Dị Ứng Thời Tiết Lạnh
Dị ứng thời tiết lạnh là nỗi khiếp sợ của nhiều người, gây ra một loạt các tình trạng khó chịu như nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa da, mề đay,… Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây của Vietmec để niết thêm thông tin chi tiết.
Định nghĩa
Dị ứng thời tiết lạnh là bệnh theo mùa có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người cơ địa nhạy cảm, có tiền sử mắc bệnh mề đay vật lý,… Tùy vào thời gian hiện tượng dị ứng thời tiết khởi phát và tiến triển, bệnh có thể được chia thành:
- Dị ứng thời tiết cấp tính: Với dạng này, tình trạng bệnh khởi phát và thuyên giảm trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 6 tuần. Các triệu chứng xuất hiện không nhiều, giảm nhanh ngay cả khi không cần dùng đến thuốc điều trị.
- Dị ứng thời tiết mãn tính: Nếu các triệu chứng dị ứng thời tiết lạnh kéo dài trên 6 tuần thì khả năng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính. Ở tình trạng này, các dấu hiệu bệnh sẽ dai dẳng và mãi không “lặn”, gây nhiều phiền toái, thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thông thường dị ứng thời tiết mãn tính có thể phát triển thêm một số vấn đề liên quan đến cơ chế dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính, hen phế quản.
Theo cảnh báo của chuyên gia, tình trạng dị ứng thời tiết lạnh nếu kéo dài và nặng có thể nguy hiểm cho cơ thể với biểu hiện phù nề, nhiễm trùng da, tụt huyết áp, sốc phản vệ, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, nếu thường xuyên gặp tình trạng dị ứng thời tiết lạnh, trời lạnh bị ngứa, nổi mẩn ngứa khi trời lạnh, mọi người cần đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp gây dị ứng thời tiết lạnh là do nhiệt độ và độ ẩm giảm sâu khiến da khô ráp, bong tróc và nhạy cảm hơn so với bình thường. Các chuyên gia da liễu cho biết, lớp da ngoài cùng trên cơ thể chúng ta có nhiệm vụ giữ dầu và các tế bào chết để cấp ẩm.
Nhưng khi thời tiết chuyển lạnh, gió hanh, độ ẩm thấp sẽ khiến lớp da dầu mất đi hoặc giảm tiết dầu dẫn đến tình trạng da khô và cơ thể dễ bị nhiễm lạnh hơn. Khi đó cơ thể sẽ tự động sản xuất ra histamin và gây ra các triệu chứng ở da, hệ hô hấp và một số dấu hiệu toàn thân khác.
Ngoài ra, dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn đỏ trên da xuất hiện còn do một số yếu tố khác tác động, cụ thể là:
- Suy giảm miễn dịch: Trường hợp này mọi người có khả năng dễ mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, dị ứng thời tiết rất cao bởi khi cơ thể có sức đề kháng kém, các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập hơn.
- Yếu tố di truyền: Theo nhiều thống kê, nếu cha mẹ thường xuyên bị dị ứng thời tiết lạnh nổi mẩn ngứa thì khả năng tỷ lệ con cái mắc chứng này cũng tương đối cao. Được biết, các bệnh lý có cơ chế dị ứng đều liên quan đến yếu tố di truyền nên mọi người cần đặc biệt lưu ý.
- Lạm dụng thuốc Tây: người thường xuyên sử dụng các loại thuốc Tây có chứa thành phần corticoid cao sẽ có nguy cơ cao gặp tình trạng trời lạnh da nổi mẩn đỏ. Sở dĩ như vậy bởi thành phần thuốc này tuy có tác dụng khống chế cơn đau, giảm viêm nhưng nhiều người không biết rằng nó lại tác động làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, khiến da dễ nổi mề đay khi trời trở lạnh.
- Da nhạy cảm: Những đối tượng có làn da nhạy cảm cũng dễ gặp tình trạng bị ngứa khi trời lạnh so với người khác.
Ngoài những nguyên nhân trên, yếu tố tác động dẫn đến chứng dị ứng thời tiết lạnh, ngứa khi trở lạnh còn kể đến việc chúng ta thường xuyên sử dụng thức ăn có hại, dùng nhiều chất kích thích, vệ sinh da không sạch sẽ, tiếp xúc nhiều với những yếu tố gây dị ứng,…
Biểu hiện
Như đã đề cập đến ở trên, đây là một dạng dị ứng thời tiết thông thường xảy ra khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, diễn ra vào tầm tháng 10 trở đi. Khi yếu tố nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, giảm đột ngột sẽ khiến người bệnh gặp phải một số triệu chứng điển hình như:
- Ngứa, mề đay, nổi mẩn đỏ trên da: Đây là triệu chứng điển hình cho tình trạng dị ứng da trời lạnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, những mảng nổi mẩn ngứa trên da mỗi người sẽ khác nhau, có thể là từng nốt nhỏ hoặc có thể là mảng lớn trên da. Vùng da hở như tay, chân, mặt, cổ thường là vị trí dễ bị nổi mẩn ngứa khi dị ứng mùa đông.
- Viêm mũi dị ứng: Vào mùa đông, không ít người gặp tình trạng viêm mũi dị ứng. Mũi là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, chính vì vậy khi trời trở lạnh, những người vốn bị viêm mũi dị ứng sẽ thường xuyên gặp tình trạng hắt hơi, sổ mũi nhiều.
- Nổi chàm: Những người bệnh bị chàm (eczema) cần đặc biệt lưu ý vì tình trạng nổi mẩn ngứa mùa lạnh có thể tác động, kích thích các triệu chứng của bệnh chàm như da nổi mảng đỏ, mụn nước, ngứa ngáy khó chịu trên da,… bùng phát mạnh mẽ.
Ngoài những triệu chứng dị ứng trời lạnh điển hình kể trên, mọi người có thể gặp một số hiện tượng khác như mắt đỏ, ngứa mắt, thở khò khè, đau họng, viêm kết mạc… Tùy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe mỗi người, các triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều hay ít, nhanh khỏi hay kéo dài. Tốt nhất, khi gặp hiện tượng dị ứng thời tiết lạnh, mọi người nên đi thăm khám ngay.
Điều trị
Dưới đây là một số cách trị bệnh dị ứng thời tiết lạnh mà bạn có thể tham khảo áp dụng.
Chữa ngứa khi trời lạnh bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây là phương pháp trị dị ứng thời tiết lạnh được hầu hết người bệnh nghĩ đến đầu tiên. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả nhanh chóng, dễ mua, dễ sử dụng,…
Tuy nhiên mọi người cần biết rằng việc dùng thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không thể tác động sâu loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh như thuốc nam. Hơn nữa, theo khuyến cáo nếu lạm dụng thuốc Tây trong thời gian dài có thể khiến cho gan, thận bị ảnh hưởng.
Một số loại thuốc Tây thường được bệnh nhân bị dị ứng thời tiết lạnh sử dụng là:
- Thuốc bôi ngoài da chứa menthol: Thuốc có tác dụng làm dịu các vùng nổi mẩn ngứa trên da, giảm ngứa.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Giúp giảm tình trạng khô rát, kích ứng và ngứa trên da.
- Thuốc uống kháng histamine: Theo các bác sĩ da liễu, việc dùng thuốc kháng histamine theo đường uống có thể giúp giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy khó chịu trên da.
- Thuốc Omaizumab: Đây là loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh nhân bị mề đay mãn tính hoặc hen suyễn. Với bệnh nhân dị ứng lạnh, nếu không đáp ứng tốt với thuốc kháng histamine, mọi người sẽ được khuyên dùng thuốc này.
- Thuốc Epinephrine chữa dị ứng trời lạnh: Để phục hồi chức năng hô hấp và ngừa nguy cơ sốc phản vệ, người bệnh gặp trời lạnh bị kích thích cơn hen thì có thể dùng thuốc này.
Mỗi loại thuốc đều có liều lượng và hướng dẫn sử dụng khác nhau. Do đó, người bệnh nên dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều. Nếu sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài và không có hiệu quả, mọi người nên cân nhắc tìm hiểu phương pháp điều trị khác hiệu quả hơn.
Mẹo dân gian hỗ trợ chữa dị ứng thời tiết lạnh
Từ xưa đến nay, mẹo dân gian vẫn là một trong những cách thức điều trị bệnh được nhiều người truyền tai nhau. Với tình trạng ngứa khi trời lạnh, mề đay khi trời lạnh, mọi người có thể tham khảo một số cách chữa tại nhà như sau:
- Chữa dị ứng trời lạnh bằng lá khế: Rửa sạch khoảng 300g lá khế, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước khoảng 20 phút, đợi nước nguội rồi tắm. Hoặc chuẩn bị lá khế tươi, vỏ bưởi, lá sả, lá ổi rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi rồi dùng nước này xông hơi.
- Trị ngứa khi trời lạnh với lá lốt: Rửa sạch một năm lá lốt, cho vào nồi nước, thêm ít muối trắng, đun sôi khoảng 15 phút. Đổ nước ra chậu, hòa thêm nước cho vừa ấm rồi tắm.
- Chữa dị ứng mùa đông với khoai tây: Rửa sạch, thái lát 1 củ khoai tây tươi, đắp lên vùng da bị dị ứng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch.
- Điều trị ngứa khi trời lạnh bằng nha đam: Lấy phần nhựa trong lá nha đam rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Sử dụng lá bạc hà: Rửa sạch một nắm lá bạc hà, vò nát rồi cho vào nước tắm hoặc đắp lá lên vùng da bị nổi mề đay.
Còn nhiều mẹo dân gian chữa dị ứng thời tiết khác vẫn được mọi người áp dụng. Phương pháp này thường dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, mẹo dân gian thông thường chỉ có tác dụng với những trường hợp dị ứng nhẹ, cấp tính. Với tình trạng dị ứng mãn tính, hầu như các mẹo dân gian này không có tác dụng.
Phòng ngừa
Ngoài việc dùng thuốc, những người vốn bị dị ứng thời tiết lạnh cần chú ý một số vấn đề quan trọng như:
- Thường xuyên uống nước ấm, đặc biệt là thời điểm mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
- Hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời khi trời lạnh.
- Mặc ấm, giữ ấm vùng họng, mũi, tránh để nhiễm lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích thích như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,..
- Ăn uống đủ chất, hạn chế ăn uống đồ lạnh, thức ăn dễ gây kích ứng như hải sản, kem lạnh,..
Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng dị ứng thời tiết lạnh mà nhiều người hiện đang gặp phải. Hy vọng qua bài viết này, người bệnh sẽ trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và biết cách phòng tránh, điều trị kịp thời. Chúng tôi khuyên mọi người nên đi thăm khám càng sớm càng tốt khi có hiện tượng dị ứng trời lạnh.