Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Mẹ Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

  • Bản chất của táo bón ở trẻ sơ sinh là do thức ăn không được hấp thụ, đào thải khiến trẻ đầy bụng, khó chịu, mệt mỏi. 
  • Khi bị táo bón, trẻ dùng tiếng khóc vô cớ để báo hiệu cho bố mẹ. Đồng thời, con bỏ ăn, ngủ không sâu giấc. 
  • Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng này.

 

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong quá trình điều trị và phòng ngừa táo bón ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Tùy vào từng đối tượng trẻ, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ tư vấn các nhóm thực phẩm phù hợp nhằm cải thiện tình trạng.

Đối với trẻ bú sữa mẹ

Đối với các em bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, khi con khó đi ngoài, mẹ cần điều chỉnh ngay chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm mẹ dùng mỗi ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần dinh dưỡng của sữa.

Vì vậy, sữa mẹ được xem là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ, cũng là “dược phẩm” tốt nhất cho trẻ cải thiện táo bón. Mẹ nên:

Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ giúp hấp thụ nước và liên kết các chất béo với nhau để tạo nên một loại gel giữ mềm cho phân, giúp phân dễ di chuyển ra ngoài.

  • Mẹ nên ăn các loại đậu, cà rốt, khoai lang với lượng vừa đủ. Không ăn quá nhiều một bữa.
  • Sử dụng hoa quả tươi theo mùa để tăng cường chất xơ và cải thiện sức đề kháng. Các loại quả nên dùng khi táo bón là thanh long, cam, táo, kiwi, mâm xôi, việt quất…
  • Thêm vào khẩu phần ăn các loại rau xanh như cải cate, rau diếp cá, bina, măng tây, súp lơ xanh…
  • Bổ sung thường xuyên các loại ngũ cốc và hạt để cải thiện chất lượng sữa mẹ, cân bằng dinh dưỡng. Bên cạnh chất xơ, các loại hạt sau như óc chó, hạt lanh, hồ đào, hạt chia… còn giàu omega 3 , rất tốt cho sữa mẹ.

Sử dụng sữa chua: Sữa chua là một thức ăn rất hữu ích trong trường hợp này. Đây là chế phẩm lên men từ sữa tươi cung cấp lượng Probiotic lớn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột. Mẹ nên dùng từ 2 – 3 hộp sữa chua mỗi tuần trong giai đoạn nuôi con bú.

Uống đủ nước: Nước là thành phần cơ bản của sữa, cũng là một “nguyên liệu” không thể thiếu khi cơ thể mẹ sản xuất sữa. Chuyên gia khuyến cáo mẹ nên uống 1 ly nước ngay sau khi cho con bú, có thể dùng nước lọc, trà thảo mộc hay nước uống trái cây đều được.

Sữa mẹ có thể gây táo bón cho con
Sữa mẹ có thể gây táo bón cho con

Bên cạnh đó, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn, tránh những thực phẩm sau:

  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ vì nó chứa một hàm lượng protein gây khó tiêu, dẫn đến táo bón. Nó khiến trẻ mất nhiều thời gian tiêu hóa gấp 3 lần so với rau xanh.
  • Tránh dùng ngũ cốc đã qua chế biến vì nó chứa rất nhiều tinh bột, hàm lượng chất xơ bị giảm nhiều. Khi sử dụng thường xuyên, thành phần của sữa mẹ cũng bị thiếu cân bằng chất xơ.
  • Tránh dùng các loại đồ ăn chế biến sẵn và thức ăn nhiều đường vì nó làm tăng hàm lượng chất béo và đường trong sữa mẹ lên cao.
  • Không dùng gia vị cay nóng như ớt, gừng, tiêu, riềng bởi nó sẽ khiến tình trạng táo bón ở cả mẹ và bé trở nên trầm trọng.
  • Hạn chế tối đa việc uống cà phê, nước chè đặc, nước ngọt, rượu bia vì nó chứa chất kích ứng không tốt cho mẹ và bé.

Đối với trẻ bú sữa công thức

Cân nhắc chuyển đổi sữa công thức: Sau khi tham vấn ý kiến bác sĩ nhi khoa, phụ huynh có thể lựa chọn các nhãn hiệu sữa công thức chuyên biệt được bổ sung:

  • Prebiotics: Hỗ trợ quá trình lên men, tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh đường ruột phát triển khỏe mạnh.
  • Probiotics: Các chủng vi khuẩn có lợi (như Lactobacillus, Bifidobacterium) giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chống táo bón.
  • Tỷ lệ đạm whey cao hơn casein: Đạm whey dễ tiêu hóa, giảm nguy cơ tạo phân rắn.
Probiotics rất cần cho hệ tiêu hóa của trẻ
Probiotics rất cần cho hệ tiêu hóa của trẻ

Pha chế sữa đúng cách: Việc pha sữa bột quá đặc là lỗi thường gặp khiến trẻ dễ bị táo bón. Cần nghiêm ngặt tuân thủ tỷ lệ nước và sữa được hướng dẫn bởi nhà sản xuất.

Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm (trên 6 tháng)

  • Trái cây: Nên ưu tiên các loại quả giàu chất xơ, mềm, dễ tiêu hóa như chuối chín, bơ, lê, táo hấp/nấu chín, mận, đu đủ. Trái cây có thể được xay nhuyễn hoặc nghiền cho phù hợp với khả năng ăn thô của trẻ.
  • Rau củ: Chọn các loại rau củ chứa lượng chất xơ cao như khoai lang, bí đỏ, khoai tây, cà rốt, đậu Hà Lan, bông cải xanh. Nên hấp chín để mềm hoặc nấu thành các món súp, cháo bổ dưỡng cho trẻ.
  • Nước hầm xương: Cung cấp nước, các chất điện giải, đồng thời dễ hấp thu cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
  • Sữa chua: Lựa chọn sữa chua không đường hoặc ít đường, chứa các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa.
Từ 6 tháng tuổi, bố mẹ nên để ý phối hợp đồ ăn dặm cho con để hạn chế táo bón
Từ 6 tháng tuổi, bố mẹ nên để ý phối hợp đồ ăn dặm cho con để hạn chế táo bón

Lưu ý: Việc điều chỉnh chế độ ăn cần được thực hiện từ từ, quan sát sát sao phản ứng của trẻ sau mỗi lần giới thiệu thực phẩm mới nhằm kịp thời phát hiện các dấu hiệu dị ứng hoặc không dung nạp.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón tại nhà

Khi cải thiện tình trạng khó đi tiêu cho trẻ tại nhà, mẹ nên biết cách hỗ trợ bé tiêu hóa thức ăn cho đúng:

  • Mẹ có thể cho bé ngồi vào chậu nước để “ngâm hậu môn” với nước ấm. Đây là cách trị táo bón cho những em bé sơ sinh lười ăn và hay quấy khóc. Mẹ nên ngâm mỗi lần khoảng 10 phút và thực hiện mỗi ngày 2 lần.
  • Massage bụng cho bé bằng cách dùng 3 ngón giữa chụm lại, đặt lên vùng bụng, xoay quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Dùng lực nhẹ vừa đủ để cảm thấy bụng cứng của trẻ, mỗi lần xoa kéo dài 3 phút. Đây là cách giúp chất thải trong bụng bé mềm ra và di chuyển xuống hậu môn dễ dàng hơn.
  • Khi áp dụng các cách chữa tại nhà không cho hiệu quả tốt, bố mẹ nên cho con đi viện kiểm tra sức khỏe tiêu hóa ngay. Đồng thời, phụ huynh nên sử dụng phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trẻ sơ sinh bị táo bón nên được ăn uống khoa học, hợp lý. Bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé để phòng và cải thiện tình trạng khó đi tiêu ở trẻ. Đừng quên đưa trẻ đi khám bác sĩ khi thấy dấu hiệu trẻ bị táo bón lâu ngày.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android