Các Loại Thực Phẩm Thường Gây Táo Bón Nếu Ăn Nhiều
Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó chế độ ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến nhất. Các loại thực phẩm gây táo bón nếu ăn nhiều bao gồm: Thịt đỏ, sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chứa gluten, trái cây có vị chát, đồ ăn nhiều chất béo, thực phẩm ngọt nhiều đường, rượu bia. Để phòng ngừa táo bón, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm trên và tăng cường bổ sung chất xơ, lợi khuẩn đường ruột, nước, vận động và giữ tinh thần thoải mái.
Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây táo bón thường gặp nhất. Khi chế độ ăn uống của bạn không cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa, tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát. Bài viết dưới đây là thông tin các loại thực phẩm gây táo bón nếu ăn nhiều mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Các loại thực phẩm gây táo bón nếu ăn nhiều
Táo bón rất dễ khởi phát nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm ít chất xơ, đồ ăn khó tiêu, thực phẩm chứa các loại gia vị dễ gây kích thích đến đường ruột,… Khi bị táo bón bạn sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Các loại thực phẩm gây táo bón nếu sử dụng nhiều có thể kể đến là:
1/ Thịt đỏ
Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể và được chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón. Thịt đỏ có hàm lượng protein và chất béo rất cao, nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ gây áp lực không tốt lên hệ tiêu hóa.
Điều này đã khiến cho quá trình tiêu hóa thức ăn bị trì trệ, phân trở nên khô cứng khi đào thải ra ngoài. Đồng thời, ăn nhiều thịt đỏ còn tạo ra cảm giác nhanh no và khiến bạn tiêu thụ ít chất xơ hơn, nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ chất xơ mỗi ngày cũng sẽ tạo cơ hội cho táo bón khởi phát.
Thịt đỏ có trong các loại thực phẩm như thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu,… Để phòng ngừa táo bón, bạn nên hạn chế sử dụng thịt đỏ và có thể bổ sung protein cho cơ thể thông qua các loại đậu như đậu hà lan, đậu nành,…
2/ Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa là thức uống chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như protein, vitamin, sắt, canxi, khoáng chất,… Nhưng nếu có cơ địa nhạy cảm với protein trong sữa bò thì bạn cần hạn chế sử dụng sữa cũng như các chế phẩm từ sữa. Thành phần protein trong sữa khi đi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và dẫn đến táo bón.
Để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, bạn có thể sử dụng các loại sữa hạt thay thế cho sữa bò như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa đậu xanh,…
3/ Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế có rất nhiều trong các loại thực phẩm như bánh mì trắng, gạo trắng, mì ống trắng,…Tiêu thụ quá nhiều ngũ cốc tinh chế cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Do ngũ cốc sau khi trải qua quá trình chế biến đã mất đi chất xơ cùng nhiều vitamin cần thiết.
Để phòng ngừa táo bón, bạn nên sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt thay cho ngũ cốc tinh chế như yến mạch, bánh mì đen,… Nhưng nếu thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt mà vẫn bị táo bón thì bạn cũng cần kiểm soát lại lượng chất xơ nạp vào cơ thể hàng ngày.
Dùng quá nhiều chất xơ cũng sẽ khiến triệu chứng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
4/ Thực phẩm chứa gluten
Gluten là protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì,… Những người có cơ địa nhạy cảm nếu tiêu thụ gluten cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát. Ở những người mắc bệnh Celiac sẽ không dung nạp gluten.
Nếu người bệnh cố gắng tiêu thụ, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào trong đường ruột và gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan này. Nếu mắc bệnh Celiac, bạn không nên sử dụng nhóm thực phẩm chứa gluten để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nếu nghi ngờ bản thân bị táo bón do dung nạp các loại thực phẩm chứa gluten, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Một số loại thực phẩm giàu gluten dễ gây táo bón khi sử dụng nhiều có thể kể đến là mì ống, bánh mì, thịt trắng, yến mạch chế, bánh quy,…
5/ Trái cây có vị chát
Trái cây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ăn trái cây sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa bệnh tật. Đồng thời, ăn trái cây tươi cũng là một trong những cách giúp cải thiện chứng táo bón tự nhiên và khá hiệu quả. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng tốt cho đường ruột.
Việc tiêu thụ quả nhiều hai loại quả sau đây cũng sẽ tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát:
- Chuối xanh: Chuối chín là thực phẩm nên sử dụng khi bị táo bón, nhưng khi chuối chưa chín thì bạn không nên dùng. Chuối xanh có hàm lượng lớn tinh bột mà cơ thể không thể hấp thụ. Nếu sử dụng sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị rối loạn và gây ra chứng táo bón.
- Quả hồng: Thành phần chất tanin trong hồng có tác động không tốt đến hệ tiêu hóa. Khi chúng đi vào cơ thể sẽ làm se niêm mạc ruột và khiến nhu động ruột bị chậm lại. Nếu ăn quá nhiều hồng sẽ tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát.
6/ Đồ ăn nhiều chất béo
Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chiên xào, đồ ăn chế biến sẵn, chocolate,… thường có hàm lượng chất béo rất cao và ít chất xơ. Nếu bạn sử dụng thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ bị táo bón và khiến triệu chứng táo bón trở nên tồi tệ hơn.
Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo như vậy sẽ khiến hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ. Đồng thời, các loại thực phẩm như khoai tây chiên, đồ ăn đóng hộp,… còn có khả năng hút nước từ ruột khiến việc đi đại tiện gặp nhiều khó khăn.
7/ Thực phẩm ngọt nhiều đường
Bánh quy, bánh ngọt, kẹo, kem,… là nhóm thực phẩm ngọt được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này lại chứa rất nhiều chất làm ngọt gây hại cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng như siro cây thích, đường tinh luyện,…
Nếu sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của hệ tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ táo bón.
8/ Rượu bia
Rượu bia cũng như các loại đồ uống chứa chất kích thích khác đều gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,… Đây là nhóm thực phẩm lợi tiểu, nếu bạn sử dụng nhiều sẽ gây ra tình trạng đi tiểu thường xuyên và khiến cho cơ thể bị mất nước.
Lúc này, cơ thể sẽ tăng hấp thụ nước từ bên trong ruột để bù cho lượng nước mà cơ thể bị mất đi. Điều này đã làm cho niêm mạc ruột bị khô, khiến hoạt động của cơ quan tiêu hóa trở nên trì trệ và tạo cơ hội cho bệnh táo bón khởi phát.
Trong những trường hợp bắt buộc phải uống rượu, bạn nên cố gắng uống xen kẽ với nước để có thể hạn chế nguy cơ táo bón xuống mức thấp nhất.
Nguyên tắc trong ăn uống giúp phòng ngừa táo bón
Ăn uống khoa học là cách giúp bạn duy trì một sức khỏe lành mạnh và hạn chế mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Để phòng ngừa táo bón, ngoài việc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm ở trên thì bạn phải tuân thủ theo các nguyên tắc ăn uống sau đây:
- Tăng cường bổ sung chất xơ vào trong thực đơn ăn uống hàng ngày thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám,…
- Bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột thông qua các sản phẩm như men vi sinh, đồ uống lên men,… Cách này sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa của đường ruột và phòng ngừa táo bón khá tốt.
- Uống nhiều nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, giữ ẩm niêm mạc ruột và hỗ trợ làm mềm phân. Bạn có thể uống nước lọc, trà thảo mộc, nước ép trái cây tươi không đường, nước ép rau xanh,…
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng quá độ. Căng thẳng cũng là nguyên nhân gây gây rối loạn tiêu hóa thường gặp. Bạn có thể giải tỏa căng thẳng trong công việc bằng cách tập luyện thể dục thể thao, tập yoga, ngồi thiền, nghe nhạc,…
- Dành khoảng 30 phút mỗi ngày để vận động cơ thể mỗi ngày giúp kích thích nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa. Một số bài tập chống táo bón có thể kể đến là đi bộ, bơi lội, chạy bộ ngắn.
- Tiến hành thăm khám chuyên khoa nếu bệnh táo bón diễn ra kéo dài, chuyển biến nặng hoặc tái phát nhiều lần. Táo bón cũng có thể khởi phát do ảnh hưởng của bệnh lý, vì thế bạn không được chủ quan trong việc điều trị.
Trên đây là thông tin về các loại thực phẩm gây táo bón nếu sử dụng nhiều bạn có thể tham khảo. Để phòng ngừa táo bón, bạn nên hạn chế bổ sung các loại thực phẩm trên vào trong thực đơn ăn uống của gia đình. Chú ý đa dạng các loại thực phẩm sử dụng trong bữa ăn hàng ngày để có thể bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!