Xương Vai Cấu Tạo Ra Sao? Chức Năng Và Vấn Đề Hay Gặp

Xương vai có cấu trúc khá linh hoạt, giúp bạn có thể thực hiện các cử động một cách dễ dàng. Tuy nhiên, vùng xương vai rất dễ bị tổn thương do không có tính ổn định. Vì thế, bạn cần hiểu rõ cấu trúc của khớp vai cũng như các vấn đề thường gặp để có thể đưa ra biện pháp chăm sóc và phòng ngừa cho hợp lý.

Xương vai là phần xương lớn trên cơ thể và được cấu thành từ nhiều xương khác nhau
Xương vai là xương lớn trên cơ thể và được cấu thành từ nhiều xương khác nhau

Xương vai là gì? Chức năng của xương vai

Vai là khu vực kết nối cánh tay với thân mình. Xương vai không phải là một đoạn xương riêng lẻ mà là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ 3 loại xương là xương bả vai, xương cánh tay trên và xương đòn. Các loại xương này đã kết nối với nhau để tạo thành một hình tam giác, nằm ngay bên dưới cổ và kết nối với cơ thể. Vùng xương đòn được gắn vào khớp vai khá lỏng lẻo giúp chúng có thể di chuyển một cách linh hoạt.

Cấu tạo của xương và khớp ở vai đã cho phép vai có thể di chuyển trên một phạm vi khá lớn. Điều này đã giúp cho vai trở thành một trong những khớp linh động nhất trên cơ thể người. Chức năng chính của xương vai là tạo ra sự vận động của cơ thể bằng cách thực hiện các động tác như xoay, nâng lên phía trước hoặc sau, di chuyển 360 độ, đưa cánh tay ra khỏi cơ thể hoặc co lại.

Do khớp vai có tính linh hoạt cao nhưng lại kết nối khá lỏng lẻo nên không có tính ổn định và rất dễ bị chấn thương khi có ngoại lực tác động. Vì thế, phần xương vai sẽ gặp nhiều vấn đề bệnh lý hơn so với những vùng xương khác. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Cấu tạo xương vai ra sao?

Như được nhắc đến ở trên, xương vai được cấu thành từ ba loại xương chính là xương đòn, xương bả vai và xương cánh tay trên. Các xương này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên khớp vai, hỗ trợ vận động và giúp cánh tay có thể hoạt động một cách linh hoạt. Dưới đây là cấu tạo và chức năng của từng loại xương cụ thể cấu thành xương vai bạn có thể tham khảo:

+ Xương bả vai

Xương bả vai rất khó bị gãy vỡ do có cấu tạo khá chắc chắn
Xương bả vai rất khó bị gãy vỡ do có cấu tạo khá chắc chắn

Xương bả vai là một xương lớn trên cơ thể, chúng khá phẳng và hơi có hình tam giác. Vị trí của xương bả vai là nằm giữa xương cánh tay trên và xương đòn. Xương này nằm ở phía sau cơ thể. Bên trong xương chứa một số cơ bắp tay, gân cơ nhị đầu và hạch bạch huyết. 

Chức năng chính của xương bả vai là hỗ trợ thực hiện một số hoạt động hàng ngày và giúp chi trên hoạt động linh hoạt hơn. Sự co thắt xương bả vai sẽ hỗ trợ cơ ngực chuyển động về phía trước và phía sau. Độ cao và độ lõm của xương sẽ hỗ trợ vai di chuyển lên xuống.

Xương bả vai có cấu tạo tương đối chắc chắn nên rất hiếm khi xảy ra tình trạng gãy xương. Tuy nhiên, hệ thống dây chằng xung quanh xương bả vai lại rất dễ bị tổn thương, gây ra triệu chứng đau nhức nhẹ và hạn chế khả năng vận động.

+ Xương đòn

Xương đòn còn được gọi là xương quai xanh, chúng nằm ở giữa vai và đỉnh của lồng ngực. Chuyên gia cho biết, xương đòn có chiều dài khoảng 15cm và khá mỏng. Chức năng chính của xương đòn là nâng đỡ và giữ cánh tay cố định khi di chuyển ra xa cơ thể.

Xương đòn có kết cấu cong và có vị trí chính xác là ngay bên dưới xương sườn đầu tiên. Chúng hoạt động như một thanh chống giúp ổn định vai. Xương đòn ở nam giới thường to và dài hơn nữ giới. Đồng thời, xương đòn bên trái sẽ dài hơn và không khỏe bằng xương đòn bên phải.

Phạm vi chuyển động của xương đòn khá rộng nên rất dễ gây ra tình trạng trật khớp hoặc gãy xương. Đồng thời, chấn thương gãy xương đòn cũng rất dễ phát hiện thông qua việc quan sát bằng mắt thường do xương đòn nằm ngay bên dưới da. 

Xương đòn còn được biết đến chính là phần xương quai xanh nhổ ra ở hai bên cổ
Xương đòn chính là phần xương quai xanh nhô lên trên ở hai bên cổ

+ Xương cánh tay trên

Xương cánh tay trên được xác định là phần xương nằm giữa vai và xương khuỷu tay. Xương này gồm có 3 phần chính là xương gân vai, trục xương và xương xa vai. Dựa vào cấu trúc và chức năng mà xương cánh tay được xếp vào nhóm xương dài, vì thế mà chúng rất dễ bị gãy khi thực hiện phản xạ chống đẩy. 

Chức năng chính của xương cánh tay trên là thực hiện các động tác như xoay khớp vai, đưa tay ra khỏi cơ thể và hạ tay trở về, di chuyển cánh tay về phía trước hoặc sau, duỗi thẳng hoặc uốn cong khuỷu tay. Gãy xương cánh tay là vấn đề thường gặp tại khu vực này. Tình trạng này rất dễ xảy ra do chấn thương, tai nạn, chống đỡ khi bị tấn công,.. 

Vấn đề thường gặp tại xương vai

Vai có cấu trúc khá phức tạp và có độ cơ động cao nên rất dễ bị chấn thương và phát sinh bệnh lý. Khi xuất hiện triệu chứng bất thường tại xương vai, bạn cần thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp tại xương vai mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Gãy xương

Khi bị gãy xương, người bệnh phải đối mặt với triệu chứng viêm sưng và đau nhức khá khó chịu. Đồng thời, phạm vi hoạt động của vai cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Ở một số trường hợp, gãy xương vai còn có thể gây biến dạng xương. Một số loại gãy xương vai thường gặp là:

Xương đòn bị gãy là dạng chấn thương xảy ra khá phổ biến
Xương đòn bị gãy là dạng chấn thương xảy ra khá phổ biến

+ Gãy xương đòn: Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn tuổi và trẻ sơ sinh. Nguyên nhân gây gãy xương đòn thường gặp là té ngã, chơi các bộ môn thể thao tiếp xúc, tai nạn xe,… Một số triệu chứng bạn phải đối mặt khi bị gãy xương đòn là bầm tím da ở khu vực xương đòn, sưng đau ở khu vực xung quanh, biến dạng xương với những trường hợp gãy xương nặng, căng cứng vai,…

+ Gãy xương gần cánh tay trên: Đây là tình trạng gãy xương ở vùng đỉnh của xương cánh tay hoặc ngay bên dưới vai. Loại gãy xương này xảy ra khá phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nguy cơ gãy xương sẽ tăng lên theo độ tuổi do cơ thể suy yếu hoặc mật độ xương bị suy giảm. Chuyên gia cho biết, gãy xương gần cánh tay trên có thể tự điều chỉnh bằng cách bó bột, hạn chế hoạt động,… mà không cần phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ thực hiện với những trường hợp gãy xương gây dịch chuyển xương lớn hoặc tổn thương đến sụn khớp.

+ Gãy xương bả vai: Gãy xương bả vai thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi từ 25 – 45. Đây là dạng chấn thương không phổ biến, chỉ chiếm từ 3 – 5% trên tổng số ca bị gãy xương vai. Gãy xương bả vai thường xảy ra sau khi bạn bị tai nạn xe cơ giới hoặc chấn thương sau va chạm trực tiếp. Đồng thời, tình trạng này còn có thể gây ra một số chấn thương có liên quan khác như chấn thương thần kinh, gãy xương sườn, chấn thương phổi,…

Trật khớp vai

Trật khớp vai là hiện tượng xương cánh tay bị trật ra khỏi vị trí ban đầu, đây là một dạng chấn thương xảy ra khá phổ biến. Khi bị trật khớp vai bạn phải đối mặt với các triệu chứng như vai bị biến dạng rõ rệt, sưng và bầm tím da, đau nhức dữ dội, không thể cử động khớp,… Ở một số trường hợp sẽ gây tê yếu hoặc ngứa ran ở vị trí bị tổn thương. Nếu cơ vai bị co thắt sẽ khiến triệu chứng đau nhức trở nên tồi tệ hơn.

Hình ảnh khớp vai bị trật ra khỏi vị trí ban đầu sau chấn thương
Hình ảnh khớp vai bị trật ra khỏi vị trí ban đầu sau chấn thương

Một số nguyên nhân gây trật khớp vai thường gặp là chấn thương khi chơi các bộ môn thể thao tiếp xúc, bị té ngã do trượt tuyết hoặc trượt băng, tai nạn xe cộ, ngã cầu thang,.. Khi nghi ngờ bản thân bị trật khớp vai, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Hầu hết các trường hợp bệnh đều có thể cải thiện chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, khớp vai sau khi bị trật sẽ không còn ổn định và dễ bị trật lại trong tương lai.

Xương vai nhô cao

Đây là một dạng tổn thương bẩm sinh xảy ra không quá phổ biến. Lúc này, xương bả vai sẽ nhô cao hơn so với bình thường gây ra sự chênh lệch giữa vai phải và vai trái. Mức độ chênh lệch có thể dao động từ 2 – 10cm. Khi mắc phải hội chứng này, bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng cách tập vật lý trị liệu hoặc thực hiện bài tập phục hồi có dụng cụ hỗ trợ. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật thẩm mỹ sẽ được chỉ định thực hiện.

Các vấn đề khác

Mắc phải một số bệnh lý xương khớp cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của vai. Các bệnh lý đó là viêm khớp quanh vai, thoái hóa khớp vai, viêm khớp dạng thấp, hội chứng chạm mỏm cùng vai, rạn xương,… Khi có dấu hiệu của các bệnh lý này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu chủ quan, tổn thương tại vai sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, phát sinh biến chứng và ảnh hưởng đến khả năng vận động của vai sau này.

Phòng ngừa chấn thương tại xương vai

Tốt nhất, bạn nên giữ cho xương vai khỏe mạnh để có thể thực hiện các hoạt động sống một cách bình thường. Nếu xương vai bị chấn thương, khả năng vận động của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể và gây ra rất nhiều phiền toái. Vì thế, bạn nên có các biện pháp chăm sóc sức khỏe vai cho phù hợp, giúp phòng ngừa các chấn thương không mong muốn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh gây tổn thương đến xương vai và khớp vai
Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh gây tổn thương đến xương vai và khớp vai
  • Khi ngồi làm việc, nên sử dụng ghế có tựa lưng để hỗ trợ cho lưng và vai. Chú ý ngồi đúng tư thế và giữ thẳng cột sống để phòng ngừa các vấn đề về xương khớp.
  • Nên nghỉ ngơi và đứng lên di chuyển sau mỗi giờ làm việc. Cách này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu đến xương khớp và hỗ trợ chữa lành tổn thương nếu có.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi giúp khớp vai có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, phòng ngừa tình trạng thoái hóa xảy ra. Tuyệt đối không cử động vai quá mức. Nếu đặc thù công việc phải cử động vai nhiều, bạn nên lên kế hoạch tập luyện sao cho hợp lý.
  • Những người có tính chất công việc phải khuân vác vật nặng, hãy thực hiện đúng kỹ thuật và nên sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ. Khi nâng vật nặng, cần giữ thẳng lưng và uốn cong đầu gối để tránh các chấn thương không mong muốn.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức mạnh cơ và xương vai. Chú ý, nên tập luyện với cường độ phù hợp, không tập luyện gắng sức gây tổn thương đến hệ xương khớp.

Xương vai là vùng xương lớn nhất trên cơ thể. Chức năng chính của xương vai là hỗ trợ chuyển động cánh tay và thực hiện một số vận động cơ bản của con người. Bạn có thể giữ vai luôn khỏe mạnh để duy trì khả năng vận động bằng cách hoạt động chính xác và thực hiện các bài tập tăng cường. Nếu vùng xương vai có dấu hiệu chấn thương hoặc khởi phát bệnh lý, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android