Khủng Hoảng Ngủ Ở Trẻ Là Gì? 5 Cách Giúp Mẹ Vượt Qua Cùng Con

Các mẹ có con nhỏ trong độ tuổi 4 – 7 – 9 hoặc quanh móc 12 tháng thường xuyên có những câu hỏi và băn khoăn liên quan tới giấc ngủ của con. Trong thời gian này, các bé thường có những biểu hiện quấy nhiễu, không ngủ đúng giờ hoặc chỉ ngủ 1 – 2 tiếng là tỉnh và khóc suốt đêm. Đây được xem là trạng thái khủng hoảng ngủ. Vậy cụ thể tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao để giúp mẹ đỡ mệt mỏi và yên tâm hơn? Hãy cùng Vietmec.com tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Khủng hoảng ngủ là gì?

Khi trẻ dần thiết lập được nếp sống sinh hoạt ổn định, các giấc ngủ tương đối dài và không còn thường xuyên bú đêm. Thậm chí có thể ngủ xuyên đêm trong khoảng 8 – 10 tiếng, bỗng nhiên con bắt đầu thức dậy lúc nửa đêm mỗi 1 – 2 tiếng, phản kháng giấc ngủ ngày và thường xuyên cáu gắt,…

Khủng hoảng ngủ có thể diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau
Khủng hoảng ngủ có thể diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau

Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này trùng với các mốc thời gian ở tháng 4, 7, 9 hay tháng 12, tháng 18 của trẻ thì rất có khả năng cao các con đang rơi vào tình trạng khủng hoảng ngủ. 

Được biết, khủng hoảng giấc ngủ có thể trùng hoặc không trùng với các giai đoạn tuần khủng khảng Wonder Weeks như đã đề cập. Tình trạng này thường xảy ra khi con học được một kỹ năng mới như lật lẫy ở tháng thứ 4, bò trườn ở tháng thứ 7 – 9 và tập đi khi con được 12 tháng tuổi. 

Ở những giai đoạn này, do các con bắt đầu phát hiện ra thế giới xung quanh bỗng trở nên vô cùng thích thú, bản thân trẻ cũng có những khả năng mới lạ nên sẽ kích thích sự tò mò của trẻ. Đôi khi việc tập luyện các kỹ năng mà trẻ mới học được khiến các con quên cả ngủ. Nếu cha mẹ không hiểu về giai đoạn này, các mẹ thường dễ “khủng hoảng” theo bé vì rơi vào tình trạng mệt mỏi và lo lắng do thường xuyên thiếu ngủ.

Xem ngay: Mẹo Giúp Con Hết Thức Đêm

Các giai đoạn khủng hoảng ngủ thường gặp ở trẻ

Giai đoạn khủng hoảng ngủ ở trẻ có thể trùng hoặc không với những tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh Wonder Weeks như chúng tôi đã đề cập. Các chuyên gia đã nhận định, tình trạng khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ thường là dấu hiệu trẻ đang phát triển một kỹ năng mới. Vậy nên chúng thường xảy ra vào thời điểm trẻ tập lật, tập bò trườn hoặc tập đi. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn trẻ 4 tháng tuổi: Khủng hoảng giấc ngủ đầu tiên của trẻ thường rơi vào giai đoạn này. Đây là lúc trẻ có thể bị ảnh hưởng từ việc sắp mọc răng, nhịp sinh học của các bé cũng đang trong giai đoạn hình thành và phát triển hoàn thiện. 
Khủng hoảng giấc ngủ đầu tiên của trẻ diễn ra khi trẻ được khoảng 4 tháng
Khủng hoảng giấc ngủ đầu tiên của trẻ diễn ra khi trẻ được khoảng 4 tháng
  • Giai đoạn khủng hoảng ngủ 7 – 9 tháng: Lúc này trẻ đang bước vào giai đoạn ăn dặm nên hệ tiêu hóa của con vẫn đang tập làm quen, thích nghi với thức ăn. Quá trình này không tránh khỏi những xáo trộn nhất định, khi đường ruột làm việc về đêm khiến các con khó ngủ hơn. Nếu trẻ đang gặp phải vấn đề này, các mom hãy massage bụng nhẹ nhàng để bé dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Bên cạnh đó, nếu bé còn gặp phải hiện tượng đầy bụng, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… thì mẹ nên cân nhắc bổ sung men vi sinh nhằm hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động trơn tru hơn.
  •  Khủng hoảng giấc ngủ trong giai đoạn trẻ 12 tháng: Thời gian ngủ ở trẻ sẽ giảm dần theo khi trẻ lớn và ở giai đoạn này chỉ còn 12 – 14 tiếng mỗi ngày. 12 tháng là giai đoạn tập đi và thích khám phá cuộc sống, trẻ rất mải chơi. Cũng vì thế mà các bé khá nhạy cảm, dễ hình thành suy nghĩ về mọi thứ xung quanh khiến con ngủ ít hơn bình thường. 
  • Khủng hoảng giấc ngủ từ 18 – 24 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé phát triển ngôn ngữ và tìm hiểu thế giới xung quanh. Từ 18 – 24 tháng tuổi cũng là giai đoạn tâm lý, cảm xúc của trẻ phát triển mạnh mẽ và kéo theo biến chuyển về giấc ngủ. Vậy nên mẹ cần lưu ý tới những giai đoạn này để có biện pháp xử lý, giải quyết tốt hơn. 

Đọc thêm: Mẹo Dân Gian Chữa Trẻ Ngủ Ngày Cày Đêm

5 Cách giúp mẹ vượt qua khủng hoảng ngủ cùng con

 Nhìn chung, khủng hoảng ngủ ở trẻ thường ít ảnh hưởng tới sức khỏe của con bởi nó chỉ là tình trạng xáo trộn sinh lý bình thường trên tiến trình phát triển. Song điều này lại có ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ của cha mẹ và những người xung quanh. Vậy nên để giúp mẹ vượt qua khủng hoảng cùng con một cách hiệu quả, các “mom” có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như sau:

Có rất nhiều cách để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn
Có rất nhiều cách để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn

Điều chỉnh giờ ngủ linh hoạt nhằm tránh khủng hoảng ngủ ở bé

Phần lớn các bé sẽ ngủ ba giấc vào ban ngày cho đến lúc khoảng 4 tháng tuổi. Khi con chạm mốc khủng hoảng giấc ngủ lúc 4 tháng, có thể các bé sẽ kháng cự giấc ngủ ngắn cuối ngày. Lúc này, cha mẹ hãy linh hoạt điều chỉnh bỏ giấc ngủ cuối và cô bé đi ngủ đêm sớm hơn. Mục đích cuối cùng là cố gắng duy trì tổng thời gian ngủ trong vòng 24 giờ được đảm bảo theo độ tuổi của trẻ. 

Cho các bé hoạt động ngoài trời nhiều vào ban ngày

Việc cho bé hoạt động ngoài trời nhiều ban ngày sẽ giúp con thêm hoạt bát và năng động. Hơn nữa, khi tâm trạng được cải thiện sẽ giúp các con ngủ ngon hơn. Hoạt động ban ngày cũng giúp trẻ phân biệt được sự khác biệt giữa ngày và đêm, giúp trẻ hình thành thói quen biết rằng ban ngày là thời gian vui chơi, còn ban đêm là thời điểm đi ngủ, nghỉ ngơi. 

Massage bụng nhẹ nhàng khi trẻ bị khủng hoảng giấc ngủ

Ở trẻ trong độ tuổi ăn dặm, các con thường bị đói về đêm do đường tiêu hóa của trẻ còn đang bắt nhịp với việc làm quen với thức ăn. Điều này khiến cho việc tiêu hóa chưa hết được lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể khiến trẻ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu khi đi ngủ.

Vậy nên, bạn cần cho trẻ bú trước khi ngủ để đảm bảo các con không bị đói. Kết hợp theo đó là việc massage bụng con một cách nhẹ nhàng để giúp con tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, mẹ không nên cho trẻ bú ngay vì phần lớn nguyên nhân của việc này không xuất phát từ việc trẻ bị đói. Việc cho trẻ bú ngay rất có thể hình thành thói quen phụ thuộc vào mẹ, phải bú mẹ bé mới ngủ lại được. Vậy nên nếu gặp phải tình huống này, các mẹ nên quan sát bé trong vài phút trước để xem bé có thực sự đói không.

Massage bụng nhẹ nhàng khi trẻ bị khó ngủ
Massage bụng nhẹ nhàng khi trẻ bị khó ngủ

Nếu trẻ bị khủng hoảng ngủ kéo dài, làm ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, thể chất. Các bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung melatonin cho trẻ hồi phục lại nhịp sinh học. Mẹ bỉm có thể yên tâm khi sử dụng melatonin vì chúng là thành phần tự nhiên, không phải là thuốc ngủ.

Hạn chế thời gian ngủ ngày

Hãy hạn chế thời gian ngủ ban ngày của trẻ để ban đêm các bé dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đánh thức trẻ dậy sớm khoảng 7h sáng nhằm tránh để cơ thể bé ngủ quá nhiều dẫn tới mệt mỏi. 

Tuy nhiên, nếu giấc ngủ ban đêm của con bị gián đoạn nhiều thì mẹ nên cân nhắc cho bé ngủ bù vào ban ngày. Tổng thời gian ngủ trong 24 giờ mỗi ngày rất quan trọng để giúp trí não con được nghỉ ngơi, tránh tình trạng bị kích thích quá mức. Do đó, nếu sau một đêm quan sát thấy bé ngủ không yên, không sâu giấc, các mẹ nên linh hoạt cho con ngủ bù vào ngày sau. Theo đó, mẹ nên chủ động rút ngắn thời gian thức các giấc ngày, cho con đi ngủ sớm hơn và có thể tăng thêm một giấc ngủ ngắn nếu thấy cần thiết. 

Tạo không gian ngủ yên tĩnh với các công cụ hỗ trợ giúp trẻ ngủ ngon

Về cơ bản, không gian ngủ tốt cần có sự yên tĩnh, thoải mái và hạn chế ánh nắng. Do giấc ngủ của trẻ thường nông, các tác động nhỏ từ môi trường dễ khiến trẻ giật mình tỉnh giấc. Bên cạnh đó, ánh sáng từ bóng đèn, thiết bị điện tử hay ánh nắng mặt trời đều có khả năng gây ức chế sự tiết melatonin – hormone giấc ngủ tự nhiên trong cơ thể của bé, khiến bé khó ngủ. 

Tìm hiểu ngay: Cách Ru Trẻ Sơ Sinh Tự Ngủ Ngon

Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh cho trẻ, tránh ánh sáng quá mạnh
Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh cho trẻ, tránh ánh sáng quá mạnh

Cha mẹ nên tạo cho con môi trường ngủ thoải mái, lý tưởng bằng cách tránh các tác nhân có khả năng gây kích thích cho trẻ. Đây cũng được xem là một cách giúp các bé ngủ ngon và tránh bị thức giấc giữa đêm. 

Phòng ngủ nên có mát lạnh, sử dụng rèm chắn sáng và mở tiếng ồn trắng hoặc nhạc ru ngủ du dương nhằm giúp các con dễ nối các chu kỳ ngủ khi con tỉnh giấc giữa chừng. Bên cạnh đó, việc sử dụng ti giả cũng là công cụ trấn an giúp con dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

Tóm lại, khi con khó ngủ và ngủ không ngon, gia đình thường sẽ lo lắng và có xu hướng muốn làm mọi cách để giúp con có giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, các bạn cũng cần tránh hình thành thói quen không tốt mới, cho con ngủ ở những nơi không phù hợp trong nhà. Thay vào đó, cha mẹ nên thiết lập chu trình ngủ nhất quán và đúng giờ cho trẻ. Điều này sẽ là tiền đề giúp tập cho bé thói quen tự ngủ trong tương lai gần cũng như giúp bé nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng ngủ. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android