Dị Ứng Thời Tiết Ở Mặt
Dị ứng thời tiết ở mặt rất dễ xảy ra vào thời điểm chuyển giao từ mùa này qua mùa khác. Theo đó, đây là bệnh lý có thể để lại nhiều vết sẹo nếu chúng ta không biết cách điều trị, gây ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề ngoại hình. Bạn đọc nên theo dõi các thông tin dưới đây để hiểu rõ về bệnh, có cách chăm sóc làn da sao cho phù hợp nhất.
Định nghĩa
Dị ứng thời tiết ở mặt là tình trạng làn da có những phản ứng bất thường khi thời tiết tác động tiêu cực tới cơ thể, hệ miễn dịch. Bạn có thể bị dị ứng ở bất cứ vị trí nào nhưng mặt là nơi bị phổ biến hơn so với những khu vực khác. Cũng bởi da mặt là nơi có độ mỏng cao, da nhạy cảm hơn nhiều nên khi bị các yếu tố tác động sẽ nhanh chóng dị ứng.
Dị ứng ở mặt do vấn đề thời tiết thường xảy ra nhất vào thời điểm chuyển giao giữa hai mùa, thời tiết từ nắng nóng chuyển qua lạnh, khô. Khi này, những người có cơ địa mẫn cảm sẽ khó tránh khỏi tình trạng da bị phát ban, ngứa, khô da và còn có thể là bị phù mạch, sưng hạch. Khi chữa trị sai cách, da bị tổn thương nặng sẽ để lại vố số các vết sẹo thâm và phải mất rất nhiều thời gian để có thể khắc phục hoàn toàn. Hơn nữa, dị ứng có thể từ mặt lan đi nhiều bộ phận khác trên cơ thể, khiến bệnh nhân luôn khó chịu, mệt mỏi.
Hình ảnh
Triệu chứng
Dị ứng bởi thời tiết sẽ không quá khó khăn để nhận biết, lúc này trên mặt bệnh nhân sẽ có các triệu chứng khá điển hình với các tổn thương cụ thể gồm:
- Da nổi lên các vết mẩn đỏ, kích thước sẽ không cố định to hay nhỏ, tùy thuộc vào mức độ dị ứng mà vùng da bị mẩn rộng hay hẹp. Đồng thời, da phát ban sẽ có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên mặt hoặc sẽ tập trung tại má, trán hoặc cằm.
- Làn da thường bị bong tróc vảy trắng, khi chạm tay lên thấy da khô rát rõ rệt, ngứa ngáy.
- Người bệnh cảm thấy vùng da mặt căng hơn bình thường, kèm theo đó là cảm giác bị nóng, châm chích lỗ chân lông giống như khi peel da hóa học.
- Cùng với đó, da mặt còn có thể mọc thêm một số nốt mụn cám hoặc mụn nước. Điều này xảy ra khi các lỗ chân lông trên da mặt bị bít kín, da không đào thải được bụi bẩn, công với dầu nhờn sẽ là yếu tố thuận lợi để mụn phát triển.
- Ở một số trường hợp nặng, bệnh nhân không chỉ dị ứng da mặt còn mà còn kéo xuống cả vùng cổ và ngực.
- Bệnh nhân bị dị ứng thời tiết ở mặt cũng không tránh khỏi tình trạng hắt xì, sổ mũi, mũi luôn ngứa, chảy nước mắt liên tục. Cũng có ca bệnh kèm theo tình trạng đau họng, ho tương tự như bị viêm amidan.
Sau khi đã nắm được các triệu chứng cụ thể của dị ứng da mặt do thời tiết, chúng ta cần biết thêm về cơ chế thời tiết tác động cụ thể đề từ đó thuận lợi hơn trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh.
Nguyên Nhân
Dị ứng thời tiết ở mặt sẽ xảy ra khi làn da gặp phải các yếu tố tiêu cực từ thời tiết, môi trường sống xung quanh. Cụ thể, sự thay đổi lớn về nền nhiệt, chất lượng không khí, độ ẩm đều là điều kiện thuận lợi để những dị nguyên khác như nấm mốc hay các loại vi khuẩn tấn công hệ miễn dịch.
Cùng với đó, thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh sẽ kéo theo các luồng gió có hại, bụi, phấn hoa trong không khí sẽ nhanh chóng phân tán vào không khí. Nếu bạn là người có cơ địa mẫn cảm, rất nhanh sẽ bị những yếu tố này tác động trực tiếp tới làn da cũng như hệ miễn dịch, lượng histamin sản sinh ra nhiều gây ra nhiều kích ứng trong cơ thể. Không chỉ bị dị ứng thời tiết, bệnh nhân còn có nguy cơ mắc chàm, tổ đỉa, vảy nến,...
Ngoài ra, còn có thêm một yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ bị dị ứng thời tiết trên mặt đó là các bạn có những bệnh nền như hen suyễn, viêm da cơ địa hoặc mắc viêm mũi dị ứng. Hiện nay, dựa vào các báo cáo y tế cho thấy, số lượng bệnh nhân bị dị ứng thời tiết da mặt xuất hiện rất nhiều ở trẻ nhỏ, người già hay thai phụ vì đây là các đối tượng có khả năng miễn dịch, đề kháng tương đối thấp.
Biến chứng
Dị ứng thời tiết biểu hiện trên mặt thường không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Ở các ca bệnh nhẹ, bệnh có thể biến mất chỉ sau vài ngày khi chúng ta chăm sóc làn da cẩn thận. Nhưng khi dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm, các triệu chứng kéo dài và có xu hướng nặng lên, bệnh nhân cần hết sức lưu ý để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Theo các bác sĩ, khi làn da bị dị ứng thời tiết nặng, việc chữa sai cách hoặc chậm trễ đều có thể gây ra những hệ lụy là: Da xảy ra viêm nhiễm nặng, hình thành các vết sẹo khá đậm và khó phục hồi, bệnh nhân dễ bị phù mạch, hạ huyết áp, hô hấp khó khăn và về lâu dài làm da nhanh chóng lão hóa.
Phòng ngừa
Để có thể ngăn chặn dị ứng thời tiết ở mặt có thể tái phát bất cứ lúc nào, các bạn cần lưu ý áp dụng những biện pháp như sau:
- Khi bị dị ứng, dừng tất cả các mỹ phẩm dưỡng da hay makeup, chỉ dùng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, thành phần lành tính, tránh các chất tẩy rửa mạnh khiến da mất nước và kích ứng hơn.
- Vệ sinh da mặt sạch mỗi ngày gồm buổi tối và sáng sau khi thức dậy, tránh để vi khuẩn, bụi bẩn và dầu nhờn, mồ hôi tích tụ trên da khiến dị ứng ngày càng nặng hơn.
- Vệ chăn vỏ gối, chăn màn thường xuyên vì đây là những đồ vật dễ bám nhiều bụi bẩn và nấm mốc, mồ hôi từ cơ thể tiết ra hàng ngày.
- Nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép rau củ, hoa quả tự nhiên, tránh dùng nước ngọt đóng chai, các loại nước có ga.
- Không cào gãi, chà xát da mặt dù đang có cảm giác vô cùng ngứa ngáy, nếu làm da bị xước, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công gây bội nhiễm da.
- Bạn có thể dùng một số loại thảo mộc để xông mặt mỗi tuần 1 - 2 lần giúp mở rộng lỗ chân lông để lấy hết bụi bẩn, đào thải độc tố tốt hơn.
- Khi bị dị ứng thời tiết kiêng gì, nên ăn gì? Câu trả lời là ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt. Tránh đồ ăn cay nóng, nhiều mỡ, đồ chế biến sẵn, món ăn quá nhiều đường, muối cũng như bia, rượu.
- Ngoài ra, để nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường khả năng miễn dịch, việc tập luyện thể dục, thể thao là rất cần thiết. Đây cũng là cách giúp cơ thể giải phóng các độc tố ra bên ngoài, làn da “hô hấp” dễ dàng hơn, giảm tích tụ yếu tố gây hại trên da.
Biện pháp điều trị
Khi bị dị ứng thời tiết ở mặt hay bất cứ bệnh lý về da liễu nào khác, người bệnh không chỉ bị khó chịu, mệt mỏi, ngứa rát và tổn thương da, tâm lý cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Theo đó, chúng ta cần sáng suốt trong việc lựa chọn các biện pháp điều trị bệnh, giúp làn da phục hồi nhanh chóng cũng như hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái phát. Dưới đây là một số cách bệnh nhân có thể tham khảo để chữa dị ứng thời tiết.
Sử dụng thuốc Tây đẩy lùi dị ứng thời tiết ở mặt
Khi bị dị ứng thời tiết trên mặt hay bất cứ vị trí nào khác trên cơ thể, người bệnh phần đông lựa chọn cách điều trị trong Tây y. Lúc này, người bệnh sẽ sử dụng những loại thuốc chống viêm cũng như kháng sinh để nhanh chóng kiểm soát các biểu hiện của bệnh. Làn da giảm cảm giác khó chịu tức thời, da có sự cải thiện rõ rệt sau vài lần dùng thuốc.
Nhưng người bệnh cũng cần lưu ý rằng, thuốc trị dị ứng thời tiết Tây y tuy cho hiệu quả rất nhanh nhưng phải dùng theo đúng đơn bác sĩ kê. Việc tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, dễ nhờn thuốc và thậm chí còn dị ứng nặng hơn khi cơ địa bị mẫn cảm bởi một thành phần thuốc nào đó.
Các bác sĩ thường sẽ cho bệnh nhân dùng những thuốc trị dị ứng thời tiết trên mặt gồm:
- Thuốc Corticoid dùng bôi ngoài da: Dị ứng ở mặt do thời tiết mức độ nặng chắc chắn sẽ cần tới thuốc Corticoid để bôi ngoài da. Loại thuốc này cho khả năng kháng viêm, diệt khuẩn rất mạnh nhưng không thể dùng dài ngày.
- Thuốc kháng Histamin: Để có thể giảm tình trạng cơ thể giải phóng lượng lớn histamin cũng như phòng tránh viêm nhiễm da, thuốc kháng Histamin sẽ được kê cho bệnh nhân. Đồng thời, thuốc cũng có tác động tích cực tới triệu chứng mẩn ngứa, da giảm ửng đỏ và không còn ngứa rát, khô căng. Thuốc có thể dùng là Levocetirizine, Fexofenadine, Cetirizine,...
- Thuốc bôi Phenergan: Ngoài nhóm thuốc kháng Histamin bên trên, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng kem Phenergan với công dụng giảm tình trạng da bị ngứa, nổi sần đỏ. Thuốc cũng chứa một số hoạt chất giúp kháng H1 khá hiệu quả.
- Thuốc Menthol 1%: Thuốc bôi Menthol được dùng rất phổ biến trong việc điều trị các bệnh về da liễu với tác dụng giảm các cơn ngứa ngáy, làm dịu làn da đang bị kích ứng. Thuốc cũng có thể giảm đau tại chỗ cho những bệnh nhân đang có thêm tình trạng da mặt bị sưng viêm.
- Vitamin: Để có thể nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng, giúp làn da chống đỡ lại sự tấn công của các vi khuẩn tốt nhất, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thêm vitamin. Thông thường sẽ sử dụng vitamin B, C, E nhưng cần có liều lượng kê cụ thể từ bác sĩ để tránh xảy ra dư thừa chất.
Ngoài những thuốc trên, bệnh nhân sẽ được yêu cầu dùng thêm một số thuốc khác phục thuộc vào tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt cũng như các bệnh lý nền nếu có, khả năng đáp ứng thuốc. Các bạn cũng cần lưu ý, nếu trong quá trình dùng thuốc, da có dấu hiệu dị ứng nặng hơn cần ngừng thuốc và tới bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra cụ thể.
Mẹo dân gian cải thiện làn da bị dị ứng
Có thể bạn chưa biết, các nguyên liệu tự nhiên cũng có thể dùng để giảm tình trạng dị ứng thời tiết ở mặt rất tốt. Theo đó, làn da sẽ được cung cấp độ ẩm, làm dịu, giảm viêm nhiễm cũng như có khả năng ngăn chặn các vi khuẩn tốt hơn. Cùng với việc dùng các loại thuốc, sử dụng mẹo dân gian đã có nhiều người ứng dụng hơn, kết hợp khoa học để phục hồi làn da một cách tốt nhất. Dưới đây là một số cách làm khá đơn giản, tiết kiệm nhiều chi phí và nguyên liệu rất dễ kiếm cho người bệnh tham khảo.
Nha đam: Đối với phái đẹp, đây là nguyên liệu chăm sóc da tuyệt vời vì có chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu đối với làn da. Nha đam có công dụng làm dịu làn da đang bị kích ứng, ửng đỏ, tạo độ ẩm, mềm mượt, hạn chế ngứa ngáy rất tốt. Các tổn thương trên da sẽ được cải thiện, da có tốc độ phục hồi nhanh chóng hơn.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị lá nha đam to, rửa sạch hết bụi bẩn.
- Bạn gọt bỏ phần vỏ của nha đam, sau đó lấy thìa nạo phần gel trong suốt để sử dụng.
- Rửa sạch mặt với sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, sau đó lau khô và thoa đều lớp gel lên da.
- Sau 15 phút, dùng nước mát để làm sạch da mặt, cách làm này có thể áp dụng mỗi ngày để thấy được sự thay đổi của da.
Bột yến mạch: Chúng ta vẫn thường sử dụng bột yến mạch để làm mặt nạ chăm sóc dưỡng trắng da hàng ngày. Bên cạnh đó, đây còn là nguyên liệu có khả năng giảm các cơn ngứa ngáy do dị ứng thời tiết ở mặt, hạn chế khô căng da. Đã có khá nhiều người lựa chọn sử dụng công thức này và cho thấy hiệu quả rất tích cực.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 - 2 thìa bột yến mạch và 1 hộp sữa chua không đường.
- Bạn trộn yến mạch với lượng sữa chua vừa phải sao cho tạo thành hỗn hợp sệt.
- Sau khi rửa mặt xong, hãy thoa đều hỗn hợp này lên da, thư giãn trong 20 phút.
- Cuối cùng dùng nước mát để làm sạch lớp mặt nạ, sau một vài lần sử dụng sẽ thấy da giảm ửng đỏ và không còn ngứa rát nhiều.
Quả mướp đắng: Không chỉ là món ăn yêu thích của nhiều gia đình, mướp đắng còn được tận dụng để trị dị ứng trên mặt do thời tiết mà có thể bạn chưa biết. Trong loại quả này chứa không ít thành phần có tác dụng làm mát da, giảm viêm nhiễm và kháng khuẩn đã được y học công nhận. Do vậy, người bị dị ứng hoàn toàn có thể sử dụng để nhanh chóng hỗ trợ bệnh thuyên giảm tại nhà.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 quả mướp đắng xanh, rửa sạch, cắt bỏ phần ruột ở bên trong.
- Bạn thái mướp thành các miếng nhỏ rồi đem đi xay nhuyễn.
- Phần mướp đã xay xong sẽ dùng để đắp mặt nạ như bình thường trong vòng 15 phút.
- Sau đó sẽ rửa lớp mướp đắng trên mặt với nước mát. Ngoài ra còn có thể dùng mướp đắng chế biến thành các món ăn giúp cải thiện bệnh từ sâu bên trong.
Đông y chữa dị ứng da mặt thời tiết
Đông y với thành phần là các thảo dược thiên nhiên an toàn, dược tính cao cũng là một lựa chọn khi bị dị ứng thời tiết ở mặt. Bởi lành tính, nên hiệu quả sử dụng không nhanh, người bệnh khi lựa chọn phương pháp điều trị này cần kiên trì.
Một số bài thuốc Đông y trị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ ở mặt như:
Bài thuốc số 1
Nguyên liệu:
- Người bệnh chuẩn bị các loại thảo dược sau mỗi vi 8g: Trúc diệp và kinh giới.
- Cùng với các loại thảo dược sau mỗi thứ 10g: Đậu xị, kim ngân hoa, cam thảo và liên kiều.
- Cuối cùng là 12g ngưu bàng tử, bạc hà và cát cánh.
Cách thực hiện:
- Các loại thảo dược trên dùng nước rửa sạch.
- Đem sắc cùng với 600ml nước.
- Chiết nước thuốc ra bát con và chia thành 3 phần, uống sáng-trưa-tối.
- Hoặc bạn cũng có thể sao vàng tất cả các loại thảo dược, sau đó tán thành bột. Mỗi lần dùng hoa với nước sôi để nguội và uống.
Bài thuốc số 2
Nguyên liệu:
- Các vị thuốc sau mỗi thứ 6g: Thuyền thoái, cam thảo, kinh giới và phòng phong.
- Cùng với các loại thảo dược sau mỗi thứ 10g: Liên kiều, đại thanh diệp, bèo cái, ngân hoa, lá đơn, ngưu bàng, sinh địa.
Cách thực hiện:
- Các thảo dược đã chuẩn bị đem rửa sạch với nước.
- Sắc cùng với 500ml nước.
- Chiết nước ra bát con và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 3
Nguyên liệu:
- Các loại dược liệu sau bạn chuẩn bị mỗi thứ 4g: Cam thảo, ngũ vị và sinh khương.
- Các thảo dược sau mỗi thứ 6g: Ma hoàng, táo, phòng phong và tế tân.
- Mỗi loại thảo dược sau 8g: Quế chi, khương hoạt và bán hạ.
- Cùng với các thảo dược sau 12g: Bạch truật, bạch chỉ, bạch thược.
- Các vị thuốc sau mỗi thứ 16g: Xuyên khung, đẳng sâm và ké, hoài sơn.
- Cuối cùng là 10g tang bì.
Cách thực hiện:
- 17 loại thảo dược trên dùng nước rửa thật sạch.
- Sắc với 1 lít nước.
- Lọc bỏ phần bã, chiết nước thuốc thành nhiều phần và uống đều trong ngày.
Bài thuốc số 4
Nguyên liệu:
- Người bệnh chuẩn bị 4g cỏ ngọt, và 8g cát cánh.
- Cùng với các loại thảo dược sau 12g: Ké và ngân hoa.
- Bạch giới, hạnh nhân, xuyên khung, bạch chỉ, long nhãn, hoàng cầm và tân di mỗi loại thảo dược 10g.
- Cuối cùng là 15g các vị: Táo và phòng phong.
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch tất cả các loại thảo dược đã chuẩn bị trên.
- Sắc cùng 500ml nước.
- Bỏ phần bã thuốc, chiết lấy nước và uống hết trong ngày.
Bài thuốc số 5
Nguyên liệu:
- Bạn cần có tô tử, phòng phong và đan sâm mỗi loại 12g.
- 2 loại thảo dược sau mỗi thứ 6g: Tế tân và sinh khương.
- 8g các dược liệu sau: Bạch chỉ và quế chi.
- Sau cùng là kinh giới, ý dĩ, ké và lá đơn mỗi loại thảo dược 16g.
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch các thảo dược đã chuẩn bị.
- Sắc cùng 600ml nước.
- Chiết lấy phần nước thuốc và uống.
- Chuyên gia
- Cơ sở