Đã mãn kinh bị ra máu
Đã mãn kinh bị ra máu có phải là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm? Là phụ nữ nhất định không được xem thường vấn đề này. Cùng tìm hiểu những lý do gây ra tình trạng xuất huyết sau mãn kinh và cách giải quyết an toàn, hiệu quả ngay sau đây.
Nguyên nhân
Mất kinh nguyệt là một quá trình phải theo dõi trong thời gian dài. Nếu sau 12 tháng liên tiếp chị em không đến kỳ “dâu” thì có thể kết luận là bị mãn kinh. Lúc này, khả năng sinh sản tự nhiên không còn nữa. Cơ thể bạn bắt đầu phải đối mặt nhiều hơn với các biểu hiện như: Mất ngủ, bốc hỏa, chảy mồ hôi ban đêm, khô rát vùng kín… Tuy nhiên nếu bị xuất huyết ở “cô bé” thì đó là bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm.
Đã mãn kinh bị ra máu là tình trạng không ít chị em gặp phải, nhất là ở tuổi 40 - 45. Tuy nhiên, phụ nữ ngoài 30 cũng nên quan tâm đến vấn đề này vì họ đã có thể bị mãn kinh sớm. Khi chức năng sinh sản dần mất đi, cơ quan sinh dục cũng dễ mắc bệnh lý. Xuất huyết vùng kín sau mãn kinh là một biểu hiện có thể liên quan đến một số bệnh như:
- Polyp tử cung: Ra máu sau khi mãn kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo sự hình thành Polyp tử cung. Cụ thể, trong ống hoặc cổ tử cung xuất hiện các u nhỏ. Mặc dù lành tính nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, chúng sẽ tăng kích thước nhanh và làm tắc hoặc biến dạng cổ tử cung.
- Teo mỏng nội mạc ở tử cung: Hiện tượng này xảy ra do nội tiết tố Estrogen không được sản sinh đủ khiến các mô lót trong tử cung mỏng. Chính điều này làm cho chị em đã mãn kinh bị ra máu bất thường.
- Tăng sinh nội mạc: Tăng sinh hay còn gọi là quá sản nội mạc tử cung là tình trạng các tuyến, mô đệm tăng lên với kích thước và hình dạng không đều đặn. Nó làm cho chị em ra máu nhiều khi hành kinh hoặc mãn kinh nhưng vẫn ra máu.
- Ung thư nội mạc hoặc cổ tử cung: Là một căn bệnh ác tính, ung thư nội mạc hay ung thư tử cung đều có thể khiến bạn ra máu sau khi mãn kinh. Lý giải nguyên nhân, các chuyên gia cho rằng sự phát triển nhanh chóng của khối u trong cơ thể đã phá vỡ cấu trúc của cơ quan sinh dục. Vì vậy, niêm mạc tử cung bị tổn thương, dẫn đến xuất huyết.
Ngoài các bệnh gây xuất huyết ở phụ nữ nêu trên, việc sử dụng liệu pháp thay thế hormone cũng dẫn đến hiện tượng đã mãn kinh bị ra máu. Bởi vậy, mặc dù hormone thay thế có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu khi bước vào thời kỳ mãn kinh nhưng bạn nên thận trọng khi dùng.
Chăm sóc tại nhà
Ngay từ khi cơ thể bắt đầu có những thay đổi, nội tiết tố có dấu hiệu mất cân bằng, bạn nên thận trọng với bệnh phụ khoa vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh phía trước. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của tình trạng trên và ngăn chặn nguy cơ đã mãn kinh bị ra máu, bạn nên:
Sử dụng tân dược cân bằng nội tiết
Thuốc tân dược hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, ngừa khô âm đạo có khá nhiều loại. Ví dụ như:
- Thuốc Femoston: Chứa dydrogesterone và estradiol giúp bổ sung nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, giảm bớt các triệu chứng mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, ra mồ hôi trộm ban đêm.
- Thuốc Soy Lecithin: Là thuốc tăng nội tiết tố của Mỹ được chỉ định dùng đều đặn theo ngày. Nó làm tăng nội tiết tố nữ tự nhiên, ngừa lão hóa và giúp chị em sâu giấc hơn.
- Thuốc Progynova: Có xuất xứ từ Indonesia, Progynova được lưu hành trên toàn thế giới. Nó được đánh giá cao về hiệu quả ngăn ngừa bệnh phụ khoa thời kỳ mãn kinh.
- Super Lecithin: Theo các chuyên gia, viên uống Super Lecithin có tác dụng làm tăng nội tiết tố Estrogen, ngừa lão hóa và tăng cường sức khỏe cho chị em khi mãn kinh.
- Thuốc Vitraplus Meno Balance: Loại này được sản xuất tại Canada và được người dân nhiều nước sử dụng để cải thiện sức khỏe thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.
Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm cho khả năng tăng cường nội tiết tố, loại bỏ nguy cơ đã mãn kinh bị ra máu hiệu quả. Người bệnh cần hiểu rõ cơ thể mình, biết công dụng, thành phần và cách sử dụng của thuốc để dùng cho đúng.
Điều chỉnh lối sống
Để duy trì sức khỏe tốt khi mãn kinh, bạn cần biết cách ăn uống và xây dựng thói quen sống tốt để tăng sức đề kháng. Cụ thể là:
Trong ăn uống
- Tránh ăn món cay, nóng, đồ chiên ngập dầu và không uống rượu bia, nước có ga.
- Nên bổ sung thực phẩm từ đậu nành hoặc các món ăn giúp tăng sinh nội tiết tố.
- Bổ sung nguồn thực phẩm hỗ trợ cơ thể sản sinh collagen.
- Sử dụng nguồn thức ăn giàu Omega 3 và sản phẩm chức năng chứa vitamin E…
Trong sinh hoạt
- Ngủ trước 23 giờ đêm hàng ngày là tốt nhất, tránh làm việc quá khuya.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng hướng dẫn, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào trong âm đạo.
- Không nên dùng nước rửa phụ khoa hay dung dịch vệ sinh chứa xà phòng hoặc chất tạo hương.
- Dùng gel bôi trơn hỗ trợ khi quan hệ, nếu vẫn cảm thấy đau rát, hãy tránh những va chạm thô bạo.
- Khám phụ khoa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung theo định kỳ 6 tháng/lần.
Nói tóm lại, đã mãn kinh bị ra máu là hiện tượng bất thường chớ nên bỏ qua. Nếu không muốn bệnh lý nguy hiểm ở cơ quan sinh sản đe dọa cuộc sống của bạn, ngay khi phát hiện tình trạng này, hãy đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Chẩn đoán bệnh
Khi phát hiện biểu hiện bệnh, chị em cần đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe vùng kín của mình ngay. Để biết chính xác lý do đã mãn kinh bị ra máu bất thường, các bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán nguyên nhân. Cụ thể, họ tiến hành một số xét nghiệm liên quan đến “cô bé” như sau:
- Sinh thiết tế bào nội mạc tử cung: Bác sĩ sử dụng một thiết bị y tế trông giống như ống hút để lấy mẫu tế bào trong tử cung ra. Sau đó đặt dưới kính hiển vi để quan sát, kiểm tra bất thường.
- Siêu âm âm đạo: Phương pháp này rất phổ biến trong chẩn đoán hầu hết các bệnh ở tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng. Bằng cách đưa đầu dò siêu âm vào trong âm đạo và sử dụng kỹ thuật sóng âm tần cao, bác sĩ thu được hình ảnh các ngõ âm đạo hiển thị rõ nét, từ đó đưa ra kết luận.
- Bơm nước buồng tử cung: Phương pháp siêu âm này cần đến một lượng nước muối sinh lý. Người ta bơm chúng vào trong buồng tử cung qua đường âm đạo để kiểm tra, tìm kiếm các bất thường ở vòi trứng, tử cung…
- Nội soi buồng tử cung: Đây là phương pháp chẩn đoán rất hiện đại, bác sĩ chỉ cần gắn một chiếc camera nhỏ vào ống rồi đưa qua đường âm đạo đến tử cung, cổ tử cung. Trong quá trình di chuyển, hình ảnh thu được từ camera sẽ được truyền về màn hình vi tính. Bác sĩ quan sát dữ liệu để phân tích cấu trúc bên trong tử cung, chỉ ra những bất thường (nếu có).
- Nong, nạo buồng tử cung: Khi phát hiện đã mãn kinh bị ra máu, một số trường hợp cần nong hoặc nạo buồng tử cung để lấy mẫu nội mạc tử cung đi xét nghiệm. Việc này nhằm mục đích chẩn đoán chính xác và đưa ra phương án điều trị đúng nhất cho người bệnh.
Đã mãn kinh bị ra máu là tình trạng nguy hiểm nên việc tiến hành các thủ thuật chẩn đoán cần được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi. Bên cạnh đó, họ phải được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại, đạt chuẩn. Chị em nên tìm hiểu kỹ địa chỉ khám bệnh phụ khoa uy tín để lựa chọn đúng nơi thực hiện những xét nghiệm này.
Điều trị
Mãn kinh nhưng vẫn ra máu khiến chị em vô cùng lo lắng không biết phải làm sao. Đây rõ ràng không phải biểu hiện bình thường của cơ thể mà là dấu hiệu bệnh lý. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, tình trạng bệnh bằng cách tiến hành xét nghiệm chẩn đoán tại cơ sở y tế, bạn cần điều trị đúng cách. Cụ thể như sau:
- Bệnh nhân bị ra máu do polyp tử cung cần được xử lý bằng cách xoắn Polyp cổ tử cung. Bác sĩ sẽ sử dụng vòng kẹp để loại bỏ khối mô ra khỏi âm đạo hoặc đốt bằng tia laser, dao điện đốt chân. Một phương pháp khác cũng được áp dụng là dùng dây buộc phẫu thuật để cắt bỏ polyp âm đạo.
- Điều trị teo niêm mạc tử cung có thể điều trị bằng thuốc bổ sung estrogen. Thuốc này làm cân bằng nội tiết tố, tăng sức khỏe cho niêm mạc. Nếu việc dùng thuốc mãn kinh không cho hiệu quả, chị em buộc phải cắt tử cung toàn phần.
- Người bị tăng sinh nội mạc được điều trị bằng cách can thiệp thay đổi liều lượng hormone trong cơ thể.
- Với người bị ra máu sau khi mãn kinh do ung thư nội mạc thì biện pháp được chỉ định là phẫu thuật cắt tử cung.
Nhìn chung, khi phát hiện đã mãn kinh bị ra máu thì cơ thể bạn đã có bệnh trước đó. Hầu hết các phương pháp chữa bệnh hiện đại đều phải can thiệp vào bên trong. Điều này có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của phái nữ. Vì vậy, tốt nhất chị em nên ngăn ngừa bệnh phụ khoa từ sớm, tránh để xuất huyết rồi mới đi khám chữa.
Câu hỏi thường gặp
Phụ nữ mãn kinh VẪN CÓ THỂ THỤ TINH NHÂN TẠO (IVF), tuy nhiên tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn so với phụ nữ trẻ tuổi. Lý do là vì:
- Buồng trứng của phụ nữ mãn kinh không còn sản xuất trứng.
- Chất lượng nội mạc tử cung của phụ nữ mãn kinh giảm sút, ảnh hưởng đến khả năng làm tổ của phôi thai.
- Phụ nữ mãn kinh có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác nhau như cao huyết áp, tiểu đường, và loãng xương. Những bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi và mẹ bầu.