Đột Quỵ Và Tai Biến Có Giống Nhau Không? Làm Sao Để Phòng Tránh?
Đột quỵ và tai biến khác nhau hay giống nhau là thắc mắc của nhiều người khi đang tìm hiểu về căn bệnh này. Vật thực tế chúng có giống nhau không? Làm sao để phòng tránh tai biến mạch máu não hiệu quả? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Vietmec giải đáp ở nội dung dưới đây.
Đột quỵ và tai biến khác nhau không? Chuyên gia giải đáp chi tiết
Rất nhiều người thắc mắc và cho rằng đột quỵ khác tai biến, chúng là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Họ cho rằng “đột quỵ là bệnh lý ở tim và không liên quan đến não, thường xảy ra ở người trẻ tuổi, còn “tai biến là bệnh chỉ xảy ra ở người già”. Thế những các chuyên gia cho biết đây là quan điểm chưa đúng khiến cho việc phòng bệnh cũng như điều trị xảy ra nhiều sai sót, tăng nguy cơ gây hại đến sức khỏe.
Thực chất đột quỵ và tai biến mạch máu não là cùng một bệnh, chỉ khác tên gọi. Đây là 2 cụm từ chỉ tình trạng bệnh lý cấp tính gây ra bởi sự thiếu máu đột ngột của toàn bộ hoặc một phần não. Khi thiếu máu và chất dinh dưỡng ở vùng này khiến cho các tế bào nào bị chết đi.
Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động, nhận thức cũng như cảm giác của những vùng cơ thể phần não tổn thương chi phối. Từ đó khiến một số bộ phận trên cơ thể rơi vào trạng thái tê bì, liệt nửa người, hôn mê thậm chí tử vong do máu tràn vào não thất.
Nói thêm về vấn đề đột quỵ và tai biến có giống nhau không, các chuyên gia cho biết: Nếu như thuật ngữ tai biến mạch máu não chỉ ra nơi bệnh khởi phát là ở những mạch máu nuôi não thì đột quỵ nói lên tình trạng cấp tính của bệnh. Mặc dù vậy cả 2 cách gọi đều biểu thị tính chất đột ngột và nguy hiểm của bệnh. Chung quy tình trạng này đều khiến người bình thường bỗng dưng gục xuống, hôn mê, đối mặt với nhiều nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) có thể xảy ra ở mọi đối tượng, bất cứ nghề nghiệp nào. Vì thế bệnh không chỉ xảy ra ở người già mà thanh niên trẻ tuổi, thậm chí là trẻ em cũng có nguy cơ bị đột quỵ.
Tại nước ta hiện nay số người bị đột quỵ đang không ngừng gia tăng với khoảng 200.000 người mắc mới, 90% trong số đó sẽ mang theo di chứng về sau. Nguy hiểm hơn bệnh nhân đột quỵ có thể đối mặt với nguy cơ tái phát bệnh và tử vong bất cứ lúc nào.
Một điều bạn nên biết tiếp theo ngoài vấn đề đột quỵ và tai biến khác nhau như thế nào chính là mức độ trẻ hóa của bệnh. Như đã nói, mọi đối tượng đều có thể bị tai biến mạch máu não. Thế nhưng trong một vài năm trở lại đây, bệnh lý này được ghi nhận đang có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều bệnh viện tiếp nhận những ca bệnh tai biến khi chỉ mới 18, 20 tuổi.
Sở dĩ tỷ lệ tai biến mạch máu não xảy ra cao hơn ở người lớn tuổi là do chức năng cơ thể của họ suy giảm, đi kèm nhiều bệnh lý mãn tính như tim mạch, tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao,… Những bệnh lý này là yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ và tai biến ở người già.
Trong khi đó người trẻ chịu nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc,… dẫn đến stress, thường xuyên mất ngủ. Kết hợp với lối sống kém khoa hoa, lười vận động dẫn đến tăng khả năng đột quỵ tuổi 20.
Lý giải ở góc độ nguyên nhân sâu xa, các chuyên gia cho biết, tai biến ở người già và người trẻ đều có sự tham dự của “thủ phạm” gốc tự do. Gốc tự do được sinh ra do ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc sống hiện đại và quá trình chuyển hóa của cơ thể, nhất là não.
Các gốc tự do tấn công và làm tổn thương nội mạc mạch máu, khiến thành mạch không còn trơn tru như lúc đầu, thay vào đó là xuất hiện các mảng xơ vữa, cục huyết khối gây ra hiện tượng tắc mạch. Từ đó khiến máu lưu thông không hiệu quả, tạo hiện tượng thiếu máu não thoáng qua. Thời gian bị tắc kéo dài trên 5 phút sẽ khiến các tế bào thần kinh tại vùng não không được cung cấp đủ oxy, dưỡng chất dẫn đến hiện tượng suy yếu, hoại tử, đột quỵ não.
Phân loại đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) được phân loại thành 2 dạng bệnh, gồm có: Đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ chảy máu não. Cụ thể như sau:
Đột quỵ do tắc mạch máu não (đột quỵ nhồi máu não)
Theo thống kê có đến 85% các ca đột quỵ là do tắc mạch máu não. Tình trạng này xảy ra khi mạch máu não bị bít tắc (thường do huyết khối) khiến vùng não bị ảnh hưởng, không nhận được máu mang oxy và dưỡng chất tới nuôi các tế bào não. Lúc này các tế bào não bị ảnh hưởng sẽ không thực hiện chức năng của nó, hoại tử và chết đi.
Nguyên nhân chính của đột quỵ nhồi máu não được xác định thường là động mạch não bị hẹp hoặc tắc theo thời gian do xơ vừa hoặc huyết khối. Đây là những yếu tố thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch. Hoặc huyết khối có thể hình thành do thói quen hút thuốc lá, béo phì, cao huyết áp, tăng cholesterol máu, tiểu đường, uống rượu bia,…
Đột quỵ do chảy máu não
Đột quỵ và tai biến mạch máu não là cùng một bệnh lý. 15% các trường hợp đột quỵ là đột quỵ chảy máu não. Bệnh xảy ra khi mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Các chuyên gia xác định, bệnh lý cao huyết áp chính là nguyên nhân thường gặp gây nên tình trạng chảy máu não. Bệnh nhân kiểm soát tốt tình trạng cao huyết áp cũng giúp ngăn ngừa biến chứng tai biến mạch máu não.
Một số nguyên nhân gây cao huyết áp là: Thừa cân béo bì, ít vận động, thường xuyên hút thuốc, stress, căng thẳng quá mức. Ngoài cao huyết áp, những dị dạng hay bất thường ở mạch máu não cũng có thể là nguyên nhân gây ra đột quỵ chảy máu não.
Biến chứng nghiêm trọng của tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Như đã trình bày ở nội dung trên, đột quỵ và tai biến mạch máu não là cùng một bệnh lý, chỉ khác tên gọi. Bệnh có thể để lại nhiều di chứng nguy hiểm cho người mắc, thậm chí là tử vong. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp do bệnh tai biến mạch máu não gây ra như:
- Liệt toàn thân hoặc nửa người, mất khả năng vận động.
- Hay quên hoặc mất trí nhớ.
- Nói chuyện khó khăn, khó nuốt.
- Khó kiểm soát cảm xúc bản thân, trầm cảm.
- Cơ thể luôn cảm thấy đau nhức, teo cơ, loét da,…
Điều trị đột quỵ não hiệu quả bằng cách nào?
Đột quỵ và tai biến nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp người bệnh hạn chế những di chứng nguy hiểm, hạn chế khả năng tàn phế.
- Đột quỵ nhồi máu não
Đối với đột quỵ nhồi máu não nếu được chẩn đoán sớm ngay từ khi xuất hiện những triệu chứng, bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc làm tan cục máu đông, phá vỡ huyết khối. Từ đó khôi phục khả năng lưu thông máu đến những vùng tổn thương, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng.
Thuốc Aspirin hoặc các tác nhân kháng tiểu cầu khác có thể được chỉ định sử dụng trong trường hợp này. Ở một số trường hợp người bệnh cần được xử lý cục máu đông bằng phương pháp can thiệp nội mạch.
- Đột quỵ xuất huyết
Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng chảy máu, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc truyền huyết tương qua đường tĩnh mạch.
Trường hợp chảy máu não do vỡ phình mạch, vỡ dị dạng động – tĩnh mạch người bệnh cần chụp mạch não, tiến hành can thiệp nội mạch, nút lò xo kim loại trong phình mạch hoặc bơm chất gây tắc vào khối dị dạng động – tĩnh mạch đến khi tắc nhánh động mạch nuôi hoặc tia xạ khi khối dạng động – tĩnh mạch nhỏ.
Những triệu chứng này có dấu hiệu chuyển biến xấu, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật để lấy ổ máu tụ.
Làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não?
Theo khảo sát bệnh viện Chợ Rẫy, có đến hơn 23% thân nhân của người bệnh đột quỵ không biết tai biến mạch máu não có thể phòng ngừa. Họ cho rằng đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm và không thể tránh khỏi. Trong khi đó các chuyên gia cho biết, bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn nếu hiểu đúng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm.
Ngoài ra với những di chứng nguy hiểm đã kể trên, chúng ta có thể thấy phòng ngừa đột quỵ và tai biến mạch máu não là hoàn toàn cần thiết. Đặc biệt với những người đã từng mắc bệnh 1 lần, khả năng tái phát cao, lần sau sẽ nguy hiểm hơn lần trước.
Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa đột quỵ và tai biến hiệu quả:
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ: Người bệnh nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ để nhanh chóng phát hiện nguy cơ đột quỵ, cụ thể là đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch, thừa cân, béo phì,… Từ đó cải thiện bệnh theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống: Bạn nên có cho mình thực đơn dinh dưỡng lành mạnh và đủ chất. Theo đó bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá, ngũ cốc, thực phẩm ít béo, không quá ngọt…. Đồng thời bạn nên tránh xa đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm quá mặn, dầu mỡ,… Bên cạnh đó thường xuyên vận động, ngủ đủ giấc, không căng thẳng, không hút thuốc, không uống rượu bia cũng là biện pháp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Như vậy đáp án cho câu hỏi đột quỵ và tai biến có giống nhau không đã được trình bày chi tiết ở nội dung trên. Thực tế đây là cùng một bệnh và chỉ khác tên gọi, điều này khiến nhiều người nhầm lẫn dẫn đến việc kiểm soát bệnh gặp nhiều khó khăn. Vì thế nếu có bất cứ băn khoăn nào về tình trạng sức khỏe bạn nên liên hệ với cơ quan y tế để được giải đáp chi tiết nhất. Không những vậy, đột quỵ có thể xảy ra ở trẻ nhỏ vì thế phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!