kháng thể viêm gan B, ngăn ngừa và chóng lại virus HBV.
Trong thai kỳ tiêm phòng viêm gan B được không?
Theo giải đáp của các chuyên gia, việc tiêm vacxin viêm gan B khi mang thai vẫn an toàn với sức khỏe của thai nhi. Ngay cả trong trường hợp tiêm phòng mà phát hiện mang thai thì cũng không gây hại cho thai nhi.
Nguyên nhân là do vacxin viêm gan B là loại bất hoạt, có nghĩa là nó không chứa vi khuẩn sống. Đồng thời nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh đây là một trong số các loại vacxin an toàn nhất.
Dù việc tiêm phòng viêm gan B khi đang mang thai không thuộc vào trường hợp chống chỉ định. Thế nhưng các chuyên gia và bác sĩ khuyên phụ nữ nếu không phải bất đắc dĩ thì vẫn không nên tiêm phòng trong giai đoạn này.
Bởi sức đề kháng của phụ nữ trong thời gian này rất yếu, kèm thêm những thay đổi lớn từ cơ thể do mất cân bằng nội tiết tố. Việc tiêm phòng có thể sẽ không đạt được kết quả như mong muốn hoặc không đúng với quy luật, đồng thời cũng khó đánh giá. Mặt khác, nó gây ra nguy cơ gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ.
Vì mức độ nghiêm trọng và nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con cao, do vậy phụ nữ nên tiêm phòng vacxin càng sớm càng tốt, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và thai nhi.