Chế Độ Ăn Cho Người Xuất Huyết Tiêu Hóa Đầy Đủ Dinh Dưỡng
Chế độ ăn cho người xuất huyết tiêu hóa đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Cùng tìm hiểu chi tiết cách xây dực thực đơn trong bài viết sau.
Nguyên tắc ăn uống dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Bên cạnh việc thực hiện điều trị chuyên khoa, người bệnh cũng phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân trong suốt quá trình điều trị bệnh. Tốt nhất, người bệnh nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Cách này vừa có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh, vừa cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để duy trì sức khỏe. Dưới đây là một số nguyên tắc ăn uống người bệnh cần phải nắm rõ:
- Tuyệt đối không ăn khi tình trạng chảy máu bên trong ống tiêu hóa vẫn đang diễn ra. Chỉ ăn khi tình trạng này đã được kiểm soát tốt và người bệnh đã tỉnh táo.
- Chỉ nên ăn các loại thức ăn mềm lỏng và dễ tiêu sau khi cấp cứu, sau đó mới dần tăng độ đặc của thức ăn lên giúp hệ tiêu hóa quen dần. Ưu tiên sử dụng đồ ăn luộc, hầm nhừ hoặc hấp. Cần tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ ăn khó tiêu.
- Khi nấu cháo cho người bệnh sử dụng, bạn nên bổ sung thêm thịt bò hoặc thịt lợn để cung cấp đạm cho cơ thể giúp cơ thể có đủ năng lượng để duy trì các hoạt động sống. Khi nấu nên bằm nhỏ thịt hoặc hầm chín nhừ để dễ tiêu.
- Ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ và đủ bữa, không để bụng quá đói hay quá no. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà hãy chia nhỏ thành nhiều bữa phụ để sử dụng, tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng các loại rau xanh có nhiều chất xơ không hòa tan, hàm lượng chất xơ này khi đi vào ống tiêu hóa sẽ gây cọ xát với niêm mạc và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Chú ý đến nhiệt độ của thức ăn khi cho người bệnh sử dụng. Không cho người bệnh ăn đồ lạnh dưới 5 độ C hoặc đồ ăn nóng trên 60 độ để tránh gây kích ứng đến đường ruột.
- Sau khi ăn no, bạn nên vận động nhẹ nhàng giúp việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Tuyệt đối không đi ngủ, làm việc, tắm rửa hay vận động mạnh sau khi ăn no. Tốt nhất, bạn nên dành 30 phút sau khi ăn để nghỉ ngơi.
- Bổ sung cho cơ thể đủ 2 lít nước/ngày. Ngoài nước lọc người bệnh cũng có thể uống nước ép trái cây tươi, nước chè loãng, trà thảo mộc,… để bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng.
Xuất huyết tiêu hóa nên ăn gì?
Duy trì thói quen ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị bệnh sẽ giúp đẩy nhanh tốc hồi phục tổn thương và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những tổn thương không mong muốn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng. Các loại thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng khi bị xuất huyết tiêu hóa là:
- Cháo: Cháo là món ăn lỏng và dễ tiêu, rất thích hợp cho những người đang gặp vấn đề về dạ dày nên sử dụng. Trong cháo chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho cơ quan tiêu hóa như tinh bột, chất xơ, đạm, nước,… Chúng có khả năng bảo vệ niêm mạc lót trong cơ quan tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể và không gây áp lực hệ tiêu hóa. Một số món cháo nên sử dụng khi bị xuất huyết tiêu hóa là cháo hạt sen, cháo gạo lứt,…
- Mật ong: Mật ong không những là thực phẩm mà chúng còn là vị thuốc điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa rất tốt. Thành phần kháng sinh tự nhiên trong mật ong khi đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn có hại bên trong ống tiêu hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển lan rộng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết viêm loét. Ngoài ra, hàm lượng vitamin trong mật ong cũng rất dồi dào, nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ giúp cải thiện sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh có thể dùng mật ong để điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa bằng cách ăn trực tiếp hoặc pha nước ấm uống vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Chỉ nên sử dụng từ 3 – 4 thìa mỗi ngày để tránh gây phản tác dụng.
- Sữa: Sữa là thức uống chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt với hệ tiêu hóa như vitamin, canxi, magie, selen, kẽm, photpho,…. Vào những ngày đầu sau khi phẫu thuật điều trị bệnh, sữa chính là nguồn cung cấp dưỡng chất chính dành cho người bệnh.
- Thực phẩm thấm hút acid: Bánh mì hay cơm nhão đều là những thực phẩm có khả năng thấm hút dịch vị tiêu hóa rất tốt và ngăn ngừa tình trạng viêm loét phát triển lan rộng. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng nhóm thực phẩm này khi tình trạng xuất huyết không còn diễn ra và sức khỏe đã ổn định trở lại.
- Rau củ ít chất xơ, trái cây mềm: Rau củ non chứa ít chất xơ là nhóm thực phẩm người bệnh nên sử dụng để có thể bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng không gây hại đến đường ruột. Đồng thời, hàm lượng chất xơ hòa tan trong rau củ non còn có khả năng giảm tiết dịch vị dạ dày, kích thích tiêu hóa và nuôi dưỡng lợi khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm một số loại trái cây mềm và thân thiện với đường ruột như chuối, đu đủ, táo, bơ,….
Các loại thực phẩm nên kiêng khi bị xuất huyết tiêu hóa
Ngoài các loại thực phẩm nên tăng cường sử dụng ở trên, người bệnh cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dễ gây kích thích đến hệ tiêu hóa và khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Dưới đây là những loại thực phẩm cần kiêng khi bị xuất huyết tiêu hóa mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo:
- Thực phẩm chua: Khi bị xuất huyết dạ dày bạn cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chua như dưa muối, gỏi, trái cây chua,… Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng acid cao, nếu người bệnh sử dụng sẽ khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao. Điều này đã kích thích vết viêm loét phát triển lan rộng, ăn sâu vào bên trong lớp niêm mạc dạ dày và gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh.
- Đồ ăn nhanh: Đồ ăn nhanh hay đồ ăn chế biến sẵn là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích và ưu tiên lựa chọn do khá tiện lợi. Nhưng đối với bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa thì đây là nhóm thực phẩm cần phải tránh xa nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đồ ăn nhanh có chứa hàm lượng dưỡng chất thấp nhưng lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa. Nếu bạn sử dụng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe nói chung và đường ruột nói riêng.
- Đồ ăn cay nóng: Ăn đồ ăn cay nóng khi bị xuất huyết tiêu hóa sẽ sẽ gây kích thích đến vết viêm loét và khiến tình trạng bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn. Vì thế, khi chế biến món ăn cho người bị xuất huyết dạ dày sử dụng bạn cần hạn chế sử dụng các loại gia vị như ớt, tiêu, mù tạt,….
- Thực phẩm giàu chất béo: Khi bị xuất huyết tiêu hóa bạn cần tránh sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo như đồ chiên xào, nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn,…. Ăn quá nhiều chất béo sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ thống mạch máu trong cơ thể, làm gia tăng nguy cơ bị mỡ máu và xơ vữa động mạch. Đối với hệ tiêu hóa, ăn nhiều chất béo còn gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình làm lành tổn thương bên trong đường ruột.
- Thực phẩm sống: Các loại đồ ăn tái sống như rau sống, tiết canh, gỏi, nem chua,… rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu bạn sử dụng sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và gây ra triệu chứng tiêu chảy. Với những người bị xuất huyết tiêu hóa, nếu ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn sẽ tạo điều kiện cho vết viêm loét phát triển lan rộng và khiến tình trạng xuất huyết trở nên ngày càng tồi tệ hơn.
- Đồ uống chứa chất kích thích, có gas: Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích (rượu bia, cà phê, nước chè đặc,…), nước ngọt có gas và thuốc lá. Thành phần hoạt chất trong nhóm thực phẩm này là độc tố đối với cơ thể. Nếu người bệnh sử dụng sẽ kích thích nhu động ruột diễn ra mạnh mẽ hơn và gây ra triệu chứng đau bụng, xuất huyết.
Món ăn tốt cho người bị xuất huyết tiêu hóa
Dưới đây là một số món ăn có khả năng cải thiện tình trạng xuất huyết tiêu hóa rất tốt và hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện, bạn có thể tham khảo và bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bệnh:
Cháo hạt sen
Cháo hạt sen là một trong những món ăn được chuyên gia khuyến khích người bệnh nên tăng cường sử dụng. Thành phần dưỡng chất trong hạt sen khá đa dạng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cháo hạt sen là món ăn dễ tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng sẽ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, món ăn này còn có tác dụng cầm máu và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Nguyên liệu:
- 200 gram gạo nếp
- 50 gram hạt sen
- Đường hoặc muối
Cách chế biến:
- Gạo nếp và hạt sen đem rửa sạch rồi cho vào nồi nấu chín. Cháo nấu càng nhừ thì khi ăn sẽ càng ngon và hàm lượng dưỡng chất cũng cao hơn.
- Khi cháo chín, bạn có thể nêm thêm đường hoặc muối tùy theo khẩu vị rồi sử dụng để ăn ngay khi còn nóng.
Thịt bò nấu thảo quả
Thịt bò nấu thảo quả cũng là một trong những món ăn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết tiêu hóa rất tốt. Hàm lượng dưỡng chất trong thịt bò hay thảo quả đều mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với những người bị xuất huyết tiêu hóa nếu sử dụng món ăn này sẽ có tác dụng kích thích vị giác, cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa và làm liền vết viêm loét.
Nguyên liệu:
- 200 gram thịt bò
- 6 gram thảo quả
- Gia vị nêm nếm
Cách chế biến:
- Thịt bò đem rửa sạch sẽ, để cho ráo nước rồi thái miếng vừa ăn. Thảo quả rửa sạch rồi vớt ra để ráo.
- Cho thịt bò và thảo quả vào nồi, đổ nước vào cho ngập thịt rồi bắc lên bếp nấu.
- Nấu cho đến khi thịt bò chín mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp
- Người bệnh nên sử dụng món ăn này kết hợp với cơm trắng để có được hương vị tốt nhất.
Trứng gà hấp ngó sen
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người nhà nên làm món trứng gà hấp ngó sen cho người bệnh sử dụng. Thành phần dưỡng chất trong món ăn này khi đi vào cơ thể sẽ mang lại hiệu quả giảm đau, tan huyết bầm, cầm máu và hỗ trợ làm lành lớp niêm mạc bị tổn thương. Cách chế biến khá đơn giản, bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn bên dưới đây:
Nguyên liệu:
- 2 – 3 quả trứng gà
- Ngó sen tươi
- Bột tam thất
- Gia vị nêm nếm
Cách chế biến:
- Ngó sen đem rửa sạch sẽ rồi cắt thành từng khúc nhỏ, sau đó cho vào máy ép lấy nước cốt.
- Đập trứng gà vào bát, thêm nước ép ngó sen tươi, bột tam thất và một ít gia vị vào rồi đánh đều lên.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy trong 15 phút rồi cho người bệnh sử dụng chung với cơm ngay khi còn ấm.
Dạ dày lợn hầm thịt rùa
Dạ dày lợn hầm thịt rùa cũng là một trong những món ăn nên bổ sung vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày của người bị xuất huyết tiêu hóa. Đây là món ăn rất bổ dưỡng và có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt, đặc biệt là trường hợp xuất huyết dạ dày. Thành phần dưỡng chất trong món ăn sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng đau và ổn định chức năng của cơ quan tiêu hóa. Bạn có thể chế biến món ăn theo hướng dẫn bên dưới đây:
Nguyên liệu:
- 300 gram dạ dày lợn
- 500 gram thịt lợn
- Gia vị nêm nếm
Cách chế biến:
- Dạ dày lợn đem rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm giúp loại bỏ hết mùi hôi.
- Vớt dạ dày lợn ra rửa sạch với nước một lần nữa rồi thái thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Thịt rùa cũng đem rửa sạch sẽ rồi thái miếng vừa ăn.
- Bắc nồi lên bếp, cho bơ vào đun chảy ra rồi cho thịt rùa và dạ dày lợn vào xào chung. Sau đó đổ nước vào cho ngập hết thịt.
- Đun cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục ninh trong khoảng 60 phút cho bao tử chín mềm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Sử dụng món ăn này khi còn nóng cùng với cơm để giữ nguyên độ thơm ngon.
Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị để đẩy nhanh tốc độ hồi phục tổn thương tại lớp niêm mạc và ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.
Trên đây là thông tin về chế độ ăn uống dành cho người bị xuất huyết tiêu hóa mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh. Khi bị xuất huyết tiêu hóa, bạn tuyệt đối không được ăn uống bừa bãi khiến việc điều trị diễn ra kéo dài và gia tăng nguy cơ phát sinh biến chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!