6 Loại Nước Lá Giúp Giảm Axit Uric Hiệu Quả Nên Uống
Uống nước lá giảm acid uric trong máu có độ an toàn cao và mang lại hiệu quả khá tốt nên được nhiều người áp dụng tại nhà. Các loại nước lá này có công dụng chính là lợi tiểu, giúp tăng đào thải acid uric ra ngoài thông qua nước tiểu, ngăn chặn chúng tích tụ tại khớp dưới dạng tinh thể muối. Bài viết dưới đây là thông tin về 6 loại nước lá giúp giảm acid uric hiệu quả mà người bị gout nên uống bạn có thể tham khảo.
6 loại nước lá giúp giảm acid uric hiệu quả
Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Bệnh lý này khởi phát khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao, dần tích tụ tại khớp dưới dạng tinh thể muối và kích thích phản ứng viêm xảy ra. Khi gout khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội và viêm sưng tại khớp bị ảnh hưởng, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không điều trị, bệnh sẽ phát sinh ra nhiều biến chứng khiến khả năng vận động bị suy giảm nghiêm trọng.
Sử dụng các loại lá lành tính trong tự nhiên để làm giảm acid uric là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà. Thành phần dược tính trong thảo dược khi đi vào cơ thể sẽ tăng đào thải acid uric thông qua nước tiểu, giúp làm giảm nồng độ acid uric trong máu. Đồng thời, cải thiện triệu chứng viêm sưng tại khớp do bệnh lý này gây ra. Dưới đây là thông tin về các loại nước lá có tác dụng đào thải acid uric trong máu khá hiệu quả bạn có thể tham khảo:
1. Nước lá tía tô
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, tía tô thuộc nhóm dược liệu tính ấm với công dụng chính là thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm,… Từ xưa, cha ông ta đã tận dụng thảo dược này để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có gout. Nếu áp dụng đúng cách và đều đặn mỗi ngày, triệu chứng viêm sưng và đau nhức của bệnh gout sẽ thuyên giảm đáng kể.
Đồng thời, các thành phần hoạt chất tìm thấy trong lá tía tô như Cl – pinen, limonene, dihydrocumin,… còn có khả năng ức chế hoạt động của enzyme Xanthine Oxidase, ngăn chặn sự hình thành acid uric trong máu. Nếu người bệnh có thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày sẽ làm tăng đào thải acid uric ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi và thận, từ đó nồng độ acid uric trong máu sẽ hạ xuống mức thấp nhất.
– Cách sử dụng:
- Rửa sạch 10 gram lá tía tô tươi, thái nhỏ rồi cho vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ.
- Sau 10 phút thì tắt bếp, để cho nguội rồi chắt lấy nước uống hết trong ngày. Không nên đun tía tô quá lâu để tránh làm mất đi dưỡng chất vốn có.
- Sau 2 tuần áp dụng mẹo trị bệnh này bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh gout cấp tính thuyên giảm đáng kể.
2. Giảm acid uric bằng nước lá lốt
Uống nước lá lốt cũng là một trong những cách đào thải acid uric và hỗ trợ điều trị bệnh gout khá tốt. Thành phần flavonoid và alcaloid trong lá lốt có tác dụng chống oxy hóa và ngăn chặn truyền tín hiệu viêm đau lên trung ương thần kinh. Khi các thành phần này được cơ thể hấp thụ sẽ nhanh chóng kiểm soát các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Trong y học cổ truyền, uống nước lá lốt còn có tác dụng lợi tiểu và tiêu độc. Nếu bạn sử dụng mỗi ngày sẽ tăng đào thải acid uric thông qua nước tiểu và làm giảm nồng độ acid uric trong máu, ngăn chặn bệnh tiếp tục chuyển biến nặng.
– Cách sử dụng:
- Lấy khoảng 15 gram lá lốt tươi hoặc 5 gram lá lốt khô, đem rửa sạch rồi cho vào ấm đun cùng với 2 bát nước.
- Khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa lại, tiếp tục đun cho đến khi nước cạn còn 1 bát thì tắt bếp.
- Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống sau bữa ăn sáng và tối khoảng 30 phút.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá lốt kết hợp với vòi voi, rễ bưởi bung và cỏ xước để sắc nước uống. Việc dùng kết hợp nhiều loại thảo dược với nhau sẽ làm tăng thành phần dược tính trong nước lá, khi sử dụng sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.
3. Nước lá trầu không và dừa xiêm
Chuyên gia cho biết, trong lá trầu không có chứa thành phần dược tính khá đa dạng và dồi dào như chavicol, chavibetol, estragol, eugeno,… Các chất này khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng chống viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương tại khớp bị viêm nhiễm. Đồng thời, tinh dầu trong lá trầu không còn có khả năng ức chế dẫn truyền thông tin lên não bộ và đẩy lùi cảm giác đau nhức cấp tính do gout gây ra.
Nếu bạn dùng lá trầu không kết hợp với dừa tươi sẽ có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric trong cơ thể, tăng trao đổi chất và cân bằng chuyển hóa. Nhờ khả năng lợi tiểu, nước dừa còn tăng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu, giúp duy trì nồng độ acid uric trong máu ở mức ổn định.
– Cách sử dụng:
- Cần chuẩn bị 1 quả dừa xiêm và 100 gram lá trầu không bánh tẻ. Dừa đem vạt phần nắp và giữ nguyên phần nước ở bên trong. Lá trầu rửa sạch sẽ, để ráo rồi dùng dao thái nhỏ.
- Cho lá trầu vào trong nước dừa rồi dùng phần nắp đã vạt đậy lại. Ủ lá trầu trong khoảng 30 phút cho dược tính trong lá trầu hòa tan vào trong nước dừa. Sau đó lọc bỏ lá trầu, chắt nước dừa ra ly rồi uống hết.
- Nên áp dụng mẹo trị bệnh này vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và trước bữa ăn sáng khoảng 30 phút, thực hiện liên tục trong 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.
4. Uống nước lá sen
Lá sen là thảo dược mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các thành phần hoạt chất tìm thấy trong lá sen như Anonaine, Gluconic axit, Nuciferine, Nornuciferine, Liriodenine,… khi được cơ thể hấp thụ sẽ có tác dụng ổn định đường huyết và phòng ngừa bệnh lý tim mạch rất tốt.
Với những bệnh nhân bị gout, nước lá sen cũng được xem là thức uống có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh khá hiệu quả. Các thành phần hoạt chất trong lá sen khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng giảm viêm sưng và cải thiện triệu chứng đau nhức tại khớp. Đồng thời, nước lá sen còn hỗ trợ đào thải acid uric trong máu và giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
– Cách sử dụng:
- Lá sen sau khi thu hái về đem rửa sạch sẽ, cắt nhỏ rồi phơi khô. Cho toàn bộ lá sen khô vào bọc nilon, cột kín lại bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy một lượng lá sen vừa đủ hãm trong nước sôi khoảng 15 phút là có thể dùng để uống.
- Sử dụng bài thuốc này đều đặn mỗi ngày để tăng đào thải acid uric, cải thiện chất lượng giấc ngủ và nâng cao sức đề kháng cơ thể.
5. Hạ acid uric trong máu bằng nước lá vối
Lá vối cũng được xem là một trong những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout khá tốt. Vì thế, bạn cũng có thể dùng chúng để nấu nước uống mỗi ngày giúp cải thiện triệu chứng của bệnh và làm giảm acid uric trong máu.
Các thành phần hoạt chất tìm thấy trong lá vối như Alcaloid, Tanin, Flavonoid,… có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và lợi tiểu rất tốt. Nếu bạn duy trì thói quen uống nước lá vối mỗi ngày sẽ hỗ trợ đào thải acid uric ra bên ngoài, ngăn chặn sự lắng đọng của tinh thể muối urat tại khớp và hạn chế khởi phát cơn đau cấp tính. Đồng thời, lá vối có chứa hàm lượng nhân purin rất thấp, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng tại nhà.
– Cách sử dụng:
- Rửa sạch 30 gram lá vối khô rồi cho vào ấm sắc cùng với 2 lít nước như thuốc. Sắc trên lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn 1.5 lít thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước lá vối sử dụng để uống thay thế cho nước lọc, nên uống khi còn ấm để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Nên duy trì việc uống nước lá vối đều đặn trong 1 tháng bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm hẳn.
6. Uống nước lá trạch tả
Theo ghi chép của Tài liệu y học cổ truyền, trạch tả thuộc nhóm dược liệu tính hàn với công dụng chính là tiêu viêm, thanh nhiệt và lợi tiểu. Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, các thành phần hoạt chất trong trạch tả như choline, alismol, alisol,… còn có khả năng tăng đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, tăng chuyển hóa nước và hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết. Chính vì thế, trạch tả cũng là một trong những loại thảo dược có khả năng làm giảm acid uric trong máu và giúp đẩy lùi cơn đau cấp tính do gout gây ra.
– Cách sử dụng:
- Trạch tả đem rửa sạch tạp chất bám quanh, đem đi phơi khô rồi bảo quản dùng dần.
- Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 5 gram trạch tả khô hãm với nước sôi trong 5 phút rồi dùng để uống thay thế cho nước trà.
- Sử dụng đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng của bệnh được cải thiện.
Lưu ý khi uống nước lá giảm acid uric
Uống nước lá giảm acid uric trong máu có cách thực hiện khá đơn giản và an toàn cho sức khỏe, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Chỉ uống nước lá hỗ trợ điều trị bệnh với hàm lượng vừa đủ, không nên quá lạm dụng khiến cơ thể bị ngộ độc và tác động xấu đến sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.
- Uống nước lá chỉ có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric cũng như cải thiện triệu chứng tạm thời. Thành phần dược tính trong nước lá không thể giải quyết được nguyên nhân gây bệnh nên không mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm. Vì thế, bạn không nên uống nước lá thay thế cho các loại thuốc điều trị chuyên khoa.
- Đào thải acid uric bằng cách uống nước lá mang lại hiệu quả rất chậm, yêu cầu bạn phải áp dụng đều đặn trong khoảng thời gian khá dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Đồng thời, cách này chỉ thích hợp áp dụng với những trường hợp bệnh nhẹ.
- Hiệu quả mà các cách điều trị gout tại nhà mang lại còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như mức độ bệnh trạng của mỗi người. Sau thời gian dài áp dụng mà bệnh không chuyển biến tốt thì nên tìm đến phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
- Dựa vào yếu tố cơ địa của bản thân mà bạn hãy lựa chọn cách điều trị cho phù hợp. Không sử dụng thảo dược mà cơ thể bị dị ứng mẫn cảm để nấu nước uống giúp đào thải acid uric trong máu. Sau khi áp dụng, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng báo cho bác sĩ.
- Hình thành thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học trong suốt quá trình điều trị bệnh. Cách này có tác dụng tăng hiệu quả của nước lá và ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
- Để đảm bảo an toàn, nên thăm khám chuyên khoa để xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị gout sao cho phù hợp nhất. Tránh tình trạng tốn công sức áp dụng mà bệnh không có chuyển biến tốt.
Trên đây là 6 loại nước lá đào thải acid uric khá tốt mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi bị gout ở mức độ nhẹ, bạn có thể sử dụng các loại nước lá ở trên để hỗ trợ điều trị, ngăn chặn bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Vì vậy, nếu bệnh nhân muốn điều trị dứt điểm bệnh, cân bằng lại acid uric nên tham khảo sử dụng thêm các bài thuốc đặc trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!