Thiếu Vitamin D: Dấu Hiệu và Cách Bổ Sung Hiệu Quả
Thiếu vitamin D khiến hệ xương khớp dần trở nên suy yếu, gây ra một số vấn đề về sức khỏe và làm suy giảm sức đề kháng. Nếu để trình trạng này diễn ra kéo dài sẽ tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý nguy hiểm khác khởi phát. Bài viết dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D và cách bổ sung hiệu quả bạn có thể tham khảo.
Vai trò của vitamin D đối với cơ thể
Vitamin D là một loại dưỡng chất có nguồn cung cấp chủ yếu từ bên ngoài cơ thể. Vitamin D có thể tan trong chất béo và nắm giữ nhiều vai trò quan trọng bên trong cơ thể. Khoa học hiện đại đã chia nhóm vitamin D thành hai dạng chính là vitamin D2 (ergocalciferol) và vitamin D3 (cholecalciferol). Bạn có thể bổ sung hai loại vitamin này cho cơ thể thông qua việc ăn uống. Đặc biệt, cơ thể còn có thể tự tổng hợp vitamin D3 tự nhiên khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Một số vai trò của vitamin D đối với cơ thể có thể kể đến là:
- Hấp thụ và chuyển hóa canxi: Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ vitamin D thì quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, vitamin D còn có khả năng điều hòa nồng độ canxi trong máu, giúp chúng luôn duy trì ở mức độ ổn định.
- Bảo vệ cấu trúc xương: Vitamin D có tác dụng duy trì nồng độ canxi ở mức ở định, giúp cấu trúc xương và răng sẽ luôn khỏe mạnh . Vì vậy, vitamin D được xem là một trong những thành phần dưỡng chất rất cần thiết đối với việc bảo vệ cấu trúc xương và giúp hệ xương phát triển ổn định.
- Tác dụng với hormone: Nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã chỉ ra, nồng độ vitamin D trong cơ thể còn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hoạt động của một số loại hormone như hormone tuyến giáp, insulin,…
- Bảo vệ cơ thể: Vitamin D còn tham gia vào trong hoạt động của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khởi sự tấn công của các tác nhân gây hại tồn tại bên trong môi trường như vi khuẩn, virus,… Khi cơ thể được cung cấp đủ vitamin D sẽ hạn chế khởi phát một số bệnh lý cảm cúm thông thường.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin D
Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, bạn cần tìm ra nguyên nhân để có các biện pháp khắc phục phù hợp và chủ động trong hơn trong việc phòng ngừa. Một số nguyên nhân gây thiếu vitamin D thường gặp có thể kể đến là:
- Lười bổ sung vitamin D cho cơ thể hoặc chế độ ăn uống thuần chay khiến cơ thể không được bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết. Vì vitamin D chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như sữa, lòng đỏ trứng, cá,…
- Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời do sống ở nơi nhiều sương mù ít nắng, sử dụng kem chống nắng thường xuyên, làm việc trong nhà kín,… Lúc này, cơ thể không thể tự tổng hợp ra vitamin D3 tự nhiên để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- Người có làn da ngăm đen sẽ có nguy cơ thiếu vitamin D rất cao. Sắc tố melanin tạo màu đen sẫm cho da sẽ làm giảm khả năng tự tổng hợp vitamin D3 của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Tuổi tác cao khiến khả năng hấp thu và chuyển hóa vitamin D bên trong cơ thể bị suy giảm. Bị béo phì khiến nồng độ vitamin D trong cơ thể thấp hơn mức bình thường.
- Thiếu vitamin D có thể là biến chứng của một số bệnh lý như bệnh về thận (suy thận, thận yếu), hạch bạch huyết, bệnh cường giáp,… Cơ thể hấp thu kém do mắc các bệnh lý về gan tụy, bệnh Celiac,… cũng gây thiếu vitamin D.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây y điều trị bệnh như thuốc kháng nấm, thuốc điều trị HIV, thuốc glucocorticoid,…
Dấu hiệu thiếu vitamin D của cơ thể
Bạn cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để sớm phát hiện ra dấu hiệu bất thường và có các biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm. Khi bị thiếu hụt vitamin D cũng vậy, nếu không có biện pháp bổ sung đúng cách ngay từ sớm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu vitamin D bạn có thể tham khảo:
- Đổ nhiều mồ hôi: Thiếu vitamin D sẽ kéo theo sự suy giảm hàm lượng serotonin bên trong cơ thể. Điều này đã khiến cho hoạt động của tuyến mồ hôi trở nên mạnh mẽ hơn. Vì thế, khi bị thiếu vitamin D cơ thể bạn sẽ ra mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là vùng trán và bàn tay.
- Rụng tóc: Thiếu vitamin D còn khiến cho chu kỳ phát triển của tóc trở nên không ổn định. Lúc này tóc sẽ rất khó mọc hoặc mọc chậm, nhiều trường hợp còn bị gãy rụng nhiều.
- Ảnh hưởng đến răng: Khi trẻ em bị thiếu hụt vitamin D sẽ gây ra một số vấn đề về răng như răng mọc chậm, mọc lộn xộn hoặc không đồng đều.
- Mất xương: Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin D thì quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi sẽ diễn ra tốt hơn. Nếu bị thiếu vitamin D, nồng độ canxi trong cơ thể sẽ giảm thấp và dẫn đến mất xương. Điều này sẽ tạo cơ hội cho bệnh loãng xương khởi phát.
- Đau nhức cơ xương: Đau lưng, đau xương, đau khớp gối, đau cổ tay chân,… là những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị thiếu hụt vitamin D. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là hàm lượng khoáng chất trong xương bị giảm thấp.
- Thường xuyên bị bệnh: Vitamin D có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khởi sự tấn công của tác nhân gây hại. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin D, bạn sẽ thường xuyên bị cảm cúm và cảm lạnh.
- Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng điển hình ở trên thì người bệnh còn có dấu hiệu táo bón, chán ăn, khó ngủ, cơ thể luôn mệt mỏi, trí nhớ giảm sút, trầm cảm, suy nhược cơ thể, chậm lành vết thương,…
Thiếu vitamin D gây ra bệnh gì?
Như được nhắc ở trên, vitamin D có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể và nắm giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng. Khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D sẽ gây ra một số vấn đề về sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan. Cụ thể là:
- Hen phế quản: Vitamin D có tác dụng làm tăng sức đề kháng cơ thể và điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Khi cơ thể được bổ sung đủ vitamin D sẽ hạn chế khởi phát cơn hen ở những người bị hen phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính. Nhưng nếu tình trạng thiếu hụt vitamin D diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của phổi và tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.
- Bệnh tim mạch: Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ giúp làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tắc mạch, đột quỵ,…
- Loãng xương: Nồng độ vitamin D trong máu quá thấp sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng chất diễn ra bên trong cơ thể, đặc biệt là canxi và photpho. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến xương dần trở nên suy yếu và làm gia tăng nguy cơ bị loãng xương. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển cấu trúc răng ở trẻ nhỏ.
- Bệnh viêm nhiễm: Thiếu hụt vitamin D sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lúc này, cơ thể chúng ta sẽ không được bảo vệ toàn diện và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm như viêm ruột, viêm khớp dạng thấp, mẩn ngứa,…
- Bệnh tâm lý: Vitamin D cũng là thành phần dưỡng chất có ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Khi bị thiếu hụt vitamin D, bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về rối loạn tâm lý rất cao. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở người lớn tuổi.
Các bổ sung vitamin D cho cơ thể
Vitamin D nắm giữ nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể và giúp duy trì sức khỏe ổn định. Vì thế, bạn cần phải chú ý đến việc bổ sung vitamin D cho cơ thể mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn chỉ nên bổ sung vitamin D với hàm lượng vừa phải và phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Nếu nồng độ vitamin D cao quá mức cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe với các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, trào ngược dạ dày, suy thận,…
Bác sĩ chuyên khoa biết, hàm lượng vitamin D bổ sung cho cơ thể còn phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của đối tượng. Cụ thể là:
- Trẻ dưới 18 tháng tuổi: 400 IU/ngày.
- Trẻ trên 1 tuổi – người dưới 50 tuổi: 600 IU/ngày
- Người ngoài 50 và phụ nữ mang thai: 800IU/ngày
Thông thường, bạn có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng vào mỗi buổi sáng và sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, nấm, tôm, sữa, lòng đỏ trứng, phomai,… Đây là phương pháp bổ sung vitamin D cho cơ thể khá an toàn và hiệu quả, được chuyên gia khuyên dùng. Với những trường hợp cần thiết, bạn cũng có thể bổ sung vitamin D cho cơ thể dưới dạng viên uống. Để đảm bảo an toàn, bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh tình trạng dùng quá liều dẫn đến ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng thiếu vitamin D bạn có thể tham khảo. Thiếu vitamin D gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ở trẻ em. Ngay khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của việc thiếu vitamin D, bạn cần chủ động đưa ra các biện pháp bổ sung sao cho hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!