Mụn Nhọt Sưng To

Cơ bản

Mụn nhọt sưng to xảy ra khi da bị nhiễm trùng Staphylococcus aureus (tụ cầu). Các nốt nhọt này thường nằm sâu trong cơ thể và bác sĩ có thể cần rách da để dẫn lưu mủ và ngăn ngừa hình thành sẹo.

Định nghĩa

Hầu hết các nốt mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Các loại vi khuẩn này cư trú trên bề mặt da, cổ họng và đường mũi, có thể gây ra nhiễm trùng bằng cách xâm nhập sâu vào bên dưới da qua một nang lông, vết cạo, cắt da hoặc một vài tổn thương khác.

Mụn nhọt thường chứa đầy mủ, hỗn hợp các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và tế bào da chết. Mụn nhọt cần được dẫn lưu mủ và không thể tự khỏi. Ngoài ra, mụn nhọt thường có nhiều nguy cơ sẹo hơn các loại mụn khác.

Hầu hết các nốt mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra
Hầu hết các nốt mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra

Mụn nhọt có tính lây lan, do đó nốt mụn có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể hoặc lan sang người khác khi tiếp xúc da kề da hoặc khi sử dụng chung vật dụng cá nhân. Do đó, điều quan trọng khi bị mụn nhọt là thực hiện các biện pháp tự chăm sóc phù hợp, giữ cho khu vực này sạch sẽ, được che chắn cho đến khi nốt mụn nhọt lành hẳn.

Nguyên nhân

Bên cạnh việc nhiễm trùng vi khuẩn, một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác có thể dẫn đến mụn nhọt sưng to, bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Hệ thống miễn dịch có vấn đề;
  • Dinh dưỡng kém;
  • Vệ sinh kém;
  • Da thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất mạnh gây kích ứng.

Mụn nhọt không thể tự lành và cần được điều trị y tế để ngăn ngừa hoặc kiểm soát các biến chứng, thúc đẩy quá trình chữa lành hoặc giảm thiểu sẹo. Do đó, cách tốt nhất để điều trị mụn nhọt, đặc biệt là các nốt mụn sưng to, là đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Chăm sóc tại nhà

Nguyên tắc cơ bản khi điều trị mụn nhọt tại nhà là tránh bóp, kích thích hoặc cố gắng dẫn lưu mụn nhọt. Điều này có thể gây đau đớn, lây lan mụn nhọt, các biến chứng khác và tăng nguy cơ hình thành sẹo nghiêm trọng.

Một số biện pháp điều trị mụn nhọt sưng to tại nhà mang lại hiệu quả cao và an toàn bao gồm:

  • Chườm nóng: Chườm nóng được xem là phương pháp điều trị mụn nhọt ở mặt mang lại hiệu quả cao, an toàn nhất và không để lại sẹo. Chườm nóng có thể giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành, tạo điều kiện cho mụn nhọt vỡ ra và lành lại. Bạn có thể đặt một chiếc khăn ấm và ẩm lên nốt mụn nhọt sưng to trong vòng 10 - 15 phút mỗi lần, 3 - 4 lần mỗi ngày. Điều này có thể kích thích điều trị mụn nhọt từ bên trong.
  • Tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có nguồn gốc từ Úc, với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng mạnh mẽ. Điều này giúp tinh dầu tràm trà có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn nhọt và ngăn ngừa nhọt trở nên nghiêm trọng hơn. Pha loãng một vài giọt tinh dầu tràm trà trong một muỗng cà phê dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu ô liu, sau đó thoa lên nốt mụn nhọt. Lặp lại biện pháp này 2 lần mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt lành lại.

Sử dụng tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn và khử trùng mạnh mẽ
Sử dụng tinh dầu tràm trà có khả năng kháng khuẩn và khử trùng mạnh mẽ

  • Nghệ: Hoạt chất chính của nghệ là curcumin, có tác dụng chống viêm, chống nhiễm trùng và điều trị mụn nhọt hiệu quả. Bạn có thể uống bổ sung chiết xuất nghệ để hấp thụ nhiều curcumin và điều trị mụn nhọt. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Dầu thầu dầu: Dầu thầu dầu có chứa axit ricinoleic, một loại axit béo có thể giúp phá vỡ mụn nhọt và tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó, dầu thầu dầu cũng có thể dưỡng ẩm cho da, chống nhiễm trùng cũng như điều trị nhiều bệnh lý ngoài da khác. Bạn có thể bôi trực tiếp dầu thầu dầu lên nốt mụn nhọt 3 lần mỗi ngày cho đến khi nốt mụn nhọt lành hẳn.
  • Hành tây: Hành tây có chứa chất kháng sinh tự nhiên được gọi là allicin, có khả năng hút mủ khỏi nốt mụn nhọt, đẩy nhanh quá trình chữa lành. Bên cạnh đó, đắp hành tây lên da cũng có thể kích thích tạo ra nhiệt, kích thích lưu thông máu và tăng cường khả năng tái tạo da. Bạn có thể cắt hành tây thành những lát dày, bọc trong gạc và đắp lên nốt mụn nhọt sưng to trong một giờ. Thực hiện biện pháp này 2 lần mỗi ngày cho đến khi mụn nhọt lành hẳn.
  • Tỏi: Tỏi có chứa allium, tương tự như hành tây, có khả năng đẩy mủ ra khỏi nốt mụn nhọt. Ngoài ra, tỏi có chứa hợp chất kháng khuẩn allicin, có thể chống viêm và giúp nốt mụn lành nhanh chóng hơn. Bạn có thể ép một nhánh tỏi để lấy nước ép, pha loãng với một lượng nước vừa đủ, thoa lên nốt mụn nhọt, để yên trong 5 phút. Tuy nhiên, tỏi có tính kháng viêm mạnh, có thể gây rát hoặc châm chích trên da. Nếu nhận thấy dấu hiệu này, bạn nên rửa mặt sạch sẽ để tránh các rủi ro liên quan.

Các biện pháp điều trị mụn nhọt sưng to tại nhà thường an toàn, đơn giản và dễ thực hiện, tuy nhiên hiệu quả phục thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần rửa tay thật sạch sau khi chạm vào nốt mụn nhọt, giặt quần áo, khăn mặt, khăn trải giường thường xuyên để giữa vệ sinh và ngăn ngừa mụn nhọt lây lan.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Nếu nốt mụn nhọt sưng to tái phát, bạn nên thông báo cho bác sĩ chuyên môn. Nếu nốt nhọt tái phát ở cùng một vị trí, có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Nóng, đỏ da hoặc rát xung quanh khu vực nổi mụn nhọt;
  • Sốt hoặc sốt nhẹ liên tục không khỏi;
  • Mụn nhọt sưng to kéo dài hoặc không có dấu hiệu khỏi;
  • Đau đớn dữ dội.

Người bệnh nên đi khám khi mụn sưng to có dấu hiệu sốt không khỏi
Người bệnh nên đi khám khi mụn sưng to có dấu hiệu sốt không khỏi

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử:

  • Thời gian khởi phát: Khi nào mụn nhọt bắt đầu xuất hiện và tiến triển?
  • Các triệu chứng kèm theo: Đau, sưng, nóng, đỏ, sốt, ớn lạnh?
  • Các yếu tố nguy cơ: Tiểu đường, suy giảm miễn dịch, vệ sinh kém, tiền sử mụn nhọt?

Khám thực thể:

  • Vị trí: Xác định vị trí mụn nhọt (mặt, cổ, nách, mông,...)
  • Kích thước: Đánh giá đường kính mụn nhọt (nhỏ, trung bình, lớn)
  • Đặc điểm: Quan sát hình dạng (đỉnh nhọn, tròn), màu sắc (đỏ, vàng), tính chất (mềm, căng), có lỗ dò hay không.
  • Các tổn thương xung quanh: Viêm da, chốc lở, vết trầy xước,...

Xét nghiệm cận lâm sàng (nếu cần):

  • Cấy mủ: Xác định vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ.
  • Công thức máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng (tăng bạch cầu).
  • Đường huyết: Kiểm tra bệnh tiểu đường (yếu tố nguy cơ).
  • Siêu âm: Đánh giá kích thước và độ sâu của ổ áp xe.

Phân biệt chẩn đoán: Cần phân biệt mụn nhọt sưng to với các tình trạng khác như:

  • Nhọt bọc: Nhiều mụn nhọt nhỏ liên kết với nhau.
  • U nang bã: Khối u chứa chất bã nhờn, không đau.
  • Viêm nang lông: Viêm nhiễm nông ở nang lông.

Điều trị

Mụn nhọt sưng to không thể tự khỏi nếu không được dẫn lưu mủ và chất dịch. Do đó, tốt nhất bạn  nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có kế hoạch điều trị phù hợp. Trong trường hợp chưa thể đến bệnh viện, bạn  có thể tự chăm sóc các nốt mụn tại nhà để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, các biện pháp điều trị mụn nhọt sưng to có thể bao gồm:

1. Biện pháp y tế điều trị mụn nhọt sưng to

Đến bệnh viện ngay khi nốt nhọt không tiêu hoặc không tự lành sau vài ngày điều trị tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra y tế ngay lập tức nếu mụn nhọt ở bên trong tai, gần mắt, mũi hoặc khi nốt nhọt gây đau đớn dữ dội.

Bác sĩ có thể cắt và dẫn lưu mụn nhọt để làm sach da
Bác sĩ có thể cắt và dẫn lưu mụn nhọt để làm sach da

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cắt và dẫn lưu mụn nhọt để đảm bảo tất cả mủ đều được làm sạch. Một số dịch, mủ từ mụn nhọt có thể được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây nhọt, kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh và giúp bác sĩ có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

Sau khi dẫn lưu nốt mụn nhọt, bác sĩ có thể đề nghị một hoặc nhiều biện pháp y tế để điều trị nốt mụn nhọt sưng to, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh có thể được sử dụng thông qua đường uống hoặc bôi để ngăn ngừa mụn nhọt tái phát.
  • Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể được kê đơn sử dụng một số loại thuốc giảm đau để điều trị mụn nhọt sưng to và tạo cảm thấy thoải mái hơn.
  • Xà phòng kháng khuẩn: Các sản phẩm này có thể làm sạch da hàng ngày và ngăn ngừa vi khuẩn dẫn đến mụn nhọt.

Nếu nghi ngờ mụn nhọt nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm máu bổ sung. Nếu nhọt kéo dài không khỏi, bác sĩ có thể tiến hành nuôi cấy dịch từ nhọt để đánh giá mức độ nghiêm trọng và có kế hoạch điều trị phù hợp hơn.

2. Điều trị mụn nhọt sưng to tái phát

Mụn nhọt sưng to có thể tái phát sau khi điều trị. Sau khi tái phát, mụn có nguy cơ lây lan cao hơn, đặc biệt là giữa các thành viên trong gia đình.

Thông thường, mụn nhọt thường tái phát ở những vị trí da có nếp gấp, chẳng hạn như bên dưới ngực, bụng, nách hoặc vùng bẹn. Mụn nhọt tái phát cần được điều trị bởi bác sĩ chuyên môn để loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn và ngăn ngừa các rủi ro khác.

Cho dù được điều trị tại nhà hoặc điều trị y tế, bạn cần giữ vệ sinh khu vực bị nhọt để tránh lây lan và giúp nhọt nhanh lành hơn. Vệ sinh khu vực bị nhọt với sản phẩm khử trùng 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành lại. Bôi thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu khu vực nhọt chuyển sang màu đỏ hoặc giống như tái nhiễm trùng, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Phòng ngừa

Không phải tất cả các trường hợp mụn nhọt sưng to đều có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế nguy cơ bị nhọt, ngăn ngừa nhọt lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể hoặc lây lan sang người khác với một số lưu ý như:

Làm sạch da để ngăn ngừa hình thành mụn nhọt sưng to
Làm sạch da để ngăn ngừa hình thành mụn nhọt sưng to

  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm tụ cầu, mụn nhọt, mụn mủ hoặc các dạng viêm da chứa chất dịch khác;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và gel diệt khuẩn có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn;
  • Tắm mỗi ngày với xà phòng diệt khuẩn;
  • Không sử dụng chung khăn mặt, khăn tắm hoặc khăn trải giường với các thành viên khác trong gia đình;
  • Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khi bạn đã chạm vào mụn nhọt;
  • Không bóp, nặn, chọc hoặc tác động lên nốt mụn;
  • Giữ cho các bề mặt bạn thường xuyên chạm vào sạch sẽ, chẳng hạn như tay nắm cửa, bồn cầu, bồn tắm và các bề mặt khác trong gia đình;
  • Băng kín nốt mụn nhọt để tránh nhiễm khuẩn, đặc biệt là khi mụn nhọt đã vỡ ra.

Tóm lại, mụn nhọt sưng to tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng và mau chóng hồi phục. Nếu tình trạng mụn nhọt không cải thiện hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android