Huyết Trắng Màu Nâu
Huyết trắng màu nâu có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
Nguyên nhân
Do mang thai hoặc sảy thai
Sau khoảng 7 – 14 ngày quan hệ tình dục, trứng được thụ tinh di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Quá trình này làm bong tách một phần niêm mạc gây chảy máu màu hồng nhạt hoặc nâu. Nó thường kéo dài từ 1 – 2 ngày nên chị em cần chú ý phát hiện sớm để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.Mặt khác, ra huyết trắng có màu nâu còn là triệu chứng xuất hiện ở đa số phụ nữ bị sảy thai. Bên cạnh việc thay đổi màu khí hư, chị em có thể bị đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu,….
Do viêm âm đạo
Âm đạo có thể bị tổn thương do: quan hệ tình dục, thụt rửa mạnh, sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp,…. Tại vị trí tổn thương, vùng kín bị chảy máu gây ra tình trạng huyết trắng màu nâu không mùi.Tình trạng này thường kéo theo cảm giác đau rát khi quan hệ hoặc đi tiểu. Ngoài việc đổi màu khí hư, người viêm âm đạo còn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng kín, đi kèm huyết trắng có mùi hôi.
Do viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu được xác định khi xuất hiện viêm nhiễm tại: buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng huyết trắng màu nâu, xanh hoặc trắng đục. Nếu chị em không phát hiện và điều trị bệnh sớm, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Do polyp hoặc u trong tử cung
Các khối polyp hoặc u xơ, nhân xơ trong tử cung dễ dàng bị tổn thương và chảy máu. Máu hòa lẫn với dịch tiết âm đạo gây hiện tượng huyết trắng có màu nâu. Ngoài ra, bệnh có thể phát sinh triệu chứng như: đau bụng dưới, ra máu ngoài chu kỳ, tiểu rát, rối loạn kinh nguyệt,…
Bệnh lý tại buồng trứng
Tình trạng huyết trắng màu nâu cũng phổ biến ở những chị em mắc các bệnh về buồng trứng như: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng… Những bệnh lý này ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết tại buồng trứng và gây biến đổi màu, mùi của huyết trắng.Bệnh thường được biểu hiện bởi các triệu chứng:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau bụng dưới rốn, đau thắt lưng, đùi
- Tăng cân bất thường
- Lông tóc phát triển
- Đau khi quan hệ tình dục..
Do chu kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu thông báo chu kỳ kinh nguyệt sắp xảy ra. Nguyên nhân là do sự tăng cường nồng độ estrogen và niêm mạc tử cung phát triển.Ngoài ra, nhiều chị em cũng thấy huyết trắng màu nâu xuất hiện sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đây là kết quả của hoạt động co bóp tử cung để “tống” sạch lượng máu kinh còn sót lại sau mỗi chu kỳ. Máu kinh còn lại trộn lẫn cùng dịch tiết âm đạo có màu nâu.
Do rối loạn nội tiết
Nội tiết là yếu tố tác động trực tiếp đến màu sắc và mùi của huyết trắng. Do đó, chị em bị rối loạn nội tiết có thể gặp phải tình trạng huyết trắng màu nâu nhạt, đậm khác nhau.Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết thường gặp như:
- Sử dụng liệu pháp hormone như: thuốc tránh thai, đặt vòng, que tránh thai, thuốc nội tiết,…
- Chuyển tiếp giai đoạn sinh sinh lý: dậy thì, tiền mãn kinh, sau sinh….
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
- Mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng
Có thể thấy, huyết trắng màu nâu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Để biết chính xác nguyên nhân và tránh biến chứng nguy hiểm, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám.
Khi nào đi khám bác sĩ?
- Suy nhược cơ thể
- Tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm khả năng thụ thai
- Tăng khả năng sinh non, thai lưu khi mang thai
Điều trị
Điều trị bằng Đông y
Huyết trắng màu nâu trong Đông y được gọi là xích đới. Bệnh có thể xuất hiện do nguyên nhân từ bên trong (nội nhân) và bên ngoài cơ thể (ngoại nhân)
- Nội nhân: Do khí huyết suy giảm dẫn đến thiếu sinh khí, rối loạn chức năng tạng phủ, suy giảm miễn dịch.
- Ngoại nhân: Tác động ngoại lai như vi khuẩn, vi rút, nấm,…
Trong phương pháp điều trị bằng Đông y, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân bệnh của phụ nữ sau khi khám. Các bài thuốc nhằm bồi bổ cơ thể và tăng cường khả năng loại bỏ chất độc hại. Mặc dù an toàn và ít tác dụng phụ, phương pháp này có nhược điểm là tác dụng chậm và đòi hỏi sự kiên nhẫn, cũng như gặp khó khăn trong quá trình sử dụng và chế biến thuốc. Người bệnh cần xem xét cẩn thận để đảm bảo tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ và đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng mẹo dân gian
Phương pháp này ít cho hiệu quả với trường hợp bệnh nặng và không thể thay thế phác đồ điều trị chuyên biệt.
- Quả đậu bắp: lấy khoảng 100g đậu bắp rửa sạch rồi đun sôi với khoảng 1 lít nước trong 30 phút. Sau đó, dùng nước này uống vào mỗi buổi sáng trong ngày.
- Diếp cá: Dùng khoảng 20g rau diếp cá nấu cùng 10 quả bồ kết và 1 củ tỏi trong 1 lít nước. Đợi nước sôi, chị em dùng để xông vùng kín. Sau đó, đợi nước ấm thì dùng nước rửa trực tiếp
- Lá trầu không: Là phương pháp trị bệnh huyết trắng rất phổ biến. Rửa sạch 1 nắm lá trầu rồi vò nát đem đun sôi với khoảng 1 lít nước. Khi Nước sôi bạn thêm một chút muối rồi xông vùng kín. Đợi đến khi nước nguội bớt thì dùng để rửa trực tiếp.
Khi xông không nên đặt nước quá gần vì có thể gây bỏng rát. Trong quá trình rửa, không thụt sâu khiến môi trường âm đạo bị tổn thương.
Điều trị bằng Tây y
Điều trị Tây y gồm 2 phương pháp: Điều trị nội khoa và ngoại khoa. Dựa trên nguyên nhân và mức độ bệnh bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp phù hợp.
Điều trị nội khoa
Thuốc Tây điều trị huyết trắng màu nâu trong các trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là:
- Thuốc đặt Miconazole/ Clotrimazole kết hợp uống Fluconazole: Phù hợp với tình trạng huyết trắng tạo mảng bám trắng đục như váng sữa kèm ngứa ngáy do nấm gây ra.
- Flagyl liều 2g duy nhất: Điều trị huyết trắng vàng nâu, xanh, trắng có bọt hôi tanh, đi tiểu buốt và đau khi quan hệ do trùng roi
- Metronidazol liều 2g duy nhất: Điều trị huyết trắng xám, vàng có mùi hôi tanh do tạp khuẩn.
Việc dùng thuốc Tây tiềm ẩn tác dụng phụ, dị ứng và tương tác thuốc, chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.
Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với phương pháp khác hoặc bệnh tiến triển nặng gây nguy hiểm. Một số biện pháp ngoại khoa gồm:
- Thông tắc vòi trứng: Áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm vòi trứng gây tắc nghẽn.
- Cắt polyp và nạo u xơ tử cung: Khi người bệnh có polyp và u xơ trong tử cung gây chảy máu
- Cắt buồng trứng: Buồng trứng có nhiều khối u, u nang phát triển lớn chèn ép các bộ phận xung quanh, buồng trứng bị xoắn và có nguy cơ vỡ.
Khi được chỉ định điều trị bằng ngoại khoa, người bệnh cần đến cơ sở uy tín để được thăm khám kỹ, chăm sóc tốt và hạn chế biến chứng trong điều trị. Huyết trắng màu nâu khiến người bệnh đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe, không được chủ quan mà cần thăm khám sớm khi phát hiện dấu hiệu này.