Các Tác Hại Của Niềng Răng Mà Bác Sĩ Đang Dấu Bạn
Niềng răng giúp khắc phục các khiếm khuyết răng miệng hiệu quả là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng gây ra một số các tác hại nếu thực hiện sai cách, tay nghề bác sĩ kém. Vậy các tác hại của niềng răng là gì? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra tác hại khi niềng răng bạn cần lưu ý.
Tác hại của niềng răng là gì? Một số các vấn đề thường gặp khi niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phức tạp và đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Kỹ thuật này sử dụng các thiết bị, khí cụ tác động lực lên răng để kéo răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Không thể phủ nhận niềng răng mang lại hiệu quả chỉnh nha cao như khắc phục tình trạng hô móm, lệch lạc răng… Bên cạnh đó, việc niềng răng cũng gây ra một số vấn đề cho răng miệng như gây đau nhức răng, khó ăn nhai… Cụ thể như sau:
Khó khăn khi ăn nhai
Khó khăn khi ăn nhai là vấn đề lớn mà mọi người gặp phải khi niềng răng, đặc biệt trong thời gian đầu hoặc sau mỗi lần siết răng. Ở giai đoạn mới niềng răng, răng còn yếu và chưa ổn định nên bạn không thể ăn uống như bình thường. Thay vào đó, bạn nên hạn chế ăn các loại đồ ăn quá cứng, quá dai…
Việc ăn nhai quá mạnh có thể làm đau nhức răng và khiến bạn cảm thấy khó chịu. Hơn nữa thế nữa, sau mỗi lần siết răng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng, khó nhai và khó nuốt. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì đây là vấn đề bình thường mà bất kỳ ai niềng răng khớp cắn sâu cũng gặp phải. Tình trạng này chỉ kéo dài 1 – 2 ngày và sau đó bạn có thể ăn uống thoải mái như trước.
Tác hại của niềng răng – Khiến đau mỏi hàm và đau đầu
Trong tuần đầu sau khi chỉnh nha, bạn sẽ cảm thấy đau nhức hàm nhẹ kèm theo đau đầu. Vấn đề này xảy ra là bởi sự dịch chuyển của răng trên cung hàm. Ngoài ra, đau hàm và nhức đầu có thể là do tác động của mắc cài, dây cung… Các loại khí cụ này gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và khiến bạn có cảm giác mệt mỏi.
Khi mắc phải tình trạng này, người niềng răng có thể cải thiện bằng cách uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu đau hàm và đau đầu kéo dài với cường độ dữ dội thì bạn cần đến nha khoa thăm khám sớm nhất.
Tác hại của niềng răng gây tổn thương mô mềm
Tổn thương mô mềm là một trong các tác hại của việc niềng răng mắc cài kim loại bạn cần biết. Khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài được làm từ các vật liệu cứng. Các khí cụ này có thể tác động và làm tổn thương mô mềm như rách lợi, sứt môi, chảy máu nướu… Đặc biệt, chảy máu, xước lưỡi do khí cụ gây ra là một trong những tác hại của niềng răng trong thường gặp nhất.
Khô miệng, khô môi
Khi mang mắc cài, độ nhô của mắc cài khiến môi bị đẩy ra ngoài. Lúc này, môi sẽ khó khép lại và dễ dẫn đến tình trạng môi khô, nứt nẻ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không quá nghiêm trọng. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách dùng son dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm để làm mềm môi.
Tác hại của niềng răng làm đau nhức răng nhẹ
Hiện tượng đau nhức răng nhẹ và ê buốt răng khi vừa mới đeo niềng là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân chính là do các mắc cài gắn trên răng gây cọ xát và tạo ra lực kéo điều chỉnh răng về vị trí mới.
Bạn không cần quá lo lắng về trường hợp này vì sau một thời gian cảm giác đau nhức sẽ không còn nữa. Lúc này, cơ thể và răng miệng đã dần quen với việc đeo niềng nên không gây ra cảm giác khó chịu như trước.
Một số ảnh hưởng nghiêm trọng khi niềng răng
Bên cạnh một số vấn đề thường gặp, niềng răng không đúng cách tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là những tác hại khi niềng răng mà bạn nên tham khảo:
Biến dạng khuôn mặt
Biến dạng khuôn mặt là một trong các tác hại của niềng răng tại nhà. Người ta thường sử dụng dây thun, dây kẽm hoặc một số vật dụng không chuyên để niềng răng ngay ở nhà. Việc niềng răng sai cách này khiến lực kéo hai hàm không đúng kỹ thuật, không ổn định và gây lệch khuôn mặt.
Ngoài ra, khuôn mặt thay đổi, niềng răng bị hóp má cũng là tác hại của việc nhổ răng khi niềng. Bình thường hệ thống xương hàm và răng trên cung hàm giúp má trông căng tròn và đều đặn hơn. Việc nhổ răng quá nhiều sẽ khiến má bị hóp và làm thay đổi khuôn mặt.
Tác hại của niềng răng làm tổn thương tủy
Niềng răng có tác hại gì? Tổn thương tủy là tác hại nặng nề bạn có thể đối mặt khi niềng răng sai cách. Nếu đặt lực quá mạnh hoặc dây cung siết quá chặt thì có thể gây viêm nhẹ ở tủy. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp lực tác dụng quá mức lên răng gây viêm tủy kéo dài và dẫn đến chết tủy.
Đặc biệt, tổn thương tủy là một trong các tác hại của niềng răng silicon tại nhà khá nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều người mua hàm silicon tự niềng tại nhà mà không có chỉ định của bác sĩ. Việc mua nhầm silicon giả và niềng răng sai cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng miệng.
Gây sâu răng
Việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn khi bạn niềng răng với mắc cài, dây cung chằng chịt. Khi ăn uống, thức ăn dễ vướng vào kẽ răng, mắc cài và rất khó lấy ra. Do vậy, bạn có nguy cơ bị sâu răng cao nếu không chú ý vệ sinh răng miệng cẩn thận.
Ngoài sâu răng, vệ sinh răng miệng kém khi đeo niềng còn gây ra một số bệnh lý như hôi miệng, viêm nướu, viêm lợi…
Phản ứng dị ứng
Một số người bị dị ứng với các chất liệu niềng răng dây thun, kim loại… Các triệu chứng dị ứng thường thấy như nổi mụn nước trong miệng, đau khi nhai nuốt thức ăn… Nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với các vật liệu này thì nên báo trước cho bác sĩ. Bác sĩ nha khoa có thể thay đổi các chất liệu cũng như dụng cụ khác để tránh gây dị ứng.
Xem thêm: Niềng răng mắc cài mặt trong: Ưu, nhược điểm, quy trình niềng
Tác hại của niềng răng – Làm tiêu chân răng
Một trong những vấn đề thường gặp của niềng răng là làm tiêu chân răng, tức là chân răng sẽ ngắn đi. Đây cũng là tác hại của việc nhổ răng để niềng bạn cần lưu ý. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình dịch chuyển răng, hoạt động của hủy cốt bào tạo nên các khiếm khuyết trên bề mặt chân răng.
Thông thường, lượng chân răng bị tiêu vẫn nằm trong mức an toàn khi niềng răng. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp tiêu chân răng vượt quá mức cho phép. Điều này có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của người niềng răng sau này.
Rụng răng sớm
Nguyên nhân gây rụng răng sớm khi niềng răng là do bác sĩ tác dụng lực quá mạnh lên răng hoặc nắn chỉnh lệch khớp cắn. Tình trạng này có thể dẫn đến sụt ổ chân răng và làm răng yếu đi sau khi niềng. Về sau này, bạn có nguy cơ bị rụng răng sớm.
Răng về vị trí cũ
Thông thường, sau khi tháo niềng, bạn phải đeo thêm hàm duy trì khoảng 6 tháng để đảm bảo giữ răng ở vị trí ổn định. Tuy nhiên, nếu bạn chủ quan, không sử dụng hàm duy trì này thường xuyên thì răng có thể dịch chuyển về vị trí cũ.
Cần lưu ý gì để niềng răng an toàn?
Để hạn chế gặp phải các tác hại của niềng răng, bạn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các kiến thức cần thiết trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số điều như sau:
Thăm khám kỹ
Thăm khám kỹ trước khi niềng răng là bước rất quan trọng giúp bạn tránh các rủi ro không mong muốn. Việc thăm khám giúp người niềng răng hiểu rõ tình trạng răng miệng của mình và lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, bạn cần lưu ý nhóm đối tượng không nên niềng răng để tránh gây ra biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, khi thăm khám, các bác sĩ chuyên môn sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng răng miệng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Đây được xem là yếu tố quan trọng mang lại kết quả niềng răng tốt nhất và giảm thiểu các tác hại ngoài ý muốn.
Chọn thời điểm niềng răng phù hợp
Theo các bác sĩ chuyên khoa, 12 – 16 tuổi là thời điểm lý tưởng nhất để niềng răng. Vì lúc này, xương hàm và răng đang trong quá trình ổn định nên dễ điều chỉnh và kéo về vị trí mong muốn.
Đặc biệt, các kỹ thuật và dụng cụ thực hiện niềng răng trong độ tuổi này cũng đơn giản hơn so với khi lớn tuổi. Từ đó giúp bạn tiết kiệm chi phí tối đa khi niềng răng và đạt được hiệu quả thực hiện như mong muốn.
Lựa chọn nha khoa uy tín
Lựa chọn địa chỉ nha khoa là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả chỉnh nha của bạn. Chính vì thế, bạn cần chọn các trung tâm nha khoa chất lượng, uy tín để thực hiện. Theo đó, một địa chỉ uy tín sẽ có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, tận tâm cùng với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại.
Khi đến thăm khám tại đây, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn rõ ràng về tình trạng của mình cũng như lên kế hoạch niềng răng phù hợp.
Chăm sóc răng đúng cách
Để giữ hàm răng luôn ổn định và hạn chế các tác hại khi niềng, bạn cần lưu ý chăm sóc răng đúng cách tại nhà.
- Bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, lỏng và giảm thiểu ăn đồ ăn cứng, dai…
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin tốt cho răng như trứng, sữa, trái cây…
- Bạn không được nhai quá mạnh hoặc tác dụng lực lớn lên răng. Vì điều này có thể làm bong mắc cài, dây buộc và ảnh hưởng đến răng đang niềng.
- Hàng ngày, bạn cần đánh răng 2 lần với bàn chải lông mềm và súc miệng bằng nước muối. Đồng thời, bạn có thể dùng tăm nước và chỉ nha khoa để lấy các mảng bám trong kẽ răng.
Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
Mỗi ca niềng răng sẽ có một phác đồ điều trị riêng biệt. Theo đó, người niềng răng cần lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm thiểu các biến chứng khi chỉnh nha.
Bạn cần thường xuyên tái khám theo lịch bác sĩ đã chỉ định trước, uống thuốc theo bác sĩ đã kê toa. Đồng thời, nếu có các triệu chứng bất thường trong khi niềng răng thì nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị sớm nhất.
Bài viết trên đã chỉ ra các tác hại của niềng răng cũng như cách phòng tránh hiệu quả. Tốt nhất trước khi thực hiện, bạn nên cân nhắc kỹ tác hại và lợi ích của việc niềng răng. Thông qua đó, bạn sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất để cải thiện răng miệng một cách hiệu quả.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!