14 Mẹo Dân Gian Chữa Vặn Mình Ở Trẻ Sơ Sinh

Vặn mình ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng khá phổ biến mà rất nhiều bé gặp phải. Nếu ở mức độ nhẹ thì trẻ thường chỉ bị khó chịu, nhưng khi diễn biến nghiêm trọng có thể dẫn đến việc nôn trớ. Để khắc phục tình trạng này hiện nay có rất nhiều biện pháp, trong đó các mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đang được khá nhiều ba mẹ tin tưởng áp dụng và phản hồi hiệu quả tốt. Cùng chúng tôi tìm hiểu 14 cách đơn giản tại nhà ngay sau đây.

14 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Theo quan niệm dân gian truyền tai nhau, việc trẻ sơ sinh vặn mình nhiều chứng tỏ bé đang phát triển tốt và rất mau lớn. Chính vì vậy, khi thấy hiện tượng này, nhiều người thường chủ quan không tìm cách cải thiện. Từ đó dẫn đến việc trẻ vặn mình quá nhiều và thường xuyên, ảnh hưởng không tốt cho giấc ngủ của con.

Được biết, hiện tượng vặn mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh có thể là dấu hiệu bình thường do trẻ chưa phát triển hoàn thiện hệ thống não bộ. Cụ thể các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa, vì vậy vỏ não và thể vân còn yếu làm cho phần dưới vỏ hoạt động mạnh. Điều này khiến các bé thường xuyên thực hiện các hoạt động múa vờn tay chân, vặn mình.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây về quá trình phát triển ở trẻ sơ sinh đã chỉ ra rằng, việc trẻ sơ sinh bị rướn, hay vặn mình và ọc sữa là do bé đang bị thiếu canxi. Cơ thể các con mệt mỏi, khó chịu, chân tay nhức mỏi buộc trẻ phải vươn người, gồng lên, khóc, “đỏ mặt tía tai” và khó ngủ ngon.

Nhìn chung, việc vặn mình sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, do đó các mẹ cần phải có các biện pháp để giảm thiểu tình trạng này. Trong đó những mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà phía dưới đây được nhiều người áp dụng theo và đánh giá tốt.

1. Điều chỉnh không gian ngủ

Tất cả các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thích được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái để cảm giác an toàn như đang trong bụng mẹ. Đồng thời bạn cần giữ ấm cho trẻ suốt đêm. Bố mẹ nên giữ nhiệt độ phòng vừa phải đảm bảo không quá lạnh cũng không quá nóng. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ánh sáng lọt vào phòng quá nhiều, luôn giữ cho không gian yên tĩnh và vệ sinh gối, nệm, chăn, ga sạch sẽ, tránh để bé bị ngứa ngáy, từ đó rướn mình.

Tất cả các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thích được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái
Tất cả các bé nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thích được ngủ trong môi trường mềm mại, êm ái

Ngoài ra, các bố mẹ có thể cho bé ngủ giường cũi riêng cũng là một cách để giúp con yêu ngủ sâu giấc. Hơn nữa, việc này còn giúp tạo ra cho trẻ một không gian ngủ thoải mái và êm ái, cùng với đó vừa tập cho bé tính tự lập hơn. Phụ huynh cũng không cần lo lắng về sự an toàn, bởi bạn có thể để cũi cạnh giường ngủ để có thể quan sát con dễ dàng.

2. Cho tắm nắng thường xuyên

Các em bé hay vặn mình cũng có thể do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Chính vì vậy, việc cho trẻ tắm nắng thường xuyên và phù hợp sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, nạp thêm vitamin D. Khi loại vitamin này được bổ sung đầy đủ cũng hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi và photpho tốt nhất, nhờ đó xương chắc khỏe hơn. Đồng thời hệ miễn dịch cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng 15 phút mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất được các chuyên gia khuyến cáo là 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều.

3. Quấn khăn cho trẻ

Một mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được nhiều ba mẹ áp dụng là quấn khăn cho bé khi ngủ. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với trẻ dưới 8 tuần tuổi, việc quấn khăn có thể giúp làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.

Bởi việc này giúp trẻ có cảm giác an toàn như đang ở trong bụng mẹ và yên tâm ngủ sâu giấc hơn. Để nâng cao hiệu quả, các bố mẹ có thể để thêm gối vòng xung quanh con. Nhờ đó con bớt vặn mình và rướn trong lúc ngủ.

4. Mẹo từ lá trầu không

Các ba mẹ truyền tai nhau rằng mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh từ lá trầu không vừa an toàn lại mang đến hiệu quả rất cao. Bởi theo nghiên cứu, loại lá này có khả năng giữ ấm rất tốt nên giúp bé được dễ chịu và thoải mái hơn.

Các ba mẹ truyền tai nhau rằng mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh từ lá trầu không
Các ba mẹ truyền tai nhau rằng mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh từ lá trầu không

Để mang lại hiệu quả cao hơn, các mẹ nên hơ lá trầu không qua với lửa rồi đắp lên da của bé vào mỗi sáng sớm. Đồng thời lưu ý giữ nguyên lá và vị trí đắp là các vùng da như mông, trán, tay chân, đùi của trẻ. Cách làm này sẽ mang lại cảm giác ấm áp cho con và không bị vặn mình khi ngủ. Tuy nhiên, khi thực hiện bạn cần chú ý nhiệt độ của lá, tránh làm bỏng vì da bé rất mỏng và nhạy cảm.

5. Bổ sung rau xanh và thực phẩm nhiều canxi

Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Đặc biệt là việc bổ sung canxi, vì nếu để cơ thể trẻ thiếu hụt dưỡng chất này rất dễ dẫn đến mất ngủ và xảy ra tình trạng vặn mình.

Theo đó, khi trẻ có thể ăn dặm, bố mẹ hãy thêm rau xanh và các thực phẩm giàu canxi như cua, tôm, trứng, cá hồi,… vào khẩu phần ăn của bé. Còn với trẻ đang bú sữa mẹ, các mẹ cũng nên ăn đầy đủ những thực phẩm này để cung cấp canxi cho bé qua nguồn sữa mẹ.

6. Mẹ ăn uống đầy đủ

Hầu hết các ba mẹ đều nghĩ rằng việc trẻ hay vặn mình không liên quan gì đến bữa ăn của mẹ. Trên thực tế đây là quan điểm vô cùng sai lầm. Bởi với trẻ sơ sinh nguồn canxi cung cấp vào cơ thể là hoàn toàn từ sữa mẹ (trừ trường hợp trẻ được cho dùng sữa công thức).

Chính vì vậy, nếu chế độ ăn uống của người mẹ “nghèo nàn”, không đủ lượng canxi cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng thiếu canxi và hay vặn mình ở trẻ sơ sinh. Do đó, các mẹ cần ăn đầy đủ chất, đặc biệt bổ sung thường xuyên những thực phẩm như rau dền, rau ngót, cá mè, đậu phụ và các loại cá gồm cá thu, cá nục, cá hồi,… Ngoài ra, bạn cũng có thể uống bổ sung canxi, nhưng lưu ý trước khi uống hãy xin chỉ dẫn của bác sĩ để được tư vấn liều lượng phù hợp.

Nhìn chung một thực đơn đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng chắc chắn sẽ giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh. Từ đó, mẹ có nguồn sữa đầy đủ dinh dưỡng cho con, giúp con cũng có sức khỏe tốt và giấc ngủ chất lượng hơn, hạn chế việc vặn mình.

7. Chú ý đến mọi biểu hiện của con

Hầu hết trẻ sơ sinh đều thường xuyên vặn mình, vì đây là cách đơn giản để các bé thư giãn các cơ và khớp khi nằm một chỗ quá lâu. Còn nếu điều này xảy ra vào ban ngày cũng đồng nghĩa với việc trẻ đang thả lỏng các khớp do được bế quá nhiều. Do đó, đây là việc hoàn toàn bình thường, bạn không cần phải quá lo lắng.

Ở trẻ sơ sinh, việc vặn mình cũng có thể là cách bé đang “bộc lộ cảm xúc” khi con đau
Ở trẻ sơ sinh, việc vặn mình cũng có thể là cách bé đang “bộc lộ cảm xúc” khi con đau

Thông thường tình trạng vặn mình này sẽ biến mất ngay sau 3 tháng khi các khớp tay chân của bé cứng cáp và cử động linh hoạt hơn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, việc vặn mình cũng có thể là cách bé đang “bộc lộ cảm xúc” khi con đau, con khó chịu, hay con bị đói, bị ướt, bị mệt,… Chính vì vậy, việc bố mẹ cần làm ngay khi thấy bé vặn mình là cố gắng “đọc” các biểu hiện này, từ đó khắc phục nguyên nhân khiến bé khó chịu. Đây chính là mẹo chữa đơn giản, hiệu quả nhất.

8. Ở bên cạnh xoa dịu con

Khi trẻ vặn mình hay giật mình chính là lúc con đang cảm thấy bất an và cần được vỗ về để có cảm giác an toàn. Chính vì vậy, vào lúc này để trẻ yên tâm hơn, bố mẹ hãy ở bên ôm trẻ vào lòng, vuốt ve, âu yếm để con cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Điều này sẽ giúp các bé được thư giãn và tiếp tục chìm vào giấc ngủ ngon, sâu giấc hơn.

Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không nên căng thẳng hay bất an khi thấy con vặn mình, bởi trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng cảm xúc từ người mẹ. Hai mẹ con chỉ cần ở cạnh nhau, sau đó hát ru, nhẹ nhàng dỗ dành, vỗ về để bé có thể nghe thấy giọng nói ấm áp của bạn. Lúc đó, trẻ sẽ cảm thấy an toàn, được bảo vệ, hết căng thẳng và cũng không còn vặn mình.

9. Mẹo từ nước chanh cùng lòng trắng trứng gà

Sử dụng lòng trắng trứng gà trộn với nước cốt chanh là một trong những cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được nhiều người tin tưởng áp dụng hàng đầu hiện nay. Để thực hiện, các ba mẹ dùng hỗn hợp này thoa lên lưng và người của bé. Trung bình mỗi tuần bạn nên áp dụng 2 – 3 lần vào thời điểm trước khi con đi ngủ để khắc phục hiệu quả tình trạng trên.

Sử dụng lòng trắng trứng gà là một trong những cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Sử dụng lòng trắng trứng gà là một trong những cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

10. Thay tã êm ái và mặc quần áo rộng thoải mái cho bé

Đây là một trong những mẹo đơn giản, hiệu quả cao hàng đầu hiện nay giúp trẻ không bị vặn mình khi ngủ. Bởi việc thay tã và mặc quần áo thoải mái cho bé hỗ trợ loại bỏ những yếu tố xung quanh tác động đến giấc ngủ của con.

Theo đó, các bố mẹ nên chọn loại tã có khả năng thấm hút tốt, vừa vặn với số cân và tháng tuổi để tạo cảm giác thoáng mát, êm ái cho bé. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý thường xuyên kiểm tra thay tã cho bé khi bị ướt, tránh để trẻ khó chịu.

11. Cho trẻ bú mẹ

Theo nghiên cứu, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và an toàn nhất đối với trẻ sơ sinh. Hơn nữa, so với sữa công thức, sữa mẹ còn có ưu điểm là tự điều chỉnh được lượng canxi thông qua việc ăn uống và bổ sung dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, bạn nên cho con bú sữa mình từ 6 tháng đến 1 năm để tăng sức đề kháng và đảm bảo cơ thể bé khỏe mạnh nhất. Đây chính là cách đơn giản nhất để hạn chế tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh mà không phải ba mẹ nào cũng nắm được.

12. Bổ sung vitamin D

Theo các chuyên gia, nếu tình trạng trẻ sơ sinh vặn mình, giật mình và khóc thét khi ngủ xảy ra nhiều lần thì các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. Bởi rất có thể cơ thể của trẻ đang bị thiếu hụt và cần được bổ sung vitamin D nhằm hỗ trợ cho quá trình hấp thụ canxi.

Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ cho trẻ uống vitamin D khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng ngay tại nhà.

Bạn lưu ý chỉ cho trẻ uống vitamin D khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng
Bạn lưu ý chỉ cho trẻ uống vitamin D khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng

13. Massage cho trẻ

Vào thời điểm sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ, các mẹ nên massage cho bé. Đây là phương pháp chữa vặn mình đơn giản, an toàn và hiệu quả cao.

Các động tác massage – chạm vào người sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu và giảm căng thẳng ngay lập tức. Đồng thời cơ thể của con cũng giảm bớt cảm giác nhức mỏi, khó chịu và bé cũng sẽ thấy an toàn, ngủ ngoan hơn với sự vuốt ve dịu dàng của mẹ.

Bên cạnh đó, trong lúc massage, mẹ cũng nên trò chuyện âu yếm để con có cảm giác an toàn, được chở che, từ đó bé sẽ thôi không gồng mình, vặn mình. Ngoài ra, vặn mình đôi khi cũng là cách bé thể hiện cảm xúc đau, khó chịu, không thoải mái, do đó việc massage cũng là liệu pháp giúp bé được thư giãn hiệu quả.

14. Kiểm tra vùng nhạy cảm của trẻ

Ba mẹ nên thường xuyên kiểm tra vùng nhạy cảm của con xem da có bị nổi mẩn, đỏ, hay viêm loét,… không. Bên cạnh đó, để ý nếu vùng kín, hay hậu môn,… có gì bất thường cũng có thể là do bé bị hăm tã, tấy đỏ thì việc vặn mình xảy ra cũng là điều dễ hiểu. Vào lúc này, các mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ và sử dụng kem bôi chống hăm sẽ đảm bảo bé có giấc ngủ ngon nhất.

Lưu ý khi áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình cho bé

Các cách chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh phía trên đây có thể khắc phục được tình trạng này ở trẻ hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là độ thích nghi của con. Đồng thời để đảm bảo an toàn trong quá trình áp dụng những mẹo này cho trẻ nhỏ, các bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây.

  • Da trẻ sơ sinh vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy trước khi bôi, thoa bất cứ thứ gì lên da da bé, bố mẹ cần hết sức cẩn thận. Tránh để xảy ra tình trạng viêm da, hay bỏng da,…
  • Khi đã áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình nhiều lần nhưng không mang tới hiệu quả thì các mẹ nên lựa chọn phương pháp khác.
  • Nếu thấy tình trạng vặn mình của trẻ diễn biến nghiêm trọng, gây ra nôn trớ thì tốt nhất bạn nên đưa bé đi khám. Bởi có thể trẻ đang gặp một vấn đề gì đó về sức khỏe gây mệt mỏi, khó chịu.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về 14 mẹo chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả cao, đang được nhiều bố mẹ tin tưởng áp dụng nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin này hữu ích với độc giả, từ đó bạn có thêm kiến thức bổ ích để chăm sóc con yêu tốt hơn. Ngoài ra, nếu cần hỗ trợ thềm bất kỳ vấn đề nào khác liên quan hãy để lại lời nhắn phía dưới đây cho đội ngũ Vietmec.com để được giải đáp chi tiết.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android