Khớp Háng Nhân Tạo Là Gì? Điều Cần Biết Trước Khi Thay
Khớp háng nhân tạo thường được làm từ các vật liệu như kim loại, sứ, hay nhựa và có độ bền trung bình từ 20- 30 năm. Thay khớp háng nhân tạo sẽ là giải pháp cuối cùng cho những người có những tổn thương tại khớp háng đã điều trị bằng các biện pháp nội khoa mà không đem lại kết quả cuối cùng. Người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín để thực hiện phẫu thuật này.
Tìm hiểu về khớp háng nhân tạo
Khớp háng nhân tạo được coi là một trong những “vị cứu tinh” của những người gặp các vấn đề nghiêm trong ở khớp háng, chẳng hạn như viêm khớp, thoái hóa khớp để có thể đảm bảo chức năng vận động hằng ngày. Hiện nay khả năng tương thích của khớp háng nhân tạo với có thể khá cao giúp người bệnh kéo dài việc vận động ổn định được đến 20- 30 năm.
Tất nhiên mặc dù đây được coi là biện pháp cuối cùng cho những người có những tổn thương nghiêm trọng tại khớp háng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều vấn đề khác. Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thay thế khớp toàn phần hoặc bán phần. Cụ thể, cùng tìm hiểu chi tiết hơn về khớp háng nhân tạo được tổng hợp sau đây
Thiết kế và cấu trúc của khớp nhân tạo
Khớp háng là khớp lồi cầu bởi có phần chỏm xương đùi (đầu trên xương đùi) cần phải chuyển động linh hoạt bên trong ổ cối của xương chậu. Do đó, để đảm bảo khớp nhân tạo này có thể chuyển động như bình thường thì thiết kế sẽ bao gồm 3 phần gồm chuôi (stem) được gắn vào ống tủy xương đùi – chỏm (Head) để thay thay thế cho chỏm xương đùi – Cup được dùng để thay thế cho ổ cối của xương chậu.
Bệnh nhân sẽ được kiểm tra chính xác để sản xuất riêng các bộ phận sao cho có thể phù hợp với kích thước của từng người. Một số thiết kế có phần chỏm được dính liền với chuôi nhưng đa phần được thiết kế riêng biệt nhằm thích ứng linh hoạt độ dài cổ cho phù hợp.
Tổng trọng lượng của khớp háng nhân tạo có thể dao động từ 14-18 ouns (400-510 gram) tùy thuộc kích cỡ và chất liệu của từng loại. Người bệnh cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ, thực hiện các kiểm tra cần thiết để xác định chính xác kích cỡ, nhu cầu trước khi các đơn bị sản xuất bắt tay vào làm khớp nhân tạo.
Các dạng khớp háng nhân tạo
Các dạng khớp nhân tạo sẽ được chỉ định dựa trên nhu cầu, chi phí, tình trạng xương, độ tuổi hay tiên lượng sống của người bệnh. Tùy tình trạng và nhu của người bệnh, hiện nay có các dạng khớp háng nhân tạo sau đây
Khớp háng nhân tạo có xi măng và không có xi măng
- Khớp xi măng: đã được xuất hiện hơn 40 năm qua và đã đang ngày càng cải tiến, nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ các chuyên gia. Khả năng cố định khớp vào ổ cối và xương đùi sử dụng xi măng xương đang ngày càng được cải thiện. Xi măng xương hiện nay được làm từ các vật liệu như polymer acrylic hay chính xác là polymethylmethacrylate (PMMA). Trong trường hợp khớp này bị hỏng hay lỏng lẻo thường liên quan đến các nguyên nhân như lỏng chuôi do vỡ xi măng hoặc bị tế bào đại thực hành hấp thụ.
- Khớp không xi măng: khớp này được gắn trực tiếp vào ổ cối và xương đùi mà không cần xi măng xương, do đó loại khớp này thường có chiều dài và kích thước lớn hơn so với khớp có dùng xi măng, bề mặt cũng thô ráp và có nhiều các hốc nhỏ hơn. Vì không có xi măng nên khớp này sẽ được bao phủ lên các hoạt chất có tên là Hydroxiapatite (HA) để có thể kích quá trình tình mọc xương, giúp khớp nhân tạo có thể gắn chặt vào ổ khớp. Loại khớp này thường được khuyến khích cho người trẻ bởi khả năng tái tạo lại mô, tế bào còn rất tốt. Tình trạng lỏng khớp vẫn có thể diễn ra do sự mọc xương không đồng nhất hoặc do các phản ứng sinh học của cơ thể
Khớp háng nhân tạo toàn phần hoặc bán phần và bán phần lưỡng cực
- Khớp háng nhân tạo toàn phần: Bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết các phần khớp hay ổ cối và chỏm xương đùi bị hoại tử, hư hỏng để thay thế khớp nhân tạo hoàn toàn. Khớp nhân tạo toàn phần sẽ có cả ổ cối và phần chỏm xương đùi.
- Khớp háng nhân tạo bán phần: sẽ chỉ có một trong hai phần ổ cối hoặc phần chỏm xương đùi, được chỉ định nếu chỉ bị hư hỏng 1 trong hai cơ quan này. Theo đó, khớp bán phần sẽ chỉ có chỏm được gắn chặt với chuôi bằng kim loại và có vị trí ghim trong lòng tủy xương đùi. Phương pháp này thường được khuyến khích cho người lớn tuổi cần phải rút ngắn thời gian phẫu thuật. Ngoài ra một số vấn đề của phương pháp này chính là hạn chế khả năng cử động, đặc biệt nếu thực hiện các tư thế làm chỏm xương xoay và tiếp xúc với ổ cối khung chậu thì người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức.
- Khớp háng nhân tạo bán phần lưỡng cực: theo đó, khớp này sẽ chỉ có một phần chỏm khớp nhỏ được bao bọc bằng kim loại. Phần chỏm nhỏ này sẽ được nối liền với chuôi để ghim vào bên trong lòng tủy xương đùi. Phương pháp này có thể hạn chế việc ma sát, tiếp xúc giữa chỏm lớn và ổ cối xương chậu nên cũng giải quyết được tình trạng đau nhức.
- Khớp tái tạo bề mặt (Resurfacing): đây là một kỹ thuật mới được xuất hiện trong một vài năm gần đây. Theo đó kỹ thuật này giống với kỹ thuật thay khớp háng toàn phần nhưng tại phần chỏm xương đùi sẽ được bao phủ một chén hình bán cầu với kích thước vừa vặn với chỏm thật, không tác động phần xương thuộc phần cổ xương đùi. Phần chén hình bán cầu này sẽ được dùng xi măng xương một cán ngắn để có thể gắn chặt vào cổ xương đùi. Phương pháp này thường được hướng đến những bệnh nhân trẻ tuổi.
- Khớp có cán vặn: đây cũng là một kỹ thuật mới nhưng vẫn được đánh giá khá tốt hiện nay. Theo đó trong phương pháp này, phần xương đùi chỉ thay chỏm còn để nguyên cổ xương đùi. Tiếp đó bác sĩ sẽ dùng một cán vặn có ren để gắn chặt vào cổ xương đùi. Đây cũng là phương pháp được khuyến khích cho những bệnh nhân trẻ tuổi hiện nay.
Chất liệu dùng để làm khớp háng nhân tạo
Chất liệu làm khớp háng nhân tạo cũng là điều bạn nên quan tâm vì có liên quan đến độ bền, tuổi thọ cũng như khả năng vận động của người bệnh. Hiện nay các vật liệu chính đang được dùng là kim loại (metal), sứ (ceramic) hay nhựa (polyethylene), tuy nhiên giữa chỏm và khớp cũng sẽ được phối hợp giữa các vật liệu để đảm bảo khả năng vận động cho người bệnh.
Theo đó, phần chỏm thường được làm bằng kim loại hoặc sứ. Các vật liệu làm hõm có có thể phối hợp với các vật liệu làm chỏm như sau
- Metal on Polyethylene (Chỏm kim loại, hõm khớp bằng nhựa): chất liệu này được đánh giá là độ bền vững và ổn định, không gây ra tiếng kêu đồng thời chi phí cũng không quá đắt. Tuy nhien nhược điểm của phương pháp này chính là có độ mài mòn cao. Để khắc phục tình trạng này hiện nay người ta đã dùng hõm Polyetylen có liên kết cộng (Highly Cross-Linked Polyethylene) để giảm tốc độ mài mòn.
- Metal on Metal (Chỏm và hõm khớp bằng kim loại): kim loại được sử dụng ở đây là kim Cobalt và Chromium hoặc Titan.. tuy có thể giảm độ mài mòn nhưng chất liệu này lại có rất nhiều nhược điểm như có tiếng kêu to, xuất hiện các hạt kim loại nhỏ liti ở ổ khớp, máu và một số tạng khác. Do đó hiện nay chất liệu này rất ít được phối hợp sử dụng cùng lúc.
- Ceramic on Ceramic (Cả chỏm và hõm được làm bằng sứ): ưu điểm của phương pháp này chính là cũng có thể giảm độ mài mòn nhưng nó cũng gây ra tiếng khá to khi chuyển động, chi phí đặt làm khớp nhân tạo này khá cao đồng thời một số ít bệnh nhân gặp tình trạng bị vỡ chỏm hoặc hõm khớp. Do đó chất liệu này cũng đang rất ít được sử dụng.
- Ceramic on Polyethylene (chỏm làm bằng sứ và hõm được dùng Polyetylen có liên kết cộng): được đánh giá là chất liệu có thể mang lại nhiều ưu điểm nhất hiện nay, có thể giảm tối đa các nhược điểm của tất cả các phương pháp trên như không gây ra tiếng động lớn khi chuyển động, độ mài mòn thấp, không có các hạt kim loại và cũng ít bị vỡ chỏm. Tuy nhiên giá thành của khớp nhân tạo này lại cao nhất, có thể dao động đến trên 40 triệu đồng.
Các chất liệu này hầu hết sẽ không gây ra các vấn đề kho người bệnh đi qua cổng an ninh ở sân bay, cho dù là chất liệu hoặc có những cũng rất ít nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuổi thọ của khớp nhân tạo
Tuổi thọ của khớp nhân tạo cũng là điều được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người trẻ bởi rõ ràng chi phí của phương pháp này không phải là rẻ. Theo thống kê hiện nay, tuổi thọ trung bình của khớp háng nhân tạo thường giao động từ 10 năm (95%) đến 20 năm (80- 85%). Nếu người bệnh có hướng chăm sóc, nghỉ ngơi, phục hồi tốt hoàn toàn có thể lên tới 30 năm.
Một số nghiên cứu chỉ ra những người thay thế khớp không xi măng sẽ có khả năng giữ và cố định khớp nhân tạo lâu hơn loại có xi măng. Chỏm kim loại thường có khả năng mài mòn nhanh nên thường chỉ có tuổi thọ trong 5- 10 năm nên hiện nay cũng rất ít được sử dụng.
Ngoài ra các yếu tố tâm lý, sinh hoạt, chất liệu khớp cũng có liên quan trực tiếp đến tuổi thọ của khớp. Nói chung người đã thực hiện các kỹ thuật này nên thường xuyên thăm khám và trao đổi chi tiết với bác sĩ để có thể hiểu rõ tình trạng sụn khớp.
Một số lưu ý trước khi thực hiện thay thế khớp nhân tạo
Thay khớp háng thực sự là một phương pháp tuyệt vời cho những bệnh nhân có nguy cơ bại liệt do các tổn thương tại khớp háng gây ra. Dù vậy phương pháp này cũng tiềm rất rất nhiều rủi ro cả trước và sau phẫu thuật nên người bệnh cần thực sự cẩn trọng.
Ai không thể thực hiện phương pháp này?
Như đã nói, do có tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm nên với các bệnh nhân có tiên lượng xấu sẽ không được khuyến khích thực hiện. Ngay cả khi người bệnh có đủ sức khỏe, bác sĩ cùng cần trao đổi chi tiết với ít nhất 2 người thân của bệnh nhân, nếu cả hai chấp nhận thì mới có thể tiến hành thực hiện.
Những đối tượng có thể không được thay thế khớp háng bao gồm
- Nhiễm trùng: nếu các nguyên nhân gây tổn thương khớp hàng có liên quan đến các tác nhân nhiễm trùng, nhiễm khuẩn chẳng hạn như viêm khớp nhiễm trùng hầu sẽ không được thực hiện phẫu thuật này vì có nguy cơ cao xuất hiện biến chứng.
- Loãng xương nghiêm trọng: nguyên nhân là do loãng xương khiến xương yếu, giòn nên cực kỳ dễ gãy, khó tương thích lâu dài với các vật liệu nhân tạo cũng như khó nâng đỡ cơ thể nên không thể duy trì được chất việc vận động lâu dài. Nếu người bệnh bị loãng xương nhẹ thì vẫn có thể xem xét nếu sức khỏe đủ yêu cầu.
- Người hút thuốc lá: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Nicotin của thuốc lá có thể gia tăng các biến chứng gấp 10 lần bình thường, đặc biệt ở những người nghiện thuốc lá nặng. Trong trường hợp bệnh nhân có thể bỏ hoặc hạn chế tần suất hút thuốc và các chỉ số ổn định thì bác sĩ vẫn có thể xem xét.
- Các yếu tố khác: Người có dị ứng với các chất liệu của khớp nhân tạo, người nghiện rượu, chất kích thích. Bệnh nhân lớn tuổi có các yếu tố bệnh nền, bệnh mãn tính, chẳng hạn như tiểu đường, huyết áp cao hay bệnh tim cũng được xem xét kỹ với được phẫu thuật.
Các xét nghiệm cần thiết trước phẫu thuật
Bác sĩ sẽ xem xét kỹ lưỡng về tình trạng bệnh nhân, tiền sử bệnh lý, tiền sử sức khỏe nếu đủ điều kiện mới yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật thay khớp háng. Cụ thể, trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ tiến hành các vấn đề sau
- Khai thác tiền sử bệnh tật lý, tình trạng sức khỏe hiện tại và yêu cầu người bệnh duy trì sức khỏe ổn định sau đó nếu tiến hành phẫu thuật và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh.
- Đánh giá sức khỏe toàn diện để dự đoán tiên lượng của người bệnh trong và sau phẫu thuật
- Đánh giá chính xác tình trạng của khớp háng, các cơ quanh khớp cũng như biên độ vận động của khớp háng
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết như MRI, X quang, siêu âm, xét nghiệm máu, điện tim..
Ngoài ra bác sĩ cũng thực hiện một số kiểm tra để xác định số đo của khác khớp, chỏm hay hõm khớp để đặt được khớp nhân tạo phù hợp với từng người bệnh.
Các biến chứng có thể xuất hiện
Các biến chứng có thể xuất hiện cũng sẽ được bác sĩ thông báo chi tiết cho bệnh nhân và gia đình trước khi phẫu thuật. Bao gồm
- Gãy xương đùi trong phẫu thuật
- Tổn thương dây thần kinh đùi
- Mất máu và tổn thương mạch máu
- Chiều dài chân không đều, thường liên quan đến bệnh viêm khớp
- Hao mòn khớp
- Cứng khớp
- Trật khớp háng nhân tạo
- Tử vong, nhưng tỷ lệ khá thấp, dưới 1%
Người bệnh cần làm gì trước khi thay khớp háng?
Người bệnh cần phải chuẩn bị đầy đủ tâm lý trước khi thực hiện phẫu thuật. Thông thường từ thời gian quyết định phẫu thuật đến lúc phẫu thuật thường rất dài cho bệnh viện cần phải đặt làm khớp háng riêng chứ không có sẵn. Người bệnh cần phải duy trì sức khỏe đầy đủ, tinh thần thoải mái để hỗ trợ cho phẫu thuật đạt kết quả tốt nhất.
Cụ thể, một số vấn đề người bệnh cần chuẩn bị bao gồm
- Đảm bảo ngủ đủ giấc hằng ngày, người bệnh nên đi ngủ sớm trước 11h
- Vẫn duy trì việc tập luyện, vận động khoa học hằng ngày
- Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, thoải mái, tránh căng thẳng quá nhiều
- Bỏ thuốc lá
- Tránh xa bia rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích, cà phê
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể ở trạng thái tốt nhất trước khi phẫu thuật. Theo đó nên tăng cường rau xanh, trái cây, các loại hạt, các loại đạm lành mạnh..
Trên đây là một số chia sẻ chi tiết về khớp háng nhân tạo, hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Người bệnh nếu cần thực hiện phẫu thuật này nên tham khảo tại các bệnh viện lớn uy tín như bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, bệnh viện Chợ Rẫy hay bệnh viện Trung ương Quân đội 108 để được hỗ trợ tốt nhất, đảm bảo an toàn cho chính bản thân mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!