Xạ Hình Xương

Tổng quan

Xạ hình xương thường được áp dụng để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về xương khớp.

Tổng quan

Xạ hình xương là một phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng được áp dụng phổ biến trong y khoa. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện để tìm ra tổn thương xương, ung thư di căn đến xương, theo dõi vấn đề nhiễm trùng và chấn thương xương. Bác sĩ cho biết, xạ hình xương giúp phát hiện ra vấn đề xương khớp sớm hơn vài tháng so với phương pháp chụp x-quang thông thường.

Phương pháp này được tiến hành bằng cách tiêm các đồng vị phóng xạ (chất đánh dấu) vào bên trong cơ thể rồi yêu cầu người bệnh chờ đợi trong vài giờ. Trong thời gian này, chất đánh dấu sẽ đi qua máu và vào xương.  Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị ghi hình để thu lại những bức xạ rồi chuyển thành hình ảnh. Hình ảnh xạ hình xương sẽ giúp bác sĩ tìm ra các tổn thương đang xảy ra bên trong xương.

Những khu vực hấp thụ ít hoặc không có chất đánh dấu sẽ biểu hiện trên hình ảnh dưới dạng các điểm tối và lạnh. Còn những khu vực phát triển hoặc sửa chữa xương diễn ra nhanh chóng thì sẽ hấp thụ nhiều chất đánh dấu hơn, lúc này chúng sẽ hiển thị trên hình ảnh dưới dạng điểm sáng hoặc nóng.

Xạ hình xương được xem là phương pháp duy nhất có thể đánh giá được các trạng thái sinh lý, chuyển hóa và trao đổi chất của hệ xương khớp. Phương pháp này có độ nhạy cảm cao (trên 95%), giúp sớm phát hiện ung thư di căn vào xương cũng như các chấn thương kín bên trong xương.

Xạ hình xương là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh
Xạ hình xương là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán bệnh

Tại sao nó được thực hiện

Đây là phương pháp xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp. Dưới đây là một số trường hợp thường được chỉ định chụp xạ hình xương bạn có thể tham khảo:

  • Bị đau nhức xương không rõ nguyên nhân hoặc chấn thương xương kín
  • Phát hiện ung thư xương nguyên phát hoặc ung thư di căn xương
  • Bị hoại tử vô mạch hoặc bệnh lý chuyển hóa (loãng xương, nhuyễn xương)
  • Phát hiện bệnh u xương, nang xương, viêm khớp nhiễm trùng, cốt tủy viêm,…
  • Theo dõi xương ghép, xác định vị trí chọc dò hoặc sinh thiết xương
  • Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị bằng hóa chất, phóng xạ, kháng sinh,,, của cơ thể

Nguy cơ

Giải đáp thắc mắc này chuyên gia cho biết, chụp xạ hình xương là phương pháp chẩn đoán khá lành tính và gần như không có ảnh hưởng đến cơ thể. Đồng vị phóng xạ được tiêm vào cơ thể sẽ nhanh chóng được đào thải ra ngoài trong khoảng 24 giờ và không để lại bất kỳ di chứng hay rủi ro nào. Chỉ những người bị dị ứng với thành phần của thuốc phóng xạ mới phải cẩn trọng khi thực hiện nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Đồng thời, xạ hình xương cũng không gây ra bất kỳ tai biến nào trong và sau khi chụp nên bạn không cần phải cách ly với những người xung quanh. Ở một số trường hợp sẽ có triệu chứng sưng đau tại vị trí kim đâm. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau đó.

Để quá trình chụp xạ hình xương có thể mang lại kết quả chính xác nhất, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về tư thế nằm chụp. Tuyệt đối không di chuyển trong quá trình chụp để hình ảnh cho ra có độ sắc nét và chính xác cao. Đồng thời, khi chụp xạ hình xương bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và đi tiểu nhiều lần trong 2 – 4 giờ trước khi chụp xạ hình xương để làm rỗng bàng quang. Nếu không thể uống đủ nước, bạn cần tiến hành truyền dịch. Tuyệt đối không để nước tiểu dính vào da hoặc quần áo, nếu có thì phải tắm rửa và thay quần áo.
  • Cởi bỏ tất cả các vật dụng có ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh như điện thoại di động, thắt lưng, vòng cổ, quần áo có khóa cúc cản chùm tia,…
  • Cần báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc xổ bari, thuốc pepto-bismol,… Thành phần dược tính trong các loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến kết quả chụp xạ hình xương.
  • Không thể chụp nếu mới chụp x-quang có cản quang trong vòng 24 giờ hoặc mới làm các xét nghiệm y học hạt nhân khác.
  • Nếu đang có thai hoặc nghi ngờ có thai, nên báo với bác sĩ trước khi chụp xạ hình xương. Chất đánh dấu phóng xạ cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Chất phóng xạ sau khi tiêm vào cơ thể cũng có thể đi vào sữa mẹ. Nếu đang cho con bú, mẹ cần dừng cho bé bú từ 1 – 2 ngày sau khi chụp xạ hình xương và vứt bỏ toàn bộ sữa tiết ra trong thời điểm này.

Chuẩn bị

Trước khi tiến hành chụp, người bệnh không cần phải nhịn ăn hay ngừng những hoạt động khác. Thay vào đó, bạn cần phải uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần trước khi chụp. Cách này có tác dụng làm trống bàng quang, giúp quan sát rõ xương chậu.

Sau đó, người bệnh cần phải cởi bỏ tất cả các đồ trang sức làm bằng kim loại trên cơ thể để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh thu được. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu cởi hết đồ trên người và cung cấp một vài miếng vải hoặc giấy để phục vụ cho quá trình chụp.

Thực hiện

Tiêm chất phóng xạ

Để có thể chụp, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất phóng xạ đánh dấu vào tĩnh mạch của người bệnh. Loại phóng xạ được sử dụng phổ biến là Tc-99m MDP với liều lượng ở người lớn là 20 – 30 mCi và trẻ em 5 tuổi là 0.2 – 0.3 mCi/kg.

Chất phóng xạ sau khi tiêm vào cơ thể sẽ phân bố đến khoang dịch ngoại bào và tập trung vào xương. Sau khi tiêm, người bệnh cần đợi từ 2 – 5 giờ để chất đánh dấu liên kết với xương rồi mới có thể tiến hành chụp xạ hình xương.

Ghi hình

Khi ghi hình, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm trên bàn, camera của máy chụp sẽ di chuyển chậm xung quanh cơ thể để ghi lại toàn bộ mặt trước và mặt sau của bộ xương toàn thân. Trong quá trình ghi hình, người bệnh cần phải di chuyển theo yêu cầu của bác sĩ hoặc kỹ thuật viên. Nếu không thì nên nằm im để hình ảnh chụp được rõ nét.

Thông thường, quá trình ghi hình sẽ diễn ra kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ. Kỹ thuật viên y học hạt nhân sẽ là người điều khiển máy chụp xạ. Còn bác sĩ x-quang và chuyên gia y học hạt nhân sẽ đảm nhận nhiệm vụ giải thích hình ảnh thu được.

Hình ảnh xạ hình xương thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường đang xảy ra tại xương
Hình ảnh xạ hình xương thu được sẽ giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề bất thường đang xảy ra tại xương

Đọc kết quả

Sau chụp, kết quả sẽ có trong khoảng hai ngày. Cách đọc kết quả như sau:

– Kết quả bình thường: Chất đánh dấu phóng xạ trải đều giữa các xương, không có khu vực tập trung quá nhiều hoặc quá ít chất phóng xạ.

– Kết quả bất thường:

  • Chất đánh dấu tập trung ở một khu vực xương nhất định (điểm nóng). Đây là dấu hiệu cho thấy xương gãy đang lành, ung thư xương, nhiễm trùng xương, viêm khớp hoặc bệnh chuyển hóa xương.
  • Chất đánh dấu ít xuất hiện hoặc không có tại một khu vực xương nhất định (điểm lạnh). Đây là dấu hiệu cho thấy một số loại ung thư xương hoặc thiếu máu cung cấp đến xương.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android