Huyết Trắng Màu Đen

Cơ bản

Huyết trắng màu đen là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm. Chị em không nên chủ quan khi cơ thể có những triệu chứng bất thường tại vùng kín,  nhất là với sự biến đổi trong màu sắc của chất dịch tiết âm đạo.

Định nghĩa

Nhận biết triệu chứng của bệnh lý phụ khoa này từ giai đoạn khởi phát giúp người bệnh có cách điều trị dứt điểm sớm. Các triệu chứng điển hình của tình trạng dịch tiết âm đạo có màu đen phải kể đến:

  • Dịch âm đạo màu đen: Trong dịch tiết âm đạo có lẫn nhiều vệt màu nâu đen hoặc lẫn máu đen hoàn toàn. Đồng thời, kết cấu dịch có thể đặc quánh hoặc hơi lỏng.
  • Đau quặn vùng bụng dưới: Huyết trắng thay đổi do rối loạn nội tiết, kinh nguyệt hay do phá thai, sảy thai thường đi kèm với dấu hiệu đau quặn thắt vùng bụng. Bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu như bị chuột rút, đau thành cơn ở vùng bụng, toát mồ hôi do đau. Một số ít người còn bị đau cả vùng thắt lưng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt
  • Vùng kín và dịch tiết âm đạo có mùi: Đây là triệu chứng đi kèm rất phổ biến của tình trạng huyết trắng màu đen. Nguyên nhân do lượng máu lẫn trong dịch bao gồm nhiều thành phần và có thể bị oxy hóa do nhiều tác động khác nhau. Hệ quả là vùng kín của bệnh nhân “bốc mùi” hôi tanh khó ngửi.
  • Ngứa ngáy âm hộ: Biểu hiện này rất hay thấy ở các bệnh viêm nhiễm phụ khoa nói chung. Vì khi gặp tình trạng này, lượng hại khuẩn phát triển lan rộng ra các vùng xung quanh, bao gồm cả môi âm đạo. Có thể cải thiện triệu chứng này bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày
  • Cảm giác đau rát khi tiểu tiện hoặc thực hiện hoạt động tình dục: Đây cũng là một biểu hiện đặc trưng của các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyện chăn gối của chị em và bạn tình.

Nguyên nhân

Nhiều người khi đối mặt với tình trạng dịch tiết âm đạo có màu đen đều cho rằng nguyên nhân nằm ở việc cơ thể bị viêm nhiễm. Tuy nhiên, có nhiều nguy cơ gây ra tình trạng huyết trắng màu đen, cụ thể như sau:

  • Tác dụng phụ của việc dùng các biện pháp tránh thai: Sử dụng các biện pháp tránh thai cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra huyết trắng màu đen Thành phần hoạt chất trong các loại thuốc này gây suy giảm lượng hormone estrogen, tác động đến thành tử cung. Hệ quả là gây chảy máu và ra dịch tiết âm đạo sẫm màu.
  • Hệ quả của sảy thai, phá thai: Hiện tượng khí hư màu đen có thể là hậu quả của người bệnh từng sảy thai hoặc phá thai trong quá khứ. Cả hai vấn đề này đều tác động tiêu cực đến cổ tử cung, khiến lớp thành mạch trở nên yếu ớt và dễ chảy máu hơn. Trong một số trường hợp, nó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em, dẫn đến tình trạng huyết trắng sau kỳ rụng trứng và đẩy ra ngoài với màu nâu sậm hoặc đen.
  • Máu kinh nguyệt còn sót lại gây huyết trắng màu đen: Hiện tượng này chủ yếu diễn ra ở lứa tuổi dậy thì, khi mà chu kỳ kinh nguyệt và rụng trứng chưa hoàn chỉnh. Thông thường, máu kinh sẽ sạch hoàn toàn sau 3 đến 5 ngày nhưng với một số người, quá trình đào thải diễn ra chậm hơn, khiến kinh nguyệt ứ đọng trong cơ thể và lẫn vào dịch tiết âm đạo trong những ngày sau đó.
  • Do các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục: Nguyên nhân này được các bác sĩ phụ khoa đánh giá là phổ biến nhất. Thông thường, môi trường âm đạo luôn có xu hướng cân bằng về tỷ lệ hại khuẩn, lợi khuẩn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào (vệ sinh kém, bệnh lý lây qua đường tình dục,…), hại khuẩn có thể lấn át và gây ra viêm nhiễm vùng kín. Huyết trắng thay đổi bất thường về cấu trúc và màu sắc là triệu chứng thường gặp nhất của các bệnh phụ khoa.
  • Rối loạn nội tiết tố hình thành huyết trắng màu đen: Tình trạng rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở tuổi mới lớn, phụ nữ mang thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai, phụ nữ ở tuổi mãn kinh. Tình trạng này khiến lượng hormone estrogen bị suy giảm về số lượng so với progesterone, kết quả là dịch âm đạo thay đổi và có thể kèm theo máu.

Dịch tiết âm đạo có màu đen thường là biểu hiện kèm theo nhiều bệnh lý hô hấp. Cụ thể, khi thấy có tình trạng này, chị em cần cảnh giác với các bệnh lý sau:

  • Viêm nội mạc tử cung: Đây là tình trạng lớp nội mạc của tử cung bị viêm nhiễm bởi các loại vi khuẩn như chlamydia, neisseria gonorrhoeae, mycobacterium tuberculosis,…Mặc dù không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn xung quanh
  • Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là nguyên nhân thường gặp nhất của tình trạng huyết trắng máu đen. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên trong môi trường âm đạo mất cân bằng, dẫn đến việc nấm men hoặc ký sinh trùng phát triển và gây hại cho vùng kín. Ngoài thay đổi màu sắc dịch tiết, ngứa ngáy âm đạo cũng là triệu chứng đặc trưng của bệnh.
  • Lạc thai: Lạc thai là tình trạng bào thai không nằm trong dạ con, dẫn đến việc phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng. Không những vậy, vị trí thai không đúng còn có khả năng đè nén lên các khu vực sinh dục khác, gây đau đớn cho người mẹ. Các bác sĩ đánh giá đây là vấn đề sản khoa cực kỳ nguy hiểm và cần được can thiệp kịp thời để tránh nguy cơ tử vong ở cả mẹ và bé.
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh lý này xảy ra khi các tế bào mềm của cổ tử cung phát triển bên ngoài thành cổ tử cung, chiếm lấy vị trí của các tế bào biểu mô. Tuy rằng bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe sinh sản nhưng vẫn có thể khiến cơ thể gặp phải một số triệu chứng, điển hình như huyết trắng màu đen.

Huyết trắng màu đen là dấu hiệu của viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Ung thư cổ tử cung: Dù rất hiếm gặp nhưng vẫn có một số trường hợp dịch âm đạo màu đen là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Người bệnh còn có thể gặp một số các triệu chứng khác như sút cân không lý do, mệt mỏi thường xuyên và đau dữ dội vùng xương chậu.

Chăm sóc tại nhà

  • Vệ sinh hàng ngày: Giữ vệ sinh cho vùng kín là cách hiệu quả để giảm nguy cơ phát triển các loại khuẩn có thể gây huyết trắng, đặc biệt là nấm âm đạo candida. Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và tránh những biện pháp thụt rửa sâu.
  • Chế độ dinh dưỡng: Xây dựng chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh với sữa chua, rau cải xanh, cần tây, tỏi, quế, và tránh rượu bia cũng như thực phẩm chiên rán.
  • Lựa chọn trang phục: Mặc quần lót và quần ngoài phải rộng rãi, thoải mái, và chất liệu thấm hút mồ hôi để tránh kích ứng vùng kín.
  • An toàn trong quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su và duy trì một lối sống tình dục an toàn để tránh lây nhiễm các bệnh nguy hiểm.
  • Thăm khám định kỳ: Nếu có bất kỳ dấu hiệu hay thay đổi màu sắc dịch tiết âm đạo, chị em nên thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Điều trị

Cách khắc phục tình trạng ra huyết trắng màu đen

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà có phương pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả nhất. Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích bệnh nhân nhanh chóng đi thăm khám tại cơ sở y tế phụ khoa ngay khi xuất hiện các dấu hiệu huyết trắng màu đen để nhanh chóng được điều trị an toàn, hiệu quả.Dưới đây là một số các phương pháp điều trị tình trạng mà chị em có thể tham khảo:

Điều trị huyết trắng màu đen với thuốc Tây y

Điều trị huyết trắng màu đen bằng phương pháp Tây y thường áp dụng cho các tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát vùng kín đồng thời kìm hãm, tiêu diệt nhóm tác nhân chính gây bệnh và ngăn ngừa lây lan ra các khu vực xung quanh.

  • Đối với viêm nhiễm do nấm men: Người bệnh có thể kết hợp thuốc bôi và thuốc uống chống nấm để gia tăng hiệu quả điều trị. Các dạng kem bôi âm đạo có thể kể đến là: Clotrimazole, miconazole, butoconazole, terconazole, tioconazole,…Mặt khác, các loại thuốc đường uống thường được kê đơn là: Fluconazole và Diflucan. Tuy nhiên, không dùng thuốc chống nấm đường uống cho phụ nữ có thai vì dễ gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Đối với viêm nhiễm do vi khuẩn: Thuốc kháng sinh là lựa chọn hàng đầu cho các vấn đề viêm nhiễm gây ra bởi vi khuẩn. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc đường uống như metronidazole, clindamycin, secnidazole,…và các thuốc đặt âm đạo kèm theo như metrogel-vaginal, solosec, symbiomix therapeutics,….
  • Đối với viêm nhiễm do ký sinh trùng: Viêm âm đạo do ký sinh trùng thường là bệnh do nhiễm nấm trichomonas. Vấn đề này sẽ được giải quyết bằng các loại thuốc như flagyl, tindamax, tinidazole, metronidazole,…

Chữa trị huyết trắng máu đen với thảo dược thiên nhiên

Bên cạnh các liệu pháp với thuốc Tây y, người bệnh còn có thể kết hợp sử dụng thêm thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

  • Cây mã tiền: Cây mã tiền là một loại thảo dược có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, sát trùng và tiêu diệt các gốc tự do tương đối hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể dùng thân mã tiền sấy khô sắc nước uống hàng ngày, chia thành nhiều lần trong ngày gia tăng hiệu quả điều trị.
  • Quế khô: Quế chứa nhiều các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn như polyphenol, tanin,…rất tốt cho việc kìm hãm và tiêu diệt các tác nhân hại khuẩn tồn tại trong cơ thể. Người bệnh gặp tình trạng huyết trắng máu đen dùng quế khô nấu nước để vệ sinh vùng kín. Đơn giản hơn, nấu trà quế uống hàng ngày cũng là mẹo để cải thiện triệu chứng hiệu quả
  • Hoa cúc: Nhiều nghiên cứu chứng minh hoa cúc là loại thảo dược chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn. Người bệnh viêm nhiễm âm đạo có thể dùng hoa cúc khô pha trà sử dụng thay nước hàng ngày.

Ngoài cây mã tiền, quế khô, hoa cúc, với điều kiện thời tiết thuận lợi và đất đai màu mỡ, nước ta còn trồng được nhiều hơn nữa các loại thảo dược có tác dụng trị bệnh huyết trắng màu đen. Một số vị thuốc khác có thể kể đến là ích mẫu, hoàng bá, trinh nữ hoàng cung, đinh hương, đương quy, xà sàng tử, lô hội,…

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android