Trật Khớp Vai

Tổng quan

Trật khớp vai khiến vùng khớp vai bị biến dạng kèm theo triệu chứng sưng to và đau nhức rất khó chịu. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần có biện pháp xử lý đúng cách càng sớm càng tốt. Thông thường, tình trạng này sẽ được cải thiện bằng rất nhiều cách khác nhau như chăm sóc tại nhà, dùng thuốc giảm đau, nắn chỉnh khớp, phẫu thuật,...

Định nghĩa

Trên cơ thể người, khớp vai là một trong những khớp lớn và có khả năng di động nhất. Chính vì thế, khớp vai là khu vực rất dễ bị chấn thương khi bạn tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Đây là một trong những dạng chấn thương thường gặp nhất. Trật khớp vai còn được gọi với cái tên khác là sai khớp vai, đây là hiện tượng xương cánh tay trên bị lệch khỏi ổ cắm hình chén. Lúc này, mặt khớp giữa ổ chảo xương bả vai và chỏm xương cánh tay sẽ bị lệch hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Điều này đã khiến cho toàn bộ hoặc một phần của xương cánh tay bị lệch khỏi vị trí ban đầu.

Trật khớp vai khiến khu vực bị tổn thương trở nên sưng tấy, đau đớn dữ dội, biến dạng và kém linh hoạt. Đồng thời, tình trạng này còn gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh như cơ, dây chằng, gân,... Với những trường hợp nghiêm trọng, trật khớp vai có thể gây ra tình trạng rách sụn. Dựa vào mức độ tách rời của xương chỏm cánh tay trên so với ổ chảo mà y khoa chia tình trạng trật khớp vai thành 3 dạng cơ bản sau đây:

  • Trật ra trước: Đây là kiểu trật khớp vai thường gặp nhất, chiếm khoảng 95% trường hợp. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra đi kèm theo một số tổn thương nghiêm trọng tại khớp như rách sụn viền, gãy ổ chảo hoặc chỏm xương cánh tay, tổn thương dây thần kinh.
  • Trật ra sau: Kiểu trật khớp vai này chỉ chiếm khoảng 5% trường hợp. Khi bị trật khớp ra sau bạn phải đối mặt với một số tổn thương đi kèm như gãy mấu động xương cánh tay, gãy cổ phẫu thuật, tổn thương Hill Sachs,...
  • Trật xuống dưới: Đây là kiểu trật khớp vai ít gặp nhất. Bạn có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số tổn thương nghiêm trọng như rách bao khớp, tổn thương thần kinh, tổn thương chóp xoay,...

Trật khớp vai là tình trạng có thể cải thiện nhanh chóng bằng các biện pháp bảo tồn. Nhưng với những trường hợp nặng, nếu không được can thiệp đúng cách và kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng như tổn thương thần kinh và mạch máu, vỡ bờ ổ chảo, rách mô tăng cường, dễ tái phát chấn thương vai.

Hình ảnh

Triệu chứng và nguyên nhân

Triệu chứng

Trật khớp vai là tình trạng rất dễ nhận biết thông qua việc quan sát bằng mắt thường. Một số triệu chứng điển hình mà bạn phải đối mặt như:

  • Khớp sai lệch khiến ổ khớp bị biến dạng rất rõ ràng. Lúc này, khớp vai sẽ bị lệch về phía dưới, phía trước hoặc phía sau.
  • Vùng da bao quanh khớp bị sưng tấy, đỏ ửng và bầm tím nghiêm trọng.
  • Khớp vai trở nên suy yếu và bị đau nhức ở mức độ nghiêm trọng khiến bạn không thể thực hiện các động tác di chuyển khớp một cách bình thường.
  • Có cảm giác tê bì hoặc ngứa ran kéo dài từ vai xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay
  • Nếu cơ vai bị co thắt, mức độ đau nhức sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên Nhân

Khớp vai có khả năng di động rất tốt và có thể xoay chuyển theo nhiều chiều hướng khác nhau, chính điều này đã khiến cho chúng dễ bị tổn thương và trật ra khỏi vị trí ban đầu. Dựa vào yếu tố tác động mà tình trạng trật khớp vai có thể xảy ra một phần hoặc hoàn toàn. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể là biến chứng của tình trạng kéo căng hoặc rách mô xơ liên kết với xương vai.

Thông thường, trật khớp vai sẽ xảy ra sau khi khớp vai phải chịu tác động từ một lực rất mạnh. Ví dụ như kéo căng đột ngột, bị đánh đột ngột, xoay khớp vai quá mức,... Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn:

  • Ngã: Té ngã khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp vai thường gặp nhất. Trật khớp vai ra trước sẽ xảy ra khi bạn bị ngã trong tư thế tay đưa ra sau, dang ngang hoặc xoay ra ngoài, khuỷu tay chống xuống nền cứng,... Nhưng nếu bạn bị ngã trong tư thế tay kép, tay đưa ra trước hoặc bàn tay chống xuống nền thì sẽ gây ra tình trạng trật khớp ra sau.
  • Chấn thương: Trật khớp vai cũng có thể xảy ra khi bạn bị chấn thương khớp vai do chơi các bộ môn thể thao tiếp xúc hoặc thể thao mạo hiểm. Ví dụ như bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ, trượt tuyết,... Ngoài ra, chấn thương khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp vai. Ví dụ như bị đánh hoặc tai nạn xe cơ giới.

Yếu tố nguy cơ

Những đối tượng dễ bị trật khớp vai có thể kể đến là:

  • Nam giới trưởng thành hoặc trong độ tuổi thiếu niên.
  • Hoạt động thể chất với tần suất nhiều và cường độ cao.
  • Tiền sử chấn thương mô mềm ở vùng khớp vai.

Phòng ngừa

Trật khớp vai xảy ra khi có lực mạnh tác động vào khớp vai một cách đột ngột. Để phòng ngừa tình trạng này thì bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Cẩn thận khi tham gia các hoạt động sống hàng ngày như di chuyển, chơi thể thao,... để tránh bị té ngã dẫn đến trật khớp vai. Hạn chế di chuyển trên sàn nhà bị ướt hoặc trơn trượt. Với người lớn tuổi, nếu đang gặp vấn đề về mắt nên tiến hành kiểm tra mắt định kỳ và trao với bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa té ngã.
  • Tránh làm các công việc nguy hiểm hoặc chơi các bộ môn thể thao tiếp xúc dễ gây té ngã. Tốt nhất, bạn nên mặc đồ bảo hộ mỗi khi chơi thể thể thao, không đứng trên vật dụng trơn trượt, sử dụng thêm lót sàn nhà, không gian sinh hoạt nên đảm bảo đủ ánh sáng,...
  • Nên chăm sóc khớp vai đúng cách, tránh để tình trạng trật khớp vai tái phát trở lại. Bạn có thể cải thiện sức khỏe cũng như phạm vi chuyển động của vùng khớp vai bằng các cách như vận động nhẹ nhàng, thực hiện các bài tập phục hồi chức năng,... Để đảm bảo an toàn, bạn nên tiến hành tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi bị trật khớp vai, bạn cần tiến hành sơ cứu đúng cách, tránh để tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Sau đó, nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Để đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ trật khớp vai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm hình ảnh. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là hướng dẫn xử lý và điều trị trật khớp vai bạn có thể tham khảo:

Sơ cứu tại chỗ

Sơ cứu tại chỗ đúng cách nhằm mục đích ngăn ngừa tổn thương tại khớp trở nên tồi tệ hơn và giảm nhẹ triệu chứng đau nhức tại khớp. Bạn có thể tiến hành sơ cứu theo hướng dẫn bên dưới đây:

  • Giữ yên vị trí bị tổn thương: Khi khớp vai bị chấn thương bạn nên cố định khớp vai, tuyệt đối không cố gắng di chuyển nó hoặc đưa khớp trở về vị trí cũ. Điều này có thể gây tổn thương đến các mô mềm xung quanh như mạch máu, dây thần kinh, dây chằng,...
  • Chườm đá: Bạn có thể tiến hành chườm lạnh để cải thiện triệu chứng đau nhức và viêm sưng tại vùng khớp vai bị tổn thương. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần bọc vài viên đá lạnh trong một miếng vải sạch rồi chườm lên khu vực bị tổn thương trong khoảng 20 phút là được.
  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn: Với những trường hợp đau nhức ở mức độ nghiêm trọng và không thể cải thiện bằng phương pháp chườm lạnh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện. Thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh chóng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn không được quá lạm dụng loại thuốc này để tránh gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan tiêu hóa.

Điều trị y tế

Sau khi khớp vai đã được sơ cứu, bạn không tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Một số phương pháp điều trị trật khớp vai thường được áp dụng trong y khoa là:

  • Nắn chỉnh: Đây là phương pháp điều trị trật khớp vai được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, việc nắn chỉnh cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh gây tổn thương mô. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để làm mềm cơ rồi tiến hành nắn cơ nhẹ nhàng giúp đưa khớp trở về vị trí ban đầu. Hiện tại, y khoa có rất nhiều phương pháp nắn chỉnh điều trị trật khớp vai như Stimson, Hippocrates, Traction Countertraction, Kocher,... Dựa vào tình trạng trật khớp mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp nắn chỉnh cho phù hợp.
  • Phẫu thuật: Bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật với những trường hợp trật khớp vai gây rách mô, tổn thương dây thần kinh, yếu khớp vai,.... Phẫu thuật nhằm mục đích sửa chữa tổn thương, ngăn ngừa các biến chứng không mong muốn và phòng ngừa tái phát trật khớp vai trong tương lai. Dựa vào mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ yêu cầu mổ mở hoặc mổ nội soi, trong đó mổ nội soi sẽ được chỉ định thực hiện nhiều hơn. Mổ hở chỉ được thực hiện khi cần phải di chuyển khớp vai trở về vị trí cũ. Trước khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được gây mê để giảm cảm giác đau đớn và giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Sau khi điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng cần chăm sóc khớp đúng cách để quá trình phục hồi khớp diễn ra tốt hơn và tránh các rủi ro không mong muốn.

  • Chườm đá, chườm nóng: Tiến hành chườm đá hoặc chườm nóng để làm dịu cảm giác đau nhức sau phẫu thuật. Tốt nhất, bạn nên tiến hành chườm đá trước rồi tiến hành chườm nóng sau. Chườm đá có tác dụng làm dịu cảm giác đau đớn và sưng viêm. Thời gian chườm đá chỉ nên kéo dài tối đa 20 phút/lần. Sau 2 - 3 ngày chườm đá, khi triệu chứng đau nhức và sưng viêm đã được cải thiện thì bạn có thể tiến hành chườm nóng để làm thư giãn cơ.
  • Duy trì phạm vi chuyển động của vai: Sau khi điều trị, người bệnh nên thực hiện các vận động nhẹ nhàng để duy trì phạm vi chuyển động của vai. Cách này có tác dụng tăng cường sức mạnh vai, đẩy lùi tình trạng căng giãn mô và cải thiện lại khả năng vận động. Nếu bạn không vận động khớp vai trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng cứng khớp, khiến việc thực hiện các cử động thông thường gặp nhiều khó khăn.
  • Bất động vai: Sau điều trị, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đai hoặc nẹp dựa vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Mục đích của việc mang nẹp là cố định vai, hạn chế các cử động tại khớp vai, tránh để tổn thương trở nên tồi tệ hơn và hỗ trợ phục hồi tổn thương. Thông thường, việc bất động khớp sẽ được chỉ định thực hiện sau khi bạn tiến hành nắn chỉnh khớp hoặc phẫu thuật khớp.
  • Tránh các tác động gây đau: Không nên thực hiện các cử động tại khớp khiến triệu chứng đau nhức bùng phát trở lại và làm cho tổn thương trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như nâng vật nặng, hoạt động trên cao,... Tốt nhất, bạn không nên thực hiện các vận động này cho đến khi tổn thương được chữa lành hoàn toàn.

Hầu hết các trường hợp trật khớp vai đều có tiên lượng tốt. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì có thể phục hồi hoàn toàn sau khoảng 3 - 6 tháng điều trị bảo tồn và 1 - 2 năm sau điều trị ngoại khoa. Với những trường hợp nặng gây tổn thương đến mạch máu và thần kinh thì thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Chuyên gia cho biết, nếu tình trạng trật khớp vai được xử lý muộn sẽ có nguy cơ tái phát cao và gây ra nhiều khó khăn cho việc điều trị.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Bong gân:

  • Định nghĩa: Bong gân xảy ra khi cơ hoặc gân bị căng đến mức độ vượt quá giới hạn bình thường, nhưng chưa gây tổn thương nặng.
  • Triệu chứng: Đau nhẹ hoặc mức độ đau vừa, sưng, có thể có một ít bầm tím.
  • Nguyên nhân: Thường xảy ra do chấn thương nhẹ, vận động quá mức, hoặc đột ngột thay đổi hướng cử động.

Trật khớp:

  • Định nghĩa: Trật khớp xảy ra khi hai đầu xương trong khớp mất liên kết với nhau.
  • Triệu chứng: Đau mạnh, sưng, khả năng di động giảm, có thể cảm nhận sự không ổn định trong khớp.
  • Nguyên nhân: Thường liên quan đến chấn thương nặng, tai nạn hoặc tác động mạnh đến khớp.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android