Đau Bụng Táo Bón
Đau bụng táo bón khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc ruột, ung thư ruột,… Vậy nguyên nhân gây đau bụng táo bón là gì và cách xử lý ra sao? Theo dõi bài viết bên dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Định nghĩa
Bệnh táo bón là vấn đề về đường tiêu hóa mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Khi bị táo bón, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, thời gian đi đại tiện kéo dài hơn bình thường và tần suất đại tiện thấp hơn 4 lần/tuần. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với một số triệu chứng khó chịu như chướng bụng, phân khô cứng, mót rặn, buồn nôn, chán ăn,…
Đau bụng táo bón được hiểu là khởi phát cơn đau ở vùng bụng. Lúc này, cơn đau sẽ xuất hiện ở vùng bụng bên trái hoặc ở vùng bụng dưới ngay vị trí của trực tràng. Nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ em thì cơn đau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn, phụ huynh có thể nhầm lẫn với cơn đau do viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.
Nguyên nhân
Bệnh có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường gặp là ăn uống thiếu chất xơ, lối sống thiếu khoa học, mắc bệnh lý về đường tiêu hóa, cơ thể bị thiếu nước,….
Ở những trường hợp đau bụng táo bón kèm theo tiêu chảy hoặc són phân thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, người bệnh cần chủ động đi thăm khám và điều trị để tránh phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Chăm sóc tại nhà
Nếu tình trạng đau bụng táo bón mới khởi phát và chưa biến chứng sang mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tiến hành cải thiện tại nhà bằng mẹo dân gian thay cho thuốc Tây y. Đây là phương pháp trị bệnh có độ an toàn cao, ít tốn kém chi phí và rất dễ thực hiện. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:
- Nếu cơn đau bụng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tiến hành giảm đau bằng các mẹo đơn giản như chườm ấm, xoa bóp bụng, uống trà thảo dược ấm,…
- Tiến hành bổ sung chất xơ cho cơ thể giúp làm mềm phân và giảm táo bón. Chất xơ có trong rất nhiều trong các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt và đậu,…
- Đi đại tiện dễ dàng hơn bằng các mẹo đơn giản như vận động cơ thể trước khi đi đại tiện, dùng tay lăn quanh miệng, ngâm hậu môn trong nước ấm,…
- Tận dụng các loại thảo dược lành tính trong tự nhiên để trị đau bụng táo bón như ăn hỗn hợp mật ong trộn vừng đen rang, uống hạt lanh ngâm trong chất lỏng, uống nước sắc phan tả diệp,…
Câu hỏi thường gặp
Tình trạng đau bụng táo bón có nguy hiểm không?
Đau bụng táo bón là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, khi mắc phải bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa cho biết, tình trạng này diễn ra thường xuyên rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây, bạn cần phải đặc biệt lưu ý:
- Hội chứng ruột kích thích: Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là đau bụng kết hợp với táo bón hoặc tiêu chảy. Hội chứng này thường khởi phát do bị nhiễm trùng ruột, căng thẳng kéo dài hoặc di truyền. Đây là bệnh lý lành tính, có thể cải thiện triệu chứng bằng cách uống thuốc Tây y hoặc điều chỉnh thói quen ăn uống.
- Viêm đại tràng: Viêm đại tràng gây ra các cơn đau ở vùng bụng rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với các triệu chứng khác như táo bón, chướng bụng, chán ăn, gầy sút cân,… Bệnh thường tiến triển qua 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa.
- Ung thư ruột: Nếu cơn đau bụng diễn ra dồn dập với mức độ nghiêm trọng kèm theo táo bón thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư ruột. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể cướp đi sự sống của người bệnh nếu không tiến hành điều trị đúng cách. Bạn có thể nhận biết bệnh ung thư ruột qua các triệu chứng như đau bụng nghiêm trọng, táo bón, gầy sút cân, đi ngoài ra máu,…
- Tắc ruột: Táo bón khiến phân tích tụ bên trong đường ruột và dần trở nên khô cứng. Theo thời gian, số lượng phân sẽ tăng lên với kích thước ngày càng lớn, nếu không xử lý sẽ biến chứng sang tắc ruột. Khi bị tắc ruột người bệnh sẽ có triệu chứng đau bụng dữ dội và không thể đi ngoài. Tắc ruột rất dễ biến chứng sang thủng ruột và đe dọa đến tính mạng nếu không tiến hành điều trị. Hầu hết các trường hợp đau bụng táo bón do tắc ruột cần được đưa đến bệnh viện để được xử lý ngoại khoa.
Điều trị
Dùng thuốc Tây y sẽ đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng đau bụng táo bón, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc nhuận tràng nhẹ với công dụng chính là kích thích đi tiêu. Tuy nhiên, loại thuốc này mang lại hiệu quả khá chậm (từ 2 – 3 ngày sau khi sử dụng) và có tác dụng phụ là co thắt ruột.
Các loại thuốc được dùng phổ biến là:
- Thuốc Bisacodyl: Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén uống hoặc nhét hậu môn. Thành phần dược tính trong thuốc có tác dụng tăng nhu động ruột, làm mềm phân và kích thích đi tiêu. Chống chỉ định thuốc Bisacodyl với người bị mất nước, táo bón, phẫu thuật ruột thừa,…
- Thuốc Normacol: Thuốc được bào chế từ chất nhầy có trong thảo dược tự nhiên nên tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe. Có thể kê đơn điều trị cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
- Thuốc Macrogol: Đây là loại dung dịch uống có tác dụng hút nước vào niêm mạc ruột và làm mềm phân. Chỉ được kê đơn điều trị cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn.
Khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tuyệt đối không được tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu quá lạm dụng sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc thuốc kèm theo các tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,…
Phòng ngừa
Khi bị đau bụng táo bón, người bệnh cần tiến hành điều trị đúng cách giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh. Đồng thời, bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị nhanh chóng mang lại hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tiếp tục chuyển biến nặng:
- Dùng thuốc hoặc thảo dược trị bệnh theo đúng liều lượng và hướng dẫn của chuyên gia. Nếu sử dụng quá liều có thể không mang lại hiệu quả mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Nên chế biến món ăn sử dụng trong bữa cơm hàng ngày dưới dạng mềm lỏng dễ tiêu để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Sử dụng thêm sữa chua trong bữa tráng miệng giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột và cải thiện chức năng của cơ quan tiêu hóa.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn thô cứng hoặc khó tiêu nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Tránh sử dụng các loại đồ ăn gây kích thích không tốt đến niêm mạc ruột như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm chứa chất kích thích,..
- Nếu tình trạng đau bụng táo bón diễn ra kéo dài với mức độ nghiêm trọng thì cần tiến hành thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng táo bón bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần có biện pháp xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.
Câu hỏi thường gặp
Khi trẻ bị đau dạ dày, bố mẹ nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp với bé.
- Nên cho trẻ ăn: Thịt nạc và cá ít béo, súp loãng, món hầm, cơm nát, bánh mì, bột yến mạch, rau xanh (rau mồng tơi, rau dền, rau đay...), trái cây không chua (dưa hấu, đu đủ, táo, lê...), gừng, khoai lang, khoai tây, uống nhiều nước
- Nên kiêng: Đồ ăn cay nóng, chua, mặn, nhiều dầu mỡ, thực phẩm ăn liền, đồ uống có ga…
- Chia nhỏ khẩu phần ăn, hướng dẫn bé ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no hoặc quá đói.
Trẻ bị táo bón nên ăn:
- Rau xanh mềm, trái cây chín mềm
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Vừng đen, các loại đậu
- Khoai lang, bột sắn dây
- Sữa chua
Nên kiêng:
- Thịt đỏ, sữa và các sản phẩm từ sữa
- Bánh mì trắng, mì gói
- Rau củ có vị chát
- Đồ ngọt hoặc nước ngọt có gas
- Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ
Chị em mang thai bị táo bón TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN RẶN. Rặn mạnh khi đi vệ sinh có thể dẫn đến những nguy cơ sau:
- Rặn mạnh có thể kích thích co thắt tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc sinh non ở tam cá nguyệt thứ ba.
- Rặn mạnh có thể làm rách da hậu môn, gây đau rát và chảy máu, hình thành bệnh trĩ.
Thay vào đó chị em nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ, uống đủ nước, tập thể dục nhẹ nhàng. Trường hợp táo bón nặng nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiết