Các Tiêu Chuẩn Chẩn Đoán Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý khởi phát do tác động của nhiều yếu tố cùng một lúc. Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, bác sĩ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương cũng như giai đoạn tiến triển của bệnh. Bài viết dưới đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp 2021 mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo.
Chẩn đoán lâm sàng viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán lâm sàng là tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua các triệu chứng bên ngoài mà người bệnh đang mắc phải như sưng đỏ, đau nhức, cứng khớp, đau khớp,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không dùng để chẩn đoán xác định. Do các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp khá giống với các bệnh lý xương khớp khác, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì rất dễ bị nhầm lẫn.
Tiêu chuẩn chẩn đoán sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh viêm khớp dạng thấp. Dựa vào đây, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý để có thể lên phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp có hai tiêu chuẩn chẩn đoán được áp dụng phổ biến. Dựa vào mức độ bệnh trạng của mỗi người và thời gian khởi phát bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn tiêu chuẩn chẩn đoán sao cho phù hợp.
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thuộc Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ 1987 (ACR)
Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh được áp dụng phổ biến ở nước ta, thường được áp dụng với những trường hợp viêm khớp dạng thấp có dấu hiệu cứng khớp, sưng viêm và tổn thương kéo dài trên 6 tuần. Cụ thể là:
+ Cứng khớp: Người bệnh có triệu chứng co cứng khớp vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc sau khi duy trì ở một tư thế trong thời gian dài. Tình trạng này thường diễn ra kéo dài từ 30 phút – 1 tiếng rồi thuyên giảm dần. Cứng khớp vào mỗi buổi sáng được xem là một trong những tiêu chí giúp bác sĩ thể đánh giá được mức độ tổn thương tại khớp.
– Viêm ít nhất 3 nhóm khớp: Viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra tình trạng viêm sưng hoặc tràn dịch khớp tại ít nhất 3 nhóm khớp trên cơ thể. Thường gặp là khớp gối, khớp khuỷu, khớp bàn ngón tay, khớp ngón gần bàn tay, khớp cổ tay, khớp cổ chân và khớp bàn ngón chân.
– Viêm khớp ở bàn tay: Bệnh gây ra tình trạng viêm sưng tối thiểu một trong 3 khớp tại bàn tay. Cụ thể là khớp cổ tay, khớp ngón gần và khớp bàn ngón tay.
– Viêm đối xứng tại khớp: Đây là triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh lý này. Nếu tình trạng viêm xảy ra ở cổ tay trái thì cổ tay phải cũng bị ảnh hưởng.
– Nổi hạt dưới da: Lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp bị nổi hạt dưới da trông như mẩn đỏ hoặc phát ban.
– Dương tính với yếu tố dạng thấp: Khi làm xét nghiệm huyết thanh sẽ cho ra kết quả dương tính với yếu tố dạng thấp.
– Dấu hiệu x-quang điển hình: Thông qua hình ảnh x-quang thấy được các khớp bị tổn thương có dấu hiệu bị bào mòn, khe khớp hẹp, khuyết đầu xương,…
+ Một số triệu chứng toàn thân có thể gặp: Ngoài các triệu chứng lâm sàng ở trên, người bệnh còn có thêm một số biểu hiện toàn thân khác như mệt mỏi, da xanh xao, sốt cao,…
Sau khi có kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ đối chiếu với các tiêu chuẩn chẩn đoán ở trên. Nếu người bệnh đạt từ 4 tiêu chuẩn trở lên và thời gian khởi phát bệnh kéo dài trên 6 tuần thì khả năng cao là đang bị viêm khớp dạng thấp. Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Liên đoàn chống Thấp khớp châu Âu 2010
Đây được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mới nhất hiện nay. Tiêu chuẩn chẩn đoán này có thể áp dụng cho cả những trường hợp bệnh mới khởi phát, gây viêm ít khớp và tổn thương dưới 6 tuần. Ở tiêu chuẩn này, bác sĩ sẽ dựa vào biểu hiện mà người bệnh đang gặp phải để quy ra điểm số, sau đó đối chiếu với chẩn đoán xác định để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Cụ thể là:
– Dấu hiệu tại khớp:
- Viêm 1 khớp lớn: 0 điểm
- Viêm 2 – 10 khớp lớn: 1 điểm
- Viêm 1 – 3 khớp nhỏ: 2 điểm
- Viêm 4 -10 khớp nhỏ: 3 điểm
- Viêm trên 10 khớp và có ít nhất 1 khớp nhỏ: 5 điểm
– Xét nghiệm huyết thanh dương tính
- RF và Anti CCP âm tính: 0 điểm
- RF và Anti CCP dương tính thấp: 2 điểm
- RF và Anti CCP dương tính cao: 3 điểm
– Xét nghiệm yếu tố phản ứng pha cấp
- Độ lắng máu và CRP bình thường: 0 điểm
- Độ lắng máu và CRP tăng: 1 điểm
– Thời gian khởi phát triệu chứng
- Dưới 6 tuần: 0 điểm
- Trên 6 tuần: 1 điểm
Chẩn đoán xác định:
- Trường hợp cho ra kết quả ≤ 3 thì nguy cơ mắc bệnh thấp
- Trường hợp cho ra kết quả >3 thì nguy cơ mắc bệnh cao
Khi tiến hành chẩn đoán viêm khớp dạng thấp dựa trên tiêu chuẩn 2010, người bệnh cần được theo dõi và đánh giá kết quả chẩn đoán thường xuyên. Đồng thời, tiêu chuẩn này còn giúp bạn sớm phát hiện nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh lý xương khớp khác.
Chẩn đoán cận lâm sàng viêm khớp dạng thấp
Ngoài việc chẩn đoán bệnh dựa trên các tiêu chuẩn ở trên, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết khác. Xét nghiệm cận lâm sàng giúp bác sĩ có thể xác định chính xác mức độ bệnh trạng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được áp dụng là:
+ Xét nghiệm cơ bản
Đây là xét nghiệm cần được thực hiện trước để làm nền tảng giúp bác sĩ có thể đưa ra các xét nghiệm chuyên sâu khác. Một số xét nghiệm cơ bản thường được chỉ định thực hiện với người bị viêm khớp dạng thấp là tốc độ lắng máu, xét nghiệm tế bào ngoại vi, chức năng gan phổi, protein phản ứng C và đo điện tâm đồ.
+ Chụp x-quang
Đây là xét nghiệm được áp dụng khá phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh lý xương khớp, trong đó có viêm khớp dạng thấp. Nếu nghi ngờ viêm khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x-quang tại các khớp bị ảnh hưởng để kiểm tra mức độ tổn thương và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
+ Xét nghiệm RF
Xét nghiệm RF giúp bác sĩ phát hiện ra sự tồn tại của các kháng thể thấp trong máu. Nếu kháng thể này có số lượng cao gấp 4 lần bình thường thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao.
+ Xét nghiệm Anti CCP
Được chỉ định thực hiện với những trường hợp xét nghiệm RF có kết quả âm tính. Xét nghiệm Anti CCP sẽ cho ra kết quả chính xác về mức độ tổn thương đang diễn ra tại khớp do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra. Tuy nhiên, xét nghiệm này được khuyến cáo không nên áp dụng để chẩn đoán sàng lọc như các xét nghiệm khác.
Trên đây là các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ phát sinh ra biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng khớp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!