Vàng Có Ăn Được Không? Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?
Có thể bạn đã từng nghe đến những món pizza dát vàng hoặc hamburger dát vàng với giá lên đến hàng trăm, hàng nghìn đô la khiến nhiều người bị thu hút. Vậy sự thật thì vàng có ăn được không? Có tác dụng gì cho sức khỏe? Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những băn khoăn này.
Có thể bạn đã từng nghe đến những món pizza dát vàng hoặc hamburger dát vàng với giá lên đến hàng trăm, hàng nghìn đô la khiến nhiều người bị thu hút. Vậy sự thật thì vàng có ăn được không? Có tác dụng gì cho sức khỏe? Bài viết ngày hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu những băn khoăn này.
Vàng có ăn được không?
Trên thế giới có rất nhiều nhà hàng đã đưa vàng vào trong các món ăn với giá cực kỳ đắt đỏ. Điều này khiến cho nhiều người thắc mắc vàng có ăn được không? Có mùi gì gì và tác dụng như thế nào đến sức khỏe?
Thực chất vàng hoàn toàn có thể ăn được. Vàng là một kim loại quý bởi nó rất bền và gần như không bị tác động bởi các hóa chất khác. Chính vì vậy sau khi vàng vào cơ thể. Nó sẽ không bị tiêu hóa mà cứ thế được bài tiết thẳng ra bên ngoài.
Người ta vẫn thường cho rằng cái gì càng đắt thì sẽ càng thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng vàng thì không phải như vậy. Khi ăn vàng, bạn sẽ hoàn toàn không cảm nhận được bất kỳ mùi vị gì. Ngoài ra nguyên liệu này cũng không cung cấp bất cứ giá trị dinh dưỡng nào cho cơ thể. Thậm chí nếu tùy tiện sử dụng vàng còn có thể khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng.
Cụ thể, khi cơ thể dung nạp một lượng vàng nhất định sẽ xảy ra 2 phản ứng đó là tinh thể vàng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Nhưng đồng thời nó cũng làm thay đổi cấu trúc của protein. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ coi nhóm protein này là những “kẻ ngoại lai” xâm nhập. Từ đó gây ra phản ứng nổi mề đay mẩn ngứa.
Chưa kể, nếu bạn ăn phải loại vàng không nguyên chất thì có thể gây chết người bởi một số muối của vàng là những chất cực độc. Nếu tích tụ trong cơ thể đủ nhiều sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người sử dụng.
Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng bởi lượng vàng dát vào đồ ăn thường được tán rất mỏng và nhỏ. Về mặt cơ học nó sẽ không làm ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng khi ăn uống. Về mặt hóa học vàng cũng không phải chất độc hại cho cơ thể.
Ứng dụng của nguyên liệu dát vàng trong ẩm thực
Trên thế giới, có rất nhiều món ăn được dát vàng với các hình thức như dát một lớp mỏng, rắc vụn hoặc trang trí. Quá trình tạo hình cũng không hề đơn giản, đòi hỏi người đầu bếp phải có kỹ năng, tay nghề thành thạo mới có thể thực hiện được.
Tại các quốc gia phương Tây, giới nhà giàu và siêu giàu đều rất ưa chuộng những món ăn được dát vàng như gan ngỗng foie gras, thịt bò Kobe, cá ngừ đại dương, trứng cá tầm,… Còn tại Việt Nam, trào lưu đồ ăn dát vàng bắt đầu xuất hiện từ năm 2017 với những cây kem ốc quế dát vàng và những chiếc bánh bông lan phủ vàng 24k có giá cao hơn bình thường khoảng 8 lần. Đến nay, món ăn dát vàng còn được nhiều nhà hàng biến tấu thành món lẩu cá dát vàng hay trà sữa rắc vàng.
Mặc dù việc dát vàng không giúp bổ sung thêm bất kỳ hương vị hay giá trị dinh dưỡng gì cho món ăn. Tuy nhiên các đầu bếp vẫn lựa chọn nguyên liệu này để giúp cho món ăn thêm đặc sắc và có giá trị hơn. Bởi vàng không chỉ dùng để trang trí mà còn làm tăng trải nghiệm của thực khác, giúp cho họ có cơ hội được thưởng thức những món ăn sang trọng hơn.
Thông qua những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi vàng có ăn được không? Mặc dù vàng không mang lại giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên nếu có điều kiện, bạn cũng hãy thử thưởng thức món ăn được dát vàng để cảm nhận sự sang trọng của các món ăn dành cho giới thượng lưu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!