Ra Huyết Trắng Và Đau Bụng Dưới
Sức khỏe sinh sản là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Không khó hiểu khi nhiều người thắc mắc ra huyết trắng và đau bụng dưới là bệnh gì, có nguy hiểm không? Bởi vì, chỉ cần một thay đổi bất thường ở vùng kín cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng làm mẹ. Để trả lời chính xác vấn đề này, chị em nên tham khảo bài viết sau.
Định nghĩa
Huyết trắng (dịch âm đạo) là dịch tiết sinh lý của bộ phận sinh dục. Huyết trắng bắt đầu xuất hiện khi bước vào tuổi dậy thì – một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định tình hình sức khỏe của “cô bé”.Huyết trắng ra nhiều hơn vào các thời điểm:
- Trước và trong thời gian rụng trứng
- Trước ngày đèn đỏ: nội tiết tố thay đổi
- Phụ nữ đang mang thai: nội tiết tố biến động nhiều, xương chậu và thành âm đạo mềm hơn, vùng kín ra nhiều huyết trắng để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn
- Quan hệ tình dục khiến cơ thể tiết nhiều hormone estrogen, huyết trắng ra nhiều để cân bằng pH âm đạo, kháng khuẩn và giúp “chuyện ấy” thực hiện dễ dàng
Bên cạnh những yếu tố về sinh lý, dịch tiết âm đạo còn ra nhiều trong trường hợp chị em vệ sinh vùng kín không tốt, bị stress, mệt mỏi kéo dài,… hoặc nguy hiểm hơn là cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Nguyên nhân
Nữ giới ra nhiều huyết trắng và đau bụng dưới cũng có thể thuộc 2 trường hợp sau: tình trạng sinh lý bình thường hoặc đây là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe.Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra huyết trắng và đau bụng dưới gồm:
- Dấu hiệu thông báo kỳ kinh nguyệt: Khi gần đến ngày “rụng dâu”, nhiều chị em bị ra huyết trắng và đau bụng dưới. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, sẽ hết hoàn toàn khi kết thúc kỳ kinh nguyệt. Bạn nữ chỉ cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chườm ấm, tránh đồ cay nóng,… là sẽ giảm nhanh cảm giác khó chịu.
- Ngày rụng trứng: Thời gian rụng trứng thường rơi vào giữa chu kỳ. Cơ thể báo hiệu chuyện này thông qua hiện tượng ra huyết trắng và đau bụng dưới. Tùy vào cơ địa, mỗi người sẽ có lượng huyết trắng và mức độ đau bụng khác nhau. Tình trạng này có thể hết sau khoảng 3 ngày.
- Cơ thể bị kích thích tình dục: Hưng phấn tình dục làm vùng kín tiết ra nhiều huyết trắng. Cùng với đó, cổ tử cung đột ngột co bóp làm đau tức bụng dưới. Hiện tượng này ít thấy ở phụ nữ và thường nhanh chóng qua đi.
Tuy nhiên, nhiều chị em gặp phải tình trạng huyết trắng có màu, mùi lạ, kèm bọt khí, vón cục, có mùi hôi khó chịu,… Đi kèm là hiện tượng ngứa ngáy, đau rát vùng kín và đau bụng dưới.Lúc này, rất có thể, chị em đang mắc các bệnh phụ khoa như:
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Tình trạng viêm nhiễm làm khí hư có màu, mùi bất thường, đau bụng dưới và vùng kín, bề mặt cổ tử cung sần sùi, thậm chí ra huyết khi quan hệ.
- Viêm cổ tử cung: dù bệnh ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính đều ra huyết trắng và đau bụng dưới.
- Viêm niệu đạo: Do trùng roi, Chlamydia Trachomatis,…gây ra. Cơ thể không chỉ ra huyết trắng và đau bụng dưới mà cơn đau còn lan ra vùng kháng, chậu, thắt lưng… Bên cạnh đó, chị bị tiểu rát, đau buốt, tiểu nhiều lần…vô cùng khó chịu.
- Viêm cùng chậu: Do cổ tử cung bị tổn thương, bong ra nên chị em bị ra huyết trắng và đau bụng dưới kèm hiện tượng xuất huyết âm đạo.
- U nang buồng trứng: Đây là căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ phát triển nhanh nếu không chữa trị kịp thời. Khi u nang xoắn, vỡ ra sẽ đe dọa đến tính mạng. Khi thấy triệu chứng ra huyết trắng và đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, đau xương chậu, chảy máu âm đạo,… chị em cần nhanh chóng đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đó, nếu thấy cơ thể ra nhiều huyết trắng và đau bụng dưới do sinh lý hay bệnh lý, chị em đều phải hết sức chú ý, không được xem thường. Nếu thật sự do bệnh lý và không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng cụ thể như:
- Tác động xấu đến sức khỏe, gây mùi khó chịu làm nữ giới mất tự tin, mặc cảm
- Nếu đang mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, sảy thai hoặc sinh non
- Bệnh phụ khoa có thể gây vô sinh, tước đi quyền làm mẹ.
Phòng ngừa
Ở phần trên, chúng ta đã hiểu rõ nguyên nhân và những ảnh hưởng của hiện tượng ra huyết trắng và đau bụng dưới. Vậy, lúc này, chị em cần phải làm những gì? Cụ thể là:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: thường xuyên vệ sinh nhất là trong ngày đèn đỏ hoặc sau khi quan hệ, không thụt rửa, dùng dung dịch lành tính,… là những điều đầu tiên chị em cần lưu ý
- Khi thấy ra huyết trắng và đau bụng dưới, chị em có thể giảm khó chịu bằng cách massage bụng nhẹ nhàng, chườm nóng,… để máu lưu thông dễ hơn
- Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, khoáng chất nhằm tăng cường sức khỏe cơ thể và sức đề kháng
- Xây dựng thời gian biểu làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, nên dành thời gian để tập một số bộ môn tốt cho sức khỏe như yoga, thiền,…
- Hạn chế chất kích thích, đồ ăn nhiều đường, dầu mỡ và cay nóng
- Theo dõi dấu hiệu của bản thân để sớm phát hiện tình trạng bất thường
- Thăm khám tại cơ sở chuyên khoa, làm xét nghiệm để biết được nguyên nhân, tình trạng bệnh lý, từ đó có phác đồ điều trị hợp lý, đảm bảo an toàn sức khỏe sinh sản của chị em.
Câu hỏi thường gặp
Khi bị huyết trắng kèm theo ngứa âm đạo, chị em nên tăng cường ăn những thực phẩm như:
- Sữa chua: Chứa lợi khuẩn cân bằng hệ vi sinh vật âm đạo.
- Rau xanh, trái cây: Bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường hệ miễn dịch.
- Các loại đậu: Cân bằng nội tiết tố nữ, giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Gừng, tỏi: Kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa ngáy.
- Khoai lang: Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm nhiễm.
Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ngọt, cay nóng, dầu mỡ, hạn chế uống bia, rượu, thuốc lá.
Xem chi tiết- Ra huyết trắng có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh lý bình thường hoặc bệnh lý ở nữ giới
- Để kiểm tra chính xác có mang thai hay không, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến khám tại các cơ sở y tế.