Đột Quỵ

Tổng quan

Đột quỵ là một trong những biến chứng sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra ở những đối tượng trung niên, cụ thể từ khoảng 60 tuổi trở lên. Thế nhưng ngày nay đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, gây đe dọa đến tính mạng. Làm sao để phòng tránh hiệu quả biến chứng này?

Định nghĩa

Đột quỵ xảy ra đột ngột và diễn biến nhanh gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, thậm chí là là đe dọa tính mạng của người bệnh. Đột quỵ có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, nhưng trung bình thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu thế giới, tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 3.

Nhiều người trẻ thường chủ quan và cho rằng bệnh chỉ xảy ra ở đối tượng cao tuổi. Thế nhưng trong những năm trở lại đây, ngành y học ghi nhận nhiều trường hợp đột quỵ ở giới trẻ. Nguyên nhân thường do hẹp mạch máu não, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp,... Song ở người trẻ bệnh thường khởi phát đột ngột và do một vài căn nguyên khác biệt.

Về vấn đề đột quỵ ở người trẻ, Tổ chức Đột quỵ Hoa Kỳ năm 2019 cho biết, số lượng bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ đã tăng hơn 44% trong 10 năm trở lại đây, khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ mỗi năm nằm trong độ tuổi 18-50.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ cũng có xu hướng tăng lên, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó bệnh nhân nam cao hơn nữ giới 4 lần. Cụ thể tại Trung tâm Đột quỵ não – Bệnh viện TWQĐ 108, năm 2020 ghi nhận trường hợp đột quỵ nhỏ nhất là 12 tuổi và nhiều trường hợp khác bị bệnh khi ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Nguyên Nhân

Mất ngủ thường xuyên

Mất ngủ là tình trạng thường gặp ở những người trên 60 tuổi, nhưng hiện nay số lượng bệnh nhân bị mất ngủ dưới 40 tuổi ngày càng nhiều. Nguyên nhân gây mất ngủ là do áp lực công việc, gia đình, kinh tế,... Mất ngủ kéo dài trên 1 tháng với tần suất 3 lần/tuần được coi là bệnh mãn tính, khó cải thiện và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch máu,... Đây đều là những yếu tố nguy cơ cao hình thành đột quỵ. Theo các nhà khoa học của Đại học Y khoa Icahn (Mỹ), những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm thường có nguy cơ bị đột quỵ xuất huyết não cao hơn người ngủ đủ 7-8 tiếng đến 83%.

Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress trong thời gian dài được xem là hậu quả của cuộc sống hiện đại, và nó cũng là yếu tố thúc đẩy nhiều bệnh lý nguy hiểm, bao gồm đột quỵ. Mới đây một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí y khoa The Lancet (Anh) cũng cho thấy, giới trẻ áp lực nhiều, làm việc trên 55 giờ/tuần sẽ tăng ⅓ nguy cơ đột quỵ.

Lười vận động, lạm dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích

Người trẻ vì cuốn theo công việc, cuộc sống và những mối bận tâm khác mà quên vận động. Tạp chí Đột quỵ của Hiệp Hội Tim mạch Mỹ đã công bố, người ít hoặc không vận động có nguy cơ đột quỵ tăng 20% so với những người chăm chỉ vận động ít nhất 4 lần/tuần.

Không những vậy, lối sống làm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao, biến chứng thần kinh trung ương. Từ đó tạo tiền đề cho xơ vữa động mạch, gây thiếu máu cục bộ, cuối cùng là đột quỵ khi trẻ tuổi.

Bệnh lý dị dạng mạch máu não

Dị dạng mạch máu não cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đột quỵ. Theo đó sự phát triển bất thường của mạch máu não có thể hình thành nên những túi phình, kết hợp với thành mạch máu mỏng là nguyên nhân gây xuất huyết não.

Hoặc mạch máu có thể bị bóc tách gây nên tình trạng hẹp, tắc mạch nhồi máu não. Hiện tại chưa có biện pháp cụ thể để phòng ngừa tình trạng dị dạng mạch máu não. Những bất thường này có thể được phát hiện sớm qua việc chụp cắt lớp vi tính tương phản mạch máu não hoặc chụp cộng hưởng từ mạch máu não.

Rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Có khoảng 50-60% bệnh nhân bị đột quỵ khi mới 20 tuổi là do rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Trong đó nam giới là đối tượng thường mắc bệnh này hơn nữ. Các nhà khoa học Brasil đã chỉ ra rằng tỷ lệ Apolipoprotein B và Apoprotein A- I (ApoB/ApoA-I) liên quan mật thiết đến căn bệnh nhồi máu não.

Ở người trẻ tuổi, thói quen xấu trong sinh hoạt càng có nguy cơ cao đối diện với những bệnh lý về mạch máu, điển hình là tim mạch, đột quỵ (tai biến).

Bệnh béo phì

Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, khoảng 10% bệnh nhân bị đột quỵ có số cân nặng dư thừa. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy chỉ số chu vi vòng bụng, tỷ lệ bụng/vòng hông, tỷ lệ bụng/chiều cao có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ đột quỵ.

Tại Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu cụ thể về vấn đề này nhưng một thực trạng đáng lưu ý đó là, 5 năm vừa qua (từ 2014-2020) tỷ lệ người béo phì tại Việt Nam đã tăng lên 33%, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

Sự phát triển của kinh tế cũng kéo theo chế độ ăn uống ít lành mạnh hơn. Giới trẻ ngày càng ưa thích việc ngồi trước máy tính, điện thoại, ít vận động thể dục thể thao khiến tình trạng béo phì tăng cao.

Bệnh lý đái tháo đường và tăng huyết áp tăng nguy cơ gây đột quỵ

Đột quỵ có thể do bệnh lý đái tháo đường và tăng huyết áp. Theo đó đái tháo đường gặp ở 30% bệnh nhân đột quỵ trẻ tuổi và với bệnh cao huyết áp là 10%. Đây là con số không hề nhỏ, cần đặc biệt chú ý.

Đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ tai biến mạch máu não trẻ tuổi có kèm theo tiểu đường là 54,8%. Tại Việt Nam, hiện cũng đang có hiện tượng gia tăng bệnh tiểu đường ở người trẻ, thậm chí là trẻ em. Nhiều cao bệnh ghi nhận ở trẻ nhỏ độ tuổi từ 9-13, thanh niên từ 20-30 tuổi.

Thói quen ăn uống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa, gây nguy hiểm.

Tâm lý chủ quan ở người trẻ tuổi

Rất nhiều người trẻ cho suy nghĩ bệnh đột quỵ chỉ xảy ra ở người già, có vấn đề về sức khỏe. Chính tâm lý chủ quan này, kết hợp với không có biện pháp dự phòng, bỏ qua các triệu chứng của đột quỵ làm tăng nguy cơ tử vong khi bị tai biến mạch máu não.

Trong khi đó người trẻ hoàn toàn không “miễn nhiễm” với bệnh đột quỵ. Thực tế căn bệnh này không chừa một ai, có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Như đã nói ở trên, bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa, trung bình mỗi năm tăng khoảng 2%, trong đó nam giới nhiều hơn nữ giới 4 lần.

Phòng ngừa

Như đã nói đột quỵ hoàn toàn có thể xảy ra và gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong. Thế nhưng các chuyên gia cho biết, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh đột quỵ bằng cách thực hiện những lưu ý sau:

  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt với những người có bệnh lý nền tim mạch, huyết áp.
  • Hoạt động thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe bản thân, không quá sức, hạn chế đột quỵ sau khi tập thể dục.
  • Kiểm soát và điều trị những bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp hay tim mạch,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh. Các chuyên gia cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học có thể giúp phòng ngừa hiệu quả căn bệnh đột quỵ. Vì thế, ngay từ bây giờ giới trẻ hãy xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống lành mạnh với những thực phẩm có lợi, đồng thời tránh xa đồ ăn gây hại.

Người trẻ muốn phòng ngừa đột quỵ nên ăn thực phẩm gì?

  • Bạn nên nhiều thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi cá thu, cá ngừ,...
  • Đậu lăng, rau có màu xanh thẫm rất tốt cho sức khỏe, vì thế bạn hãy ăn nhiều măng tây, các loại hạt, bông cải, củ cải,... giàu folate.
  • Thực phẩm giúp giảm nồng độ Cholesterol xấu như đậu nành, yến mạch, hạnh nhân,...
  • Ăn nhiều ngũ cốc, các loại đậu, quả bơ, rong biển, mâm xôi để bổ sung magie.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây đều rất tốt cho cơ thể.

Những thực phẩm nên tránh để hạn chế nguy cơ đột quỵ:

  • Bạn không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Không ăn thực phẩm được nấu quá mặn, dưa muối cà muối,... vì chúng có thể gây nên bệnh tăng huyết áp.
  • Hạn chế dung nạp thực phẩm từ thịt và sữa vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho tim mạch.
  • Không nên ăn quá nhiều trứng, thực phẩm giàu cholesterol như tôm, phô mai, bơ thực vật, gan động vật, khoai tây chiên,...
  • Hạn chế uống bia rượu, hút thuốc lá để ngăn chặn xơ vữa động mạch, từ đó giảm nguy cơ đột ngụy.

Như vậy đột quỵ hoàn toàn có thể xảy ra, người trẻ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là với những dấu hiệu của tai biến mạch máu não. Ngay từ bây giờ hãy thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt để ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Chẩn đoán và điều trị
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Có, trẻ em có thể bị đột quỵ từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành. Đột quỵ ở trẻ nhỏ có thể gây nhiều hậu quả nặng nề như liệt nửa người, thị lực yếu, mất kiểm soát cảm xúc, khó nuốt, thay đổi nhận thức và khả năng ghi nhớ kém. Đột quỵ ở trẻ em có thể xảy ra trong ba giai đoạn khác nhau: khi còn trong bụng mẹ, giai đoạn sơ sinh (trong vòng 28 ngày đầu đời) và giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tuổi.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android