8 Mẹo Giúp Bé Nhanh Biết Nói Và Chữa Trẻ Chậm Nói

Mẹo giúp bé nhanh biết nói đang là chủ đề “hot” được nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Các chuyên gia cho rằng biện pháp tốt nhất là cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé. Bên cạnh đó, cũng còn có nhiều tip khác nhau mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của Vietmec nhé!

Ngôn ngữ ở trẻ: Quá trình hình thành, phát triển

Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ mới biết đi là giai đoạn dạy trẻ học nói tốt nhất nhưng trên thực tế thì ngay từ khi mới sinh ra, mỗi đứa bé đã có xu hướng giao tiếp với xung quanh. Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Từ 0 đến 6 tháng đầu: Trẻ trong tầm tuổi này thường phát ra những tiếng bập bẹ, thậm chí các bé còn thường xuyên quay đầu về hướng có phát ra âm thanh. Khi các bé nhận biết được âm thanh và cách giao tiếp, các bé có thể dễ dàng tiếp nhận chỉ dẫn hay có phản ứng khi cha mẹ, người thân gọi tên mình.  
  • Từ 7 đến 12 tháng: Theo các chuyên gia thì trẻ trong độ tuổi từ 7 đến 12 tháng có thể hiểu những từ đơn giản như “Không” hay “Có”. Các bé cũng có thể dùng cơ thể để giao tiếp với xung quanh hoặc bập bẹ những cụm từ đơn giản dù không tròn vành rõ chữ.
  • Từ 13 đến 18 tháng: Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu chập chững biết đi và biết nói một cách rõ ràng hơn. Bé có thể lặp lại những từ mà cha mẹ thường xuyên nói dù không hiểu hết ý nghĩa. Theo các chuyên gia, thông thường lúc này vốn từ của bé rơi vào khoảng 10 đến 20 từ.
  • Từ 19 tháng đến 36 tháng: Đối với độ tuổi 19 tháng đến 23 tháng, vốn từ của bé đã mở rộng hơn rất nhiều, khoảng 50 đến 100 từ. Bé đã có thể gọi tên những người xung quanh hoặc các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, bé có thể đáp lại người đối diện bằng những câu hay cụm từ ngắn. Đến khi bé 2 hoặc 3 tuổi, vốn từ vực có thể đạt khoảng hơn 250 từ, cha mẹ hoàn toàn trò chuyện được với bé và dạy bé về thế giới xung quanh. 
Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh ra
Trẻ bắt đầu phát triển ngôn ngữ ngay từ khi mới sinh ra

8 mẹo giúp bé nhanh biết nói hiệu quả

Những thông tin về giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nêu trên chỉ có tác dụng tham khảo là chủ yếu. Trên thực tế là có nhiều trẻ biết nói khá muộn dù khả năng di chuyển đã vững vàng.

Điều này khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng không biết liệu rằng bé có gặp phải vấn đề nghiêm trọng nào về phát triển trí tuệ hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng những trường hợp này có thể bắt kịp các kỹ năng ngôn ngữ sau đó. Nếu không yên tâm hoàn toàn, cha mẹ có thể áp dụng những mẹo giúp bé nhanh biết nói sau đây để thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Cùng nhau đọc sách

Cha mẹ có thể đọc cho con nghe càng nhiều càng tốt để trẻ được tiếp xúc với nhiều loại từ vựng khác nhau. Bé thường không hiểu hoàn toàn nhưng có phản ứng với âm thanh tạo nên những từ đó. Một nghiên cứu năm 2016 còn chỉ ra rằng việc đọc sách cho trẻ nghe giúp trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ tốt hơn là nghe người lớn nói.

Cha mẹ có thể lựa chọn những cuốn sách có hình minh hoa nhiều màu sắc và dễ thương để thu hút sự chú ý của bé tốt hơn.

Trả lời khi bé khóc

Một mẹo giúp bé nhanh biết nói được nhiều cha mẹ áp dụng là trả lời với tiếng bé khóc. Theo các chuyên gia, tiếng khóc cũng là một cách bé giao tiếp với xung quanh và muốn thu hút sự chú ý của mọi người. Vì vậy, cha mẹ đừng bao giờ làm ngơ trước tiếng khóc của con mà hãy nhẹ nhàng đáp lại bằng những câu tư dịu dàng, yêu thương.

Có một số cha mẹ còn có thể “hiểu” được tiếng khóc của con, điều này có nghĩa là con đang buồn, mệt, cáu giận hay đói bụng,…

Sử dụng ngôn ngữ với bé bất cứ khi nào

Trẻ em không thể nói không đồng nghĩa cha mẹ cũng cùng im lặng với bé. Trên thực tế, ở giai đoạn này cha mẹ cần nói với bé nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển của từ vựng và ngôn ngữ giao tiếp ở trẻ.

Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ với trẻ nhiều lúc khác nhau
Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ với trẻ nhiều lúc khác nhau

Cha mẹ có thể trò chuyện bất kỳ nào với trẻ, kể cả khi trẻ có “hóng” hay là không. Ví dụ như mẹ giải thích về các biển báo giao thông khi đi dạo phố cùng với bé, hát ru cho bé bằng những bài hát yêu thích,… Lưu ý là cha mẹ nên sử dụng các câu, cụm từ ngắn và đơn giản nhất có thể.

Không nhại theo trẻ

Có nhiều trẻ thường bị nói ngọng, nói không rõ chữ hoặc sử dụng từ ngữ không đúng ngữ cảnh. Trong những trường hợp này, cha mẹ không nên nhại theo vì nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ khiến bé không thể sửa được thói quen này. 

Ngoài ra, cha mẹ không cần phải sửa cách nói ngay lập tức cho bé, thay vào đó hãy cho bé thấy ví dụ về cách nói đúng. Như khi bé nói “Mẹ cho con uốn nước” thì cha mẹ có thể đáp lại rằng “ Ừ, mẹ sẽ con uống nước cam nhé”.

Đặt tên cho sự vật, sự việc

Đây là một mẹo giúp bé nhanh biết nói được khá nhiều cha mẹ áp dụng thành công. Một số trẻ mới biết đi sẽ chỉ tay vào món đồ chứng muốn thay vì gọi tên để cha mẹ có thể hiểu. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể đóng vai “thông dịch viên” để giúp bé hiểu được tên của món đồ đó.

Đặt tên cho các sự vật sự việc giúp trẻ nhanh biết nói
Đặt tên cho các sự vật sự việc giúp trẻ nhanh biết nói

Ví dụ: Khi con chỉ vào cốc sữa, cha mẹ có thể đáp lại rằng “Cốc sữa. Con có muốn uống không?”, mục đích là giúp bé ghi nhớ đặc điểm cũng như tên gọi đúng. Lần sau, khi trẻ muốn uống sữa, cha mẹ hãy khuyến khích bé nói ra tên gọi chính xác để được thực hiện yêu cầu.

Mở rộng câu trả lời

Một trong những cách giúp trẻ mở rộng vốn từ tốt hơn chính là mở rộng câu trả lời khi bé hỏi. Ví dụ như khi bé bập bẹ từ “Con chó” khi nhìn thấy nó, cha mẹ có thể trả lời “Con chó to và có màu nâu” nhằm giúp bé nhận biết thêm những cụm từ nêu đặc điểm của sự vật.

Mẹo giúp bé nhanh biết nói này cũng có tác dụng giúp cha mẹ sửa cho bé tật nói ngọng, nói thiếu từ hoặc nói không đúng cấu trúc câu. Ví dụ như khi bé nói “Chó to con”, cha mẹ có thể ngay lập tức phản hồi lại với câu đúng là “Con chó to”.

Khiến bé đưa ra sự lựa chọn

Cha mẹ cũng có thể thử sử dụng mẹo giúp bé nhanh biết nói bằng cách cho con được lựa chọn. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu hơn, ví dụ như cha mẹ đang có hai loại trái cây là táo và cam thì có thể hỏi bé muốn loại quả nào. Nếu bé dùng tay chỉ thay vì nói đáp lại, cha mẹ cần khuyến khích bé gọi tên của loại trái cây đó để nhận được phần thưởng xứng đáng. 

Cha mẹ cũng có thể thử sử dụng mẹo giúp bé nhanh biết nói bằng cách cho con được lựa chọn
Cha mẹ cũng có thể thử sử dụng mẹo giúp bé nhanh biết nói bằng cách cho con được lựa chọn

Hạn chế thời gian trẻ sử dụng di động

Một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng thời gian sử dụng thiết bị điện tử càng nhiều càng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ, nhất là với những bé 18 tháng tuổi. Các chuyên gia nhận định việc trẻ giao tiếp với những thứ khác – không phải là màn hình di động hay tivi – là cách tốt nhất để tập nói hoàn chỉnh.

Theo đó, cha mẹ chỉ nên cho trẻ từ 2 đến 5 tuổi sử dụng di động, tivi 1 giờ mỗi ngày. Đối với độ tuổi nhỏ hơn, cha mẹ cần hạn chế tối đa nhất có thể hoặc tốt hơn hết là không cho bé dùng. Điều này còn giúp trẻ hạn chế được các vấn đề về tật khúc xạ như loạn thị hay cận thị.

Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho các bậc phụ huynh những mẹo giúp bé nhanh biết nói hiệu quả và dễ áp dụng tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ có thể liên hệ với các chuyên gia hoặc bác sĩ nhi khoa để nhận được lời khuyên sớm và tốt nhất.  

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android