Điều Trị Viêm Khớp Thái Dương Hàm
Viêm khớp thái dương hàm hình thành từ đâu?
- Rối loạn khớp thái xương hàm: Thể hiện ở rối loạn chức năng do lệch khớp khiến khớp hoạt động sai, cấu trúc khớp bất thường hoặc do viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, nhiễm trùng
- Chấn thương: Va đập mạnh vào mặt, đầu, nghiến răng, cắn chặt hàm, hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều.
- Các yếu tố khác: Căng thẳng làm cơ hàm co thắt, thay đổi nội tiết tốt trong thời kỳ mang thai, mãn kinh và tiền mãn kinh hoặc do yếu tố di truyền.
Giải pháp pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm
Điều trị can thiệp
Tiêm khớp trị viêm
Tiêm khớp thái dương hàm là thủ thuật tiêm thuốc trực tiếp vào khớp hàm nhằm giảm viêm, giảm đau và cải thiện chức năng vận động của khớp. Thuốc thường được sử dụng là corticosteroid, một loại thuốc chống viêm mạnh có tác dụng giảm sưng và giảm đau nhanh chóng.
Quy trình thực hiện:
- Thăm khám và đánh giá tình trạng: Bác sĩ sẽ kiểm tra khớp hàm, đánh giá mức độ đau và các triệu chứng khác.
- Vệ sinh vùng tiêm: Bác sĩ sát trùng vùng da xung quanh khớp hàm để đảm bảo vô trùng.
- Gây tê tại chỗ: Bác sĩ tiêm thuốc gây tê để giảm đau trong quá trình thực hiện.
- Thực hiện tiêm: Bác sĩ sử dụng kim tiêm nhỏ, tiêm thuốc corticosteroid vào khoang khớp dưới hướng dẫn của hình ảnh X-quang hoặc siêu âm để đảm bảo chính xác vị trí.
- Nghỉ ngơi và theo dõi: Sau khi tiêm, bạn có thể được theo dõi trong khoảng 15-30 phút để đảm bảo không có phản ứng phụ nghiêm trọng.
Phẫu thuật
- Mổ nội soi khớp thái dương hàm: Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, sử dụng camera và dụng cụ nhỏ để thực hiện các thủ thuật như điều chỉnh đĩa đệm khớp, loại bỏ mô sẹo, hoặc giải phóng dây thần kinh bị chèn ép.
- Mổ mở khớp thái dương hàm: Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp nặng, cần can thiệp rộng hơn. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ bên ngoài da để tiếp cận khớp, sau đó thực hiện các thao tác cần thiết.
- Phẫu thuật khớp cắn: Trong một số trường hợp, sai lệch khớp cắn có thể gây ra rối loạn khớp thái dương hàm. Phẫu thuật khớp cắn sẽ giúp điều chỉnh lại vị trí của hàm trên và hàm dưới, cải thiện chức năng ăn nhai và giảm áp lực lên khớp.
Điều trị bảo tồn
Đây là nhóm phương pháp điều trị không xâm lấn, thường được áp dụng cho các trường hợp nhẹ.
- Đeo máng nhai: Máng nhai được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân, giúp định vị khớp hàm, giảm co cứng cơ và giảm đau.
- Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp tăng biên độ vận động khớp, cải thiện sức mạnh cơ vùng hàm mặt.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không steroid (NSAID) có thể giúp giảm đau và viêm khớp.
- Tư vấn và thay đổi thói quen: Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thay đổi thói quen ăn nhai, giảm căng thẳng, chườm nóng/lạnh giảm đau để cải thiện tình trạng.
Làm gì để phòng ngừa viêm khớp thái dương hàm
- Đi khám nha khoa định kỳ: Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề về khớp cắn hoặc rối loạn khớp thái dương hàm.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng kỹ lưỡng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bựa, ngăn ngừa viêm lợi và các bệnh lý về răng miệng.
- Thư giãn: Thực hiện các bài tập thở chậm, yoga, hoặc thiền định để giảm căng thẳng và thư giãn cơ thể.
- Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ chất lượng giúp cơ thể phục hồi và giảm căng thẳng tích tụ.
- Hạn chế đồ ăn cứng, dai: Thức ăn cứng đòi hỏi lực nhai mạnh, có thể làm tăng áp lực lên khớp TMJ.
- Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D cần thiết cho xương khớp chắc khỏe.
Viêm khớp thái dương hàm tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nếu nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau, cải thiện chức năng khớp hàm và lấy lại nụ cười rạng rỡ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!