Bà Bầu Ăn Sắn Được Không? Hướng Dẫn Cách Ăn Tránh Ngộ Độc
Sắn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng do đặc điểm riêng nên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên ăn. Trong 3 tháng giữa và 2 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn ăn được củ sắn, nhưng cần đảm bảo ăn đúng cách, đúng mức độ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, vấn đề bầu ăn củ sắn được không nhận được rất nhiều quan tâm. Với thành phần giàu dinh dưỡng, tuy nhiên, không phải giai đoạn nào trong thai kỳ mẹ cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể và hướng dẫn cách ăn khoai mì tốt nhất.
Thành phần dinh dưỡng trong củ sắn (khoai mì)
Trước khi giải đáp bầu ăn củ sắn được không, chuyên gia phân tích chi tiết về dinh dưỡng trong củ sắn và tổng hợp được bảng thành phần như sau:
Dinh dưỡng | Thành phần (trong 100g sắn) |
Năng lượng | 160kcal |
Carbs | 38.1g |
Canxi | 16mg |
Magie | 21mg |
Phốt pho | 27mg |
Kali | 271mg |
Natri | 14mg |
Vitamin A | 13IU |
Vitamin C | 20.6mg |
Có thể thấy sắn là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng phát hiện trong thành phần củ sắn có chứa một số chất kháng dinh dưỡng như Saponin, Phytate, Tanin. Vậy nên, mẹ bầu cần cẩn trọng khi ăn sắn trong thai kỳ.
Bầu ăn củ sắn được không?
Để giải đáp “bầu ăn khoai mì được không?”, chuyên gia phân tích cụ thể từng giai đoạn trong thai kỳ như sau:
3 tháng đầu thai kỳ bầu ăn củ sắn được không?
Bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không? Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bầu ăn củ sắn được không? Chuyên gia khuyến cáo bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn củ sắn. Bởi giai đoạn này, mẹ còn yếu và thai nhi chưa làm tổ chắc chắn, rất dễ động thai. Đặc biệt, giai đoạn này cần bổ sung nhiều dưỡng chất như sắt, canxi, magie, kẽm,… để tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Tuy nhiên, trong củ sắn lại chứa chất kháng dinh dưỡng như:
- Saponin: Đây là chất chống oxy hóa nhưng lại khiến cơ thể giảm khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất.
- Phytate: Hoạt chất này làm cản trở sự hấp thu canxi, sắt, magie và kẽm.
- Tanin: Chất này gây giảm khả năng tiêu hóa protein, cản trở sự hấp thu kẽm, sắt, đồng và thiamine.
Ngoài ra, trong củ khoai mì chứa acid cyanhydric, chất này ức chế hoạt động của men hô hấp và giải phóng axit cyanhydric (HCN). Vậy nên nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc, gây ra các vấn đề về tiêu hoá, suy giảm chức năng thần kinh và tuyến giáp, tổn thương các cơ quan nội tạng, thậm chí dẫn đến tử vong.
Hướng dẫn xử lý khi bà bầu ăn củ sắn ngộ độc
Trong trường hợp ngộ độc sắn, cần nhanh chóng ép cho người bệnh nôn toàn bộ lượng sắn vừa ăn càng sớm càng tốt, tiếp theo cho uống dung dịch đường glucose 30 – 50%. Sau đó, lập tức đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
3 tháng giữa và 3 tháng cuối bà bầu ăn củ sắn được không?
Bầu 3 tháng giữa và bầu 3 tháng cuối ăn sắn được không? Chuyên gia trả lời giai đoạn bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn củ sắn. Bởi lúc này sức khỏe của mẹ và thai nhi đều đã ổn định. Đặc biệt, ăn sắn đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Giúp xương chắc khỏe hơn: Trong củ sắn có hàm lượng lớn photpho và kali, 2 khoáng chất này hỗ trợ thúc đẩy phát triển và bảo vệ hệ xương khớp. Vậy nên, bổ sung sắn vào chế độ ăn sẽ cải thiện sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở mẹ bầu.
- Hạn chế tình trạng táo bón: Hàm lượng lớn chất xơ trong củ sắn có tác dụng tăng cường hoạt động tiêu hóa, kết hợp một số enzyme và axit amin giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hạn chế táo bón trong thai kỳ.
- Chăm sóc sức khỏe làn da: Chuyên gia phân tích, trong thành phần củ sắn chứa hàm lượng lớn nước và khoáng chất giúp cấp ẩm và làm mềm da. Đặc biệt, các khoáng chất như magie, sắt và kẽm trong sắn kích thích tăng sinh collagen và elastin, giúp làn da săn chắc và đàn hồi tốt hơn. Chất chống oxy hóa axit ascorbic và carotenoid giúp ngăn ngừa lão hóa, làm sáng da giảm thâm nám cho bà bầu.
- Tăng cường đề kháng: Các dưỡng chất như vitamin C, kẽm, selen,…. giúp ngăn chặn gốc tự do hình thành, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bổ sung sắn đúng cách sẽ giúp mẹ bầu chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus,…
Kết luận lại cho vấn đề “bầu ăn củ sắn được không?”, có thể thấy thực phẩm này được khuyến cáo không ăn cho 3 tháng đầu thai kỳ, nhưng trong 6 tháng cuối, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng hằng ngày.
Bầu ăn bột sắn dây được không?
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu không nên ăn củ sắn và bột sắn dây. Bởi sắn có tính hàn, dễ gây lạnh bụng, mệt mỏi và chóng mặt, ngoài ra uống sai cách sẽ dẫn đến ngộ độc, gây động thai.
Nhưng bước sang tháng thai kỳ thứ 4, mẹ bầu hoàn toàn ăn được bột sắn dây. Với thành phần chứa nhiều nước, gluxit, protit, xenlucoza, photpho, canxi, sắt,… ăn bột sắn dây đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, nước sắn dây có tính mát, rất tốt cho bà bầu bị nóng trong hoặc bị mất nước.
Bởi đặc tính chất độc trong sắn dễ bay hơi, có thể hoàn toàn dễ dàng trong nước nóng hoặc nước lạnh. Đặc biệt, khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với đường kính sẽ chuyển thành chất không độc. Vậy nên, khi được chế biến thành dạng bột sắn dây, bà bầu 6 tháng cuối thai kỳ hoàn toàn ăn được mà không lo ngộ độc. Tuy nhiên cần lưu ý, không hòa bột sắn với mật ong bởi sự kết hợp này sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong.
Hướng dẫn mẹ bầu cách ăn củ sắn tốt cho sức khỏe, tránh ngộ độc
Ngoài giải đáp “bầu ăn củ sắn được không?”, chuyên gia cũng hướng dẫn chi tiết cách ăn sắn tốt cho sức khỏe của mẹ bầu, tránh gây ngộ độc.
- Sơ chế kỹ trước khi chế biến: Lột sạch lớp vỏ màu hồng, cắt bỏ 2 đầu của củ sắn. Sau đó, ngâm nước từ 3 – 5 tiếng (cứ 30 phút thay nước một lần), cuối cùng cho sắn vào nồi luộc, mở vung để chất độc bay ra ngoài.
- Ăn kèm với thức ăn giàu protein: Protein sẽ giúp loại bỏ độc tố trong sắn, vậy nên mẹ bầu khi ăn sắn nên kết hợp với các thực phẩm giàu protein như thịt ức gà, trứng, phomai, yến mạch, bông cải xanh,…
- Ăn mức độ vừa phải: Chuyên gia khuyến nghị, mẹ bầu chỉ nên ăn từ 70 – 100g sắn/ngày. Không nên ăn quá nhiều sẽ khiến chất độc tích tụ trong cơ thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lựa chọn cách chế biến phù hợp: Các món ăn chế biến từ sắn như sắn luộc kỹ, xôi sắn, bột sắn,… sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Cách chọn củ sắn ngon, bở, không thuốc trừ sâu
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách chọn củ sắn đảm bảo ngon, bở, không bị khô và không thuốc trừ sâu.
- Dựa vào phần vỏ: Dùng tay cạo nhẹ phần vỏ bên ngoài của củ sắn, sau đó quan sát màu sắc lớp vỏ bên trong. Nếu vỏ màu hồng nhạt sẽ ít độc tốt hơn những củ sắn có lớp vỏ trong màu trắng.
- Dựa vào hình dáng: Chọn củ khoai mì tươi để đảm bảo ngọt, bở và không bị khô. Ưu tiên lựa chọn củ mập mạp, thẳng dài sẽ có ít xơ, khi luộc thơm ngon hơn.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “bầu ăn củ sắn được không?”. Sắn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng do đặc điểm riêng nên phụ nữ mang thai 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên ăn. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu hoàn toàn ăn được củ sắn, nhưng cần đảm bảo ăn đúng cách, đúng mức độ để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!