Đau Nhức Từ Mông Xuống Chân
Đau nhức từ mông xuống chân thường khởi phát do dây thần kinh bị tổn thương. Cơn đau có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc dữ dội dựa vào mức độ tổn thương. Khi thấy bản thân có triệu chứng này, bạn cần chủ động tìm ra nguyên nhân để có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp.
Định nghĩa
Đau nhức từ mông xuống chân là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Hầu hết các trường hợp khởi phát cơn đau đều do bệnh lý, phổ biến nhất là đau dây thần kinh tọa. Nhưng cũng có một số trường hợp bị đau nhức ở khu vực này là do chấn thương.
Nguyên nhân
Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây đau nhức từ mông xuống chân thường gặp bạn có thể tham khảo:
1. Đau dây thần kinh tọa
Đau nhức từ mông kéo dài đến chân là triệu chứng điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đây là dây thần kinh dài nhất trên cơ thể, bắt đầu từ thắt lưng và kéo dài ở bàn chân. Bệnh khởi phát khi rễ thần kinh này bị chèn ép quá mức dẫn đến tổn thương. Ngoài đau nhức, người bệnh còn có thêm cảm giác tê bì và châm chích ở khu vực bị ảnh hưởng. Khi người bệnh vận động cơn đau sẽ nặng hơn và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
2. Hội chứng cơ hình lê
Hội chứng này còn có tên gọi khác là hội chứng cơ tháp. Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do hoạt động của cơ hình lê gặp vấn đề, gây chèn ép vào dây thần kinh tọa khiến hoạt động của thần kinh bị rối loạn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức từ mông kéo dài đến bắp chân, tê bì, ngứa ran, khó ngồi xuống hoặc đứng lên,…
3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức từ mông kéo dài đến chân. Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy bị thoát ra khỏi bao xơ, chèn ép lên rễ thần kinh và dây chằng xung quanh. Thông thường, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ khởi phát sau một chấn thương hoặc ảnh hưởng từ quá trình thoái hóa cột sống.
4. Thoái hóa cột sống thắt lưng
Bệnh khởi phát khi đĩa đệm và sụn khớp bị bào mòn do ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên. Ở vị trí tổn thương, tế bào xương sẽ phát triển nhanh hơn bình thường để bù đắp vào. Điều này đã tạo cơ hội cho gai cột sống hình thành. Theo thời gian, chúng sẽ phát triển lớn và chèn ép lên rễ thần kinh. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng tê bì và đau nhức kéo dài từ mông đến chân.
5. Viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu cũng có thể gây ra triệu chứng đau nhức từ mông kéo dài đến chân nhưng ít gặp hơn. Khi bệnh lý này khởi phát, bạn sẽ có triệu chứng đau ở mông và lưng dưới. Với những trường hợp nặng hơn, cơn đau sẽ phát triển lan rộng đến háng, bắp chân và bàn chân. Đồng thời, đau nhức còn xảy ra kèm theo triệu chứng co cứng khớp khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng đáng kể.
6. Chấn thương
Khi bị chấn thương, hoạt động của dây thần kinh hoặc cơ ở khu vực chấn thương sẽ bị ảnh hưởng. Với những trường hợp nhẹ, cơn đau sẽ diễn ra với mức độ nhẹ kèm theo bầm tím và sưng nhẹ. Lúc này, bạn không cần điều trị y tế mà có thể tự khỏi. Cũng có nhiều trường hợp, cơn đau phát triển lan rộng từ mông đến chân khiến khả năng vận động bị ảnh hưởng đáng kể. Nếu bị chấn thương nặng, bạn cần được xử lý y tế đúng cách.
Chăm sóc tại nhà
Khi cơn đau nhức khởi phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày, bạn chỉ cần chăm sóc đúng cách và áp dụng các mẹo giảm đau nhanh chóng sau đây:
+ Chườm lạnh: Nếu bị đau nhức từ mông đến chân do viêm khớp cùng chậu hoặc chấn thương, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để cải thiện. Mục đích của việc chườm lạnh là giảm viêm đau, làm tan máu bầm và co mạch. Bạn chỉ cần có vài viên đá lạnh vào túi chườm rồi áp lên vị trí đau nhức là được.
+ Chườm ấm: Chườm ấm rất thích hợp áp dụng với những trường hợp bị đau nhức từ mông xuống chân do bệnh lý. Mục đích của việc chườm ấm là làm giãn nở mạch máu, tăng tuần hoàn máu và hỗ trợ chữa lành tổn thương. Từ đó, triệu chứng viêm đau cũng được cải thiện đáng kể. Đồng thời, chườm ấm còn có tác dụng giảm cứng khớp, giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn.
+ Tắm nước ấm: Khi bị đau nhức từ mông xuống chân, bạn hãy duy trì thói quen tắm nước ấm từ 1 – 2 lần/ngày để cải thiện. Tắm nước ấm mang lại rất nhiều lợi ích như thư giãn hệ thống xương khớp, cải thiện tâm trạng, giải phóng chèn ép lên rễ thần kinh và tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể. Sau khi tắm nước ấm, triệu chứng đau nhức và tê bì do bệnh lý sẽ được cải thiện đáng kể.
+ Xoa bóp: Thích hợp áp dụng với hầu hết các trường hợp bị đau nhức từ mông đến chân. Xoa bóp đúng cách sẽ có tác dụng đả thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu bên trong cơ thể và giải phóng chèn ép lên rễ thần kinh. Từ đó, triệu chứng tê bì và đau nhức sẽ được đẩy lùi, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Để làm tăng hiệu quả mang lại, bạn hãy thoa dầu nóng hoặc tinh dầu thảo dược lên khu vực bị đau nhức trước khi xoa bóp.
+ Nghỉ ngơi: Khi cơn đau nhức khởi phát, bạn nên hạn chế vận động và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Cách này có tác dụng làm thư giãn thần kinh và khớp xương, từ đó triệu chứng đau nhức sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, bạn không nên duy trì tư thế tĩnh hoàn toàn trong thời gian dài để tránh bị cứng khớp. Ngay khi cơn đau đã được cải thiện, bạn nên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
Đau nhức từ mông xuống chân nguy hiểm không?
Như được nhắc đến ở trên, hầu hết các trường hợp đau nhức từ mông xuống chân đều khởi phát từ những nguyên nhân nghiêm trọng, cần được điều trị y tế đúng cách ngay từ sớm. Nếu bạn chủ quan trong việc điều trị, tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng và gây ra một số biến chứng như teo cơ, yếu cơ, mất khả năng vận động, bại liệt,…
Nhưng nếu bệnh khởi phát do những chấn thương nhẹ thì không cần phải điều trị. Lúc này, bạn có thể khắc phục bằng một số mẹo đơn giản tại nhà như chườm ấm, chườm lạnh, xoa bóp,… Nếu để triệu chứng đau nhức diễn ra kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Điều trị
Với những trường hợp đau nhức ở mức độ nặng, bạn cần tiến hành điều trị y tế để kiểm soát cơn đau. Dựa vào mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây đau nhức, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể là:
+ Dùng thuốc: Hầu hết các trường hợp bị đau từ mông đến chân đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y. Thành phần dược tính trong thuốc Tây y có khả năng giảm nhanh triệu chứng đau nhức khó chịu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tiếp tục chuyển biến nặng và phát sinh biến chứng. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc giảm đau không steroid
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc tiêm steroid
Người bệnh cần sử dụng thuốc trị bệnh theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Không tự ý mua thuốc về dùng để tránh gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
+ Vật lý trị liệu: Mục đích của việc thực hiện vật lý trị liệu là phục hồi chức năng, hỗ trợ giảm đau và duy trì khả năng vận động. Phương pháp này thường được áp dụng song song với việc dùng thuốc hoặc sau phẫu thuật. Dựa vào trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ lên phác đồ trị liệu sao cho phù hợp. Các phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến hiện nay là vận động trị liệu, nhiệt trị liệu, chiếu tia hồng ngoại,…
+ Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị cuối cùng, được chỉ định thực hiện khi tất cả các phương pháp trị bệnh khác đều không mang lại hiệu quả tích cực. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật với những trường hợp sau đây:
- Dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng, không thể giải nén bằng các phương pháp thông thường
- Đau nhức diễn ra kéo dài trên 3 tháng và không đáp ứng điều trị nội khoa
- Đĩa đệm bên trong cột sống bị tổn thương không thể phục hồi
- Gai cột sống phát triển với kích thước lớn gây ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh.
Dựa vào mức độ tổn thương ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu mổ nội soi hoặc mổ hở để trị bệnh. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nghỉ ngơi để lành vết mổ và tiến hành vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Phương pháp trị bệnh này mang lại hiệu quả cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ được áp dụng khi thực sự cần thiết.
Phòng ngừa
Đau nhức từ mông xuống chân khiến bạn gặp phải nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:
- Luôn duy trì tư thế tốt khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Cách này có tác dụng giảm áp lực lên khu vực lưng – hông – mông và ngăn ngừa cơn đau khởi phát.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ liền. Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều, sau mỗi giờ làm việc bạn nên đứng dậy đi bộ hoặc vận động nhẹ nhàng.
- Nâng vật nặng đúng tư thế để tránh gây áp lực lên vùng hông và mông. Nếu phải nâng vật nặng quá mức, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
- Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt của cột sống. Bạn có thể duy trì thói quen đi bộ từ 15 – 30 phút mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân khi cần thiết. Tránh để trọng lượng cơ thể gây sức ép quá mức lên vùng cột sống và tạo cơ hội cho bệnh lý khởi phát.
- Luôn giữ tinh thần ổn định và thoải mái, tránh rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Cần có các biện pháp giải tỏa căng thẳng sau ngày dài làm việc như thư giãn, đọc sách, nghe nhạc,…
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, cân bằng các loại dưỡng chất nạp vào cơ thể. Tuyệt đối không hút thuốc lá, độc tố trong thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi tổn thương tại dây thần kinh.
Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin cần biết về tình trạng đau nhức từ mông đến chân bạn có thể tham khảo. Tình trạng này khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu chậm trễ trong việc chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng không mong muốn.