Rượu Gừng Có Uống Được Không?
Rượu gừng ngoài việc dùng để xoa bóp thì vẫn có thể uống được. Trong rượu gừng có hai thành phần đó là rượu và gừng. Trong đó rượu có tác dụng đi vào tâm can, phế, vị, giúp thông kinh mạch, khai vị, hỗ trợ tiêu hóa, khu phong tán hàn, thấp tý.
Rượu gừng không chỉ giúp cải thiện triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó tiêu mà còn là bài thuốc giúp chữa đau nhức xương khớp vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng rượu gừng có tính nóng, chỉ nên dùng để xoa bóp ngoài da. Vậy rượu gừng có uống được không? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ về chủ đề này.
Rượu gừng có uống được không?
Với thắc mắc rượu gừng có uống được không, các chuyên gia cho biết rượu gừng ngoài việc dùng để xoa bóp thì vẫn có thể uống được. Trong rượu gừng có hai thành phần đó là rượu và gừng. Trong đó rượu có tác dụng đi vào tâm can, phế, vị, giúp thông kinh mạch, khai vị, hỗ trợ tiêu hóa, khu phong tán hàn, thấp tý. Còn gừng là loại dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng khu phong, tán hàn, ôn trung, cầm nôn, đả thông kinh mạch.
Dân gian từ lâu đã sử dụng rượu gừng như một chất dẫn thuốc, có tác dụng đưa thuốc đến nơi có bệnh để tập trung điều trị. Ngoài ra, rượu còn là chất dung môi giúp hòa an dược chất, giúp tăng cường tác dụng chữa bệnh của gừng. Do vậy, nếu biết cách sử dụng hợp lý và điều độ, rượu gừng sẽ mang lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người.
Công dụng của rượu gừng
Không chỉ đơn giản là có thể uống được, rượu gừng còn mang đến cho người dùng những công dụng như sau:
Rượu gừng có tác dụng giúp làm giảm mỡ bụng
Bởi gừng có tính nóng, thành phần lại có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa giúp làm giảm lượng mỡ thừa một cách nhanh chóng. Khi dùng rượu gừng thoa lên da, tính nóng của nó sẽ tạo ra nhiệt lượng để đốt cháy mỡ, giúp tiêu hao lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả của phương pháp này.
Chống lạnh, cảm mạo cho phụ nữ sau sinh
Rượu gừng có tác dụng chống gió, giữ ấm cho cơ thể, chống lạnh tay chân, hỗ trợ phòng chống bệnh hậu sản và đau mỏi xương khớp. Cơ thể phụ nữ sau khi trải qua kỳ sinh nở thường rất yếu. Do đó sau khi sinh khoảng 2 tuần bạn có thể dùng rượu gừng thoa lên vùng bụng, chú ý vết mổ để tránh nhiễm trùng. Áp dụng mẹo dân gian này sẽ giúp cơ thể chị em nhanh được phục hồi.
Chữa chứng đầy bụng, đau bụng, khó tiêu
Rượu gừng cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy khá hiệu quả. Bạn chỉ cần uống khoảng 10-20ml rượu gừng, mỗi ngày dùng khoảng 2-3 lần là được. Sau khi uống xong có thể uống một ngụm nước lọc để giảm cảm giác cay nóng trong miệng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng cho người lớn, không nên dùng cho trẻ nhỏ để tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của trẻ.
Điều trị bệnh cảm cúm, mệt mỏi
Trường hợp bạn bị cảm cúm hoặc mệt mỏi, hãy sử dụng một ít rượu gừng thoa lên mũi, cổ và phần thái dương. Điều này sẽ giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh cảm cúm vô cùng hiệu quả. Bạn có thể thoa nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào những ngày thời tiết thay đổi. Tuy nhiên phương pháp này không nên áp dụng cho những người bị cao huyết áp.
Hỗ trợ làm giảm chứng mất ngủ đau đầu
Trường hợp bạn bị đau đầu, mất ngủ có thể thoa rượu gừng lên vùng đầu và cổ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp các cơn đau của bạn dần thuyên giảm. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần chấm một ít rượu gừng lên trán và hai bên thái dương, sau đó massage từ 3 – 5 phút. Cách làm này cũng sẽ giúp bạn trị chứng mất ngủ vô cùng hữu hiệu. Rượu gừng có tác dụng làm lưu thông khí huyết, giúp tinh thần trở nên thư thái, dễ chịu hơn.
Điều trị nôn mửa, buồn nôn
Nếu như bạn đang cảm thấy buồn nôn hoặc nôn thì hãy sử dụng một ít rượu gừng ngậm trong miệng sau đó nuốt từ từ. Sau vài lần bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, cảm giác buồn nôn cũng sẽ dần biến mất. Tuy nhiên người bị buồn nôn do đau dạ dày không nên sử dụng phương pháp này bởi rượu có tính nóng sẽ khiến tình trạng viêm loét của bạn nghiêm trọng hơn.
Khắc phục vấn đề đau nhức ở các khớp xương
Những hoạt chất có trong củ gừng được các nhà khoa học chứng minh có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng đau nhức xương khớp. Rượu gừng có tác dụng giúp kháng viêm, giảm đau. Vì vậy bạn có thể sử dụng rượu gừng để xoa bóp vùng xương khớp đàn bị đau nhức. Sau một thời gian bệnh tình của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Lưu ý khi dùng rượu gừng
Rượu gừng là vị thuốc quen thuộc trong mỗi gia đình, tuy nhiên khi sử dụng vẫn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Bạn nên rửa tay sạch sẽ sau khi dùng rượu gừng.
- Phụ nữ đang cho con bú không nên xoa rượu gừng vào phần bầu ngực.
- Bạn phải kiên trì sử dụng khoảng 1-2 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
- Đối với mẹ cho con bú, không nên bôi rượu gừng lên vùng ngực vì khi bé bú sẽ có vị cay, đắng, không tốt cho bé
- Không rượu gừng lên da mặt vì da mặt rất mỏng, trong khi đó rượu gừng lại có tính nóng sẽ khiến da mặt bị nóng rát, khó chịu, nổi mẩn đỏ.
- Có thể dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên với những người bị mẫn cảm với thành phần của rượu gừng thì nên hạn chế sử dụng.
- Chỉ xoa rượu gừng với liều lượng vừa phải lên da và lên bộ phận bị đau.
- Không cho trẻ nhỏ sử dụng rượu gừng để cả đường uống và bôi ngoài da.
- Bạn chỉ nên dùng rượu gừng với liều lượng nhỏ, trường hợp bị ngộ độc nên cấp cứu kịp thời.
- Thận trọng dùng cho những người bị tiểu đường, người đang dùng thuốc làm loãng máu, thuốc huyết áp cao, người bị sỏi mật,…
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc rượu gừng có uống được không? Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc sử dụng nguyên liệu này để chăm sóc sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!