Khớp Háng: Cấu Tạo, Chức Năng Và Các Vấn Đề Thường Gặp

Khớp háng là khớp chỏm lớn nhất trên cơ thể, chúng giúp bạn có thể thực hiện các động tác như đi lại, chạy nhảy,… Khi khớp háng gặp vấn đề, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng cũng như các vấn đề thường gặp tại khớp háng thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Khớp háng là khớp lớn trên cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng
Khớp háng là khớp lớn trên cơ thể và đảm nhận nhiều chức năng quan trọng

Khớp háng là gì? Chức năng của khớp

Khớp háng hay còn gọi là khớp chỏm. Đây là khớp hoạt dịch nằm ở giữa xương chậu và xương đùi. Khớp háng có giải phẫu học khá đặc biệt, là khớp duy trì nhất trên cơ thể có cả sự cử động và sự vững chắc.

Chuyên gia cho biết, khớp háng được xem là khớp nền tảng cho trục thân và chi dưới. Phạm vi hoạt động của khớp này khá rộng, có thể cử động trên cả 3 mặt phẳng, giúp bạn có thể cử động phần dưới một cách linh hoạt. Chính vì thế, khớp háng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, chúng sẽ quyết định đến khả năng vận động và di chuyển của cơ thể. Một số chức năng của cơ quan này là:

  • Giúp bạn có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tập luyện một số bài tập thể dục có liên quan đến vùng chi dưới.
  • Hấp thụ lực và làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể
  • Làm điểm trụ trung tâm cho cơ thể mỗi khi chuyển động, đặc biệt là khi thực hiện động tác gấp duỗi.

Cấu tạo của khớp háng

Khớp háng nằm ở vị trí khá đặc biệt, chính là điểm tiếp hợp giữa chỏm xương đùi hình cầu và ổ cối xương chậu lõm hình chén. Vì thế, khớp sẽ có hình dạng chỏm cầu, điều này đã giúp cho khớp có tầm vận động rất lớn. Chuyên gia cũng cho biết, đây là khớp lớn rất vững chắc trên cơ thể, do chúng được bao bọc bởi hệ thống cơ và dây chằng khỏe mạnh xung quanh. Ngoài ra, trong khớp còn có áp suất âm nên rất khó bị trật, trừ khi bị tác động bởi một lực khá mạnh từ bên ngoài. Một số cơ quan cấu thành khớp háng là:

Cấu tạo đơn giản của vùng khớp háng
Hình ảnh cấu tạo đơn giản của vùng khớp háng

+ Ổ cối: Chuyên gia cho biết, ổ cối xương chậu có hình dạng bán cầu trông như một cái hốc sâu. Bên trong ổ cối sẽ có một phần tiếp xúc với chỏm xương đùi, vị trí này sẽ được gọi là diện nguyệt. Bên ngoài diện nguyệt được bao phủ bởi một lớp sụn dày, giúp chúng trông sâu hơn và tăng độ vững chắc của khớp.

+ Sụn viền ổ cối: Đây cũng là cơ quan có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khớp háng. Sụn viền ổ cối chính là vành sụn sợi bám vào chu vi ổ cối. Chức năng chính của sụn viền ổ cối là làm sâu ổ cối để có thể ôm trọn hết phần chỏm đùi. Việc tăng độ sâu của ổ cối còn có tác dụng duy trì áp lực âm nội khớp để ngăn ngừa sự phân tách mặt khớp xảy ra, giữ dịch trong khớp để bôi trơn khớp và phân tán lực của sụn khớp.

+ Chỏm xương đùi: Hình dạng của chỏm xương đùi là 2/3 khối cầu, hướng lên trên và đi vào trong. Toàn bộ chỏm xương đùi sẽ được bao bọc bởi một lớp sụn khớp, trừ những khu vực có dây chằng. Chỏm xương đùi người Châu Á sẽ có kích thước từ 40 – 52mm và từ 45 – 56mm với người Châu Âu. Hố chỏm xương đùi là nơi bám của dây chằng chỏm đùi nên sẽ không được bao bọc bởi lớp sụn. Cơ quan này nằm ở vị trí hơi lệch về phía sau trung tâm chỏm đùi.

+ Bao khớp háng: Bao khớp háng là bao xơ sợi dày chắc chắn lót trong màng hoạt dịch. Ở phía xương chậu, bao khớp sẽ bám quanh vành ổ cối và nằm ở mặt ngoài sụn viền. Còn về phía xương đùi, bao xơ sẽ bám vào đường gian nấu ở phía trước và bám vào điểm cách mào gian mấu 1cm ở phía sau. Một vài nơi trên mặt ngoài bao khớp háng sẽ dày lên và trở thành dây chằng ngoài bao khớp.

Cấu trúc của khớp háng khá đặc biệt nên có tầm vận động khá lớn
Cấu trúc của khớp háng khá đặc biệt nên có tầm vận động khá lớn

+ Bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là lớp màng bao phủ bên trong bao khớp và sụn viền. Bên trong bao hoạt dịch chứa đầy chất nhầy giúp cho khớp háng có thể thực hiện các vận động một cách dễ dàng hơn. Ở phía xương chậu, bao hoạt dịch sẽ lót ở mép trong các cơ quan như diện nguyệt, hố ổ cối, bờ trong ổ cối và dây chằng ngang. Còn ở phía xương đùi, bao hoạt dịch sẽ lật lên để bao bọc lấy xương đùi rồi dính vào sụn của chỏm đùi.

+ Hệ thống dây chằng: Khớp háng có chứa dây chằng trong bao khớp và dây chằng ngoài bao khớp. Dây chằng trong bao khớp là dây chằng chỏm đùi, một đầu bám lấy hố chỏm đùi và đầu còn lại sẽ bám vào khuyết ổ cối. Chức năng chính của dây chằng này là bảo vệ động mạch chỏm đùi. Còn dây chằng ngoài bao khớp sẽ bao gồm dây chằng chậu đùi, dây chằng mu đùi, dây chằng ngồi đùi và dây chằng vòng. Chức năng chung của tất cả các dây chằng bên ngoài bao khớp là làm mạnh bề mặt bên ngoài bao khớp.

+ Cơ khớp háng: Khớp háng có chứa rất nhiều cơ xung quanh. Cơ ở khu vực này được chia thành 3 nhóm chính là cơ gập duỗi, cơ dạng khép và cơ xoay trong xoay ngoài. Một số cơ lớn ở vùng khớp háng có thể kể đến là cơ thắt lưng chậu gập khớp háng, cơ mông nhỡ dạng khớp háng, cơ mông lớn duỗi khớp háng,…

Các vấn đề thường gặp tại khớp háng

Khi gặp vấn đề tại khớp háng, bạn cần đưa ra các biện pháp xử lý đúng cách ngay từ sớm. Nếu chủ quan, tổn thương tại khớp sẽ trở nên nghiêm trọng và phát sinh ra nhiều biến chứng không mong muốn. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp tại khớp háng mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

+ Viêm khớp háng

Viêm khớp háng là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm
Viêm khớp háng là bệnh lý thường gặp và không quá nguy hiểm

Viêm khớp háng là hiện tượng khớp háng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là gây đau nhức ở vùng khớp háng. Cơn đau sẽ tăng lên theo thời gian khi bạn không có các biện pháp can thiệp đúng cách. Ở một số trường hợp, cơn đau còn phát triển lan rộng sang mông, thắt lưng, đùi và chân.

Khi bệnh viêm khớp tiến triển nặng, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi lại hoặc vận động. Lúc này, người bệnh sẽ có xu hướng lười vận động do sợ đau. Điều này đã làm gia tăng nguy cơ cứng khớp, biến dạng xương, hình thành gai xương,…

+ Thoái hóa khớp háng

Đây là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa. Khi tuổi tác càng cao thì tình trạng mài mòn xương khớp diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra, bệnh lý này cũng có thể phát triển sau khi bị trật khớp háng, viêm khớp háng, gãy cổ xương đùi,… nhưng không được điều trị đúng cách. Khi bị thoái hóa khớp háng, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng đau nhức kéo dài gây khó khăn khi thực hiện các vận động tại khớp.

Ngay khi thấy bản thân có dấu hiệu của bệnh, bạn cần có đưa ra các biện pháp xử lý sao cho phù hợp. Nếu chủ quan, triệu chứng của bệnh sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, thậm chí là dẫn đến tàn phế ở những trường hợp nặng. 

+ Hoại tử chỏm xương đùi

Chỏm xương đùi bị hoại tự do không được cung cấp đủ máu và dưỡng chất
Chỏm xương đùi bị hoại tự do không được cung cấp đủ máu và dưỡng chất

Hoại tử chỏm xương đùi xảy ra khi lưu lượng máu vận chuyển đến chỏm xương đùi bị suy giảm, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng chỏm xương đùi. Theo thời gian, chỏm xương đùi sẽ bị tiêu và hoại tử. Tình trạng này thường xảy ra sau một chấn thương mạnh tại khu vực này như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng,… Nhưng cũng có nhiều trường hợp bị hoại tử chỏm xương đùi không do chấn thương như dùng thuốc corticosteroid liều cao, lạm dụng rượu bia và thuốc lá, hóa trị hoặc xạ trị điều trị bệnh,…

Ở giai đoạn khởi phát, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên rất khó cảm nhận. Khi đã bước vào giai đoạn tiến triển, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn như đau khớp háng, đau lan rộng xuống đùi, đau ngay cả khi nghỉ ngơi lúc bệnh chuyển biến nặng, khó đi lại,…

+ Lao khớp háng

Lao khớp háng là hiện tượng khớp háng bị viêm hoặc hoại tử do sự tấn công gây hại của vi khuẩn lao. Lúc này, vùng khớp bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng đau rất khó chịu. Chuyên gia co biết, bệnh lao khớp háng cần được phát hiện và điều trị đúng cách càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, sức khỏe xương khớp sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, sức khỏe tổng thể cũng bị ảnh hưởng đáng kể.

+ Bong sụn viền ổ cối

Bong sụn viền ổ cối thường xảy ra ở những người trẻ tuổi do thói quen hoạt động thể thao hay vận động quá mức. Khi gặp phải tình trạng này bạn sẽ có cảm giác đau nhức mỗi khi đi lại và vận động, cơn đau sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Ở trường hợp này, bạn cần phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần sụn viền đã bị tổn thương bên trong khớp..

Bong sụn viền ổ cối thường xảy ra ở những người phải thường xuyên vận động khớp háng quá mức
Bong sụn viền ổ cối thường xảy ra ở những người phải thường xuyên vận động khớp háng quá mức

+ Loạn sản khớp háng

Loạn sản khớp háng là hiện tượng ổ cối không bao phủ hoàn toàn ở phần đầu trên của xương đùi, gây trật khớp một phần hoặc toàn phần. Tình trạng loạn sản khớp háng thường xảy ra do bẩm sinh với các biểu hiện khác nhau theo từng độ tuổi. Trẻ sơ sinh mắc bệnh sẽ có triệu chứng chân dài chân ngắn. Khi trẻ biết đi sẽ gây ra tình trạng đi khập khiễng. Còn với trẻ lớn hoặc người trưởng thành thì sẽ có triệu chứng đau khớp khi vận động và mất ổn định khớp háng. 

Loạn sản khớp háng sẽ được điều trị bằng cách mang nẹp mềm ở trẻ sơ sinh. Với trẻ trên 6 tháng thì sẽ được yêu cầu băng bột hoặc làm phẫu thuật. Phẫu thuật thay khớp háng là phương pháp điều trị được ưu tiên áp dụng cho người bệnh đang trong độ tuổi trưởng thành, tổn thương đang xảy ra ở mức độ nghiêm trọng.

Biện pháp tăng cường sức mạnh khớp háng

Khớp háng tham gia vào rất nhiều vận động của cơ thể. Nếu khớp háng gặp vấn đề sẽ gây ra nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để cải thiện sức mạnh của khớp háng thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe cũng như độ linh hoạt của hệ thống xương khớp. Nên tập luyện với cường độ phù hợp và ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng. Tập luyện quá sức sẽ gây phản tác dụng và tác động tiêu cực đến sức khỏe xương khớp.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là canxi, vitamin D, vitamin K, magie, omega-3,… Đây đều là những chất cần thiết đối với sự phát triển xương sụn bên trong cơ thể.
Thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Thực đơn ăn uống hàng ngày cần bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp như vận động quá sức, khuân vác vật nặng, lạm dụng rượu bia và thuốc lá, thường xuyên thức khuya, ăn uống thiếu dưỡng chất,…
  • Nếu đang gặp vấn đề về xương khớp, cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tiến hành thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện ra vấn đề bất thường.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về cấu tạo, chức năng cũng như vấn đề thường gặp tại khớp háng bạn có thể tham khảo. Hy vọng, chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc khớp để có thể đưa ra các biện pháp chăm sóc sao cho phù hợp. Đây là khớp lớn và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Khi phát sinh vấn đề tại khớp, bạn cần có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android